Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Tuần 15

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Tuần 15

VĂN HỌC

Chiếc lược ngà

( Trích )

 Nguyễn Quang Sáng

I. Mục tiêu cần đạt :

Giúp HS:

- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện.

- Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.

- Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong một truyện ngắn.

II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả - tác phẩm

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 412Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :  /  /  Ngày dạy :  / / .
Tuần 15: Bài 14-15
Tiết 71+72:
Văn học
Chiếc lược ngà
( Trích )
	Nguyễn Quang Sáng
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS:
Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện.
Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong một truyện ngắn.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả - tác phẩm 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Tác giả - tác phẩm :
Nêu một số nét về tác giả? (SGK)
Tác giả :
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932.
Quê quán: Huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Tham gia kháng chiến chống Pháp.
1954 tập kết ra Bắc, viết văn.
Kháng chiến chống Mỹ ông về Nam Bộ tiếp tục kháng chiến, viết văn,
Ông viết nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim, đề tài chính: cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ.
H. Tác phẩm “Chiếc lược ngà” ra đời trong hoàn cảnh nào ?
H. Nêu vị trí của đoạn trích trong SGK ?
2.Tác phẩm : 
- Tác phẩm viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam bộ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được đưa vào tập truyện cùng tên.
Đoạn trích thuộc phần giữa truyện.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đọc - tóm tắt tác phẩm - chú thích 
II. Đọc - tóm tắt - chú thích :
G. Hướng dẫn cách đọc :
- Kết hợp đọc và kể tóm tắt , xong một lần lại tóm tắt toàn bộ đoạn trích bằng một đoạnv ăn ngắn .
- Chú ý giọng kể của tác giả : trầm tĩnh , cảm động , hơi buồn ; những đoạn văn miêu tả tâm trạng của bé Thu , của anh Sáu , những câu đối thoại ngắn của nhân vật cần chọn giọng đọc với giọng điệu phù hợp .
- GV và HS nối nhau đọc , kể một lần .
1. Đọc - kể tóm tắt :
* Tóm tắt phần đầu tác phẩm :
 Trên đường cùng đoàn cán bộ đi công tác, ông Ba (tên người kể chuyện) được cô giao liên rất trẻ dẫn đường, đó là tuyến đường bọn địch lùng quét rất gắt gao.
 Hành lý và tư trang ông Ba mang theo chỉ có tài liệu và một kỷ vật của người bạn gửi ông trước lúc hy sinh, 1 cây lược bằng ngà voi nhờ ông đem về trao tận tay cho người con gái. 
* Tóm tắt đoạn trích :
 Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến mãi đến khi con gái lên 8 tuổi ông mới có dịp về nhà thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cho ông không còn giống với người trong ảnh chụp mà em biết, cho nên em đối xử với ba như người xa lạ.
Đến lúc Thu nhận ra ba, tình cảm cha con thức dậy thật mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi.
ở nơi căn cứ, người cha giành hết tình cảm thương nhớ, yêu quý con vào việc làm một chiếc lược ngà để tặng cho cô con gái bé bỏng.
Trong một trận càn ông đã hy sinh, trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao chiếc lược ngà cho bạn.
G. Kiểm tra việc tìm hiểu chú thích của học sinh bằng phương pháp đàm thoại .
3. Chú thích :
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản 
III. Tìm hiểu văn bản :
H. Văn bản này sử dụng phương thức biểu đạt nào ? Có sự tham gia của phương thức biểu đạt nào khác ?
* Phương thức biểu đạt chính : tự sự 
 Ngoài ra có sự tham gia của các yếu tố : miêu tả , lập luận như là các yếu tố bổ sung .
H. Theo em , ai là nhân vật chính trong văn bản này ? Vì sao em xác định như thế ?
* Nhân vật chính : cả ông Sáu và bé Thu 
 Vì câu chuyện về tình cảm cha con xoay quanh hai nhân vật này từ đầu đến cuối chuyện.
H. Tên truyện “Chiếc lược ngà” có liên quan như thế nào đến nội dung câu chuyện ?
* Chiếc lược ngà là cầu nối tình cảm hai cha con ông Sáu .
 Chiếc lược ngà là kỉ vật cuả người cha vô cùng yêu con để lại cho con trước lúc hi sinh 
H. Xác định ngôi kể ? Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể ?
* Ngôi kể : ngôi thứ nhất - đặt vào nhân vật anh Ba .
 Tác dụng : tăng độ tin cậy và tính trữ tình của câu chuyện .
H. Trong đoạn trích tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc cảm động tình cảm cha con của ông Sáu?
HS thảo luận, trả lời.
* Bố cục : 
- Tình huống 1: Cuộc gặp gỡ của 2 cha con sau 8 năm, con không nhận cha, khi bé Thu nhận ra sự thật thì cha lại phải chia tay .
 Tình huống này có thể chia làm hai đoạn nhỏ:
a) Tình trạng cha con anh Sáu trước buổi chia tay .
b) Buổi chia tay đầy nước mắt .
- Tình huống 2: ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm làm cây lược tặng con. Lúc sắp hy sinh ông chỉ kịp trao đồng đội chiếc lược nhờ chuyển cho con gái.
(Phân tích tình cảm của bé Thu trong tình huống 1)
Tình cảm của bé Thu với cha.
Thái độ của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha:
H. Hãy tìm chi tiết thể hiện tâm trạng của bé Thu trước và sau khi nhận ra cha. Từ đó có thể thấy được tình cảm của bé Thu đối với cha như thế nào?
- Nghe gọi giật mình – tròn mắt nhìn.
- Nó ngơ ngác lạ lùng.
- Con bé thấy lạ quá  muốn hỏi đó là ai?
- Mặt nó bỗng tái đivụt chạykêu thét lên: Má! má!
H. Gặp lại con sau tám năm xa cách, ông Sáu đã vô cùng mừng rỡ, ông dường như không kìm nén nổi nỗi lòng mình khi nhìn thấy đứa con. Tìm chi tiết miêu tả tình cảm của ông Sáu lúc gặp con?
- Cái tình cha con cứ nôn nao.
- Không thể chờ xuồng cập bến  nhún chân, nhảy tót lên.
- Bước vội vàngkêu toThu! Con.
- Vết thẹo dài đỏ ửng, giần giật
H. Sự xuất hiện của ông Sáu khiến cho bé Thu phản ứng như thế nào? Phản ứng ấy của Thu làm em thấy bất ngờ không? Tìm chi tiết cho thấy rõ điều đó.
HS phát hiện, thảo luận
- Sự xuất hiện của ông Sáu khiến bé Thu ngờ vực. Nó sợ hãi, lảng tránh ông. Chứng kiến phản ứng của Thu trước sự vồ vập của cha, ông Sáu bất ngờ, không hiểu vì sao bé lại có thái độ như vậy.
H. Thái độ của anh Sáu như thế nào trước điều bất ngờ ấy ?
- Anh đứng sững lại đó nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lạihai tay buông xuống như bị gãy”.
H.Tìm chi tiết chứng minh thái độ của bé Thu trước khi nhận cha .
Trong suốt mấy ngày mặc cho ông Sáu tìm mọi cách vỗ về, gần gũi con bé, nhưng nó vẫn xa lánh.
- Anh vỗ về: con bé đẩy ra.
- Anh mong con gọi ba: con bé chẳng gọi.
- Mẹ bảo gọi ba ăn cơm: nó gọi trống không.
- Nồi cơm to đang sôi: nó không nhờ chắt nước.
- Ông Sáu gắp cho cái trứng cá: nó hắt ra.
- Ông Sáu tát nó một cái: nó oà khóc bỏ sang bà ngoại.
H. Theo em, đó là một em bé như thế nào? Vì sao em không gọi ba, việc làm ấy có đáng trách không?
-> Gan lì, ương bướng, cương quyết.
 Em bé là người có cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc chân thật dành cho ba. Em chỉ nhận khi biết chắc đó là ba mình.
Thái độ hành động của Thu khi nhận ra cha.
H. Tóm tắt đoạn truyện này ?
Sau khi sang bà ngoại được bà giải thích, Thu hiểu ra vì sao ba có cái thẹo dài trên mặt, sự nghi ngờ trong em được giải toả.
Trạng thái ân hận nuối tiếc.
Nó nằm im lăn lộn, thỉnh thoảng thở dài như người lớn, cũng vì thế mà vào buổi sáng lúc ông Sáu chia tay mọi người ra đi, con bé trở về thì ba nó đã phải đi rồi.
Tình cha con sâu nặng của ông Sáu.
H. Tìm những chi tiết sự việc ở phần hai thể hiện tình cảm của ông Sáu với con ?
- Nỗi ân hận day dứt vì đã lỡ đánh con.
- Những đêm rừng, nằm trên võngnhớ conanh cứ ân hận, nỗi khổ tâm đó cứ dày vò anh.
- Lời dặn của đứa con lúc chia tay “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!” đã thúc đẩy ông làm 1 cây lược bằng ngà cho con bé mới được.
H. Em có nhận xét gì về những chi tiết này?
-> Những chi tiết chân thực, bộc lộ rõ tình cảm cảm xúc của người cha lúc xa con. Càng nhớ thương con càng xót xa ân hận vì đã lỡ đánh con và lời dặn dò ngây thơ của đứa con bé bỏng cứ vang lên trong tâm khảm - khiến người cha trăn trở - không yên. Dường như lúc nào ông cũng nghĩ đến điều đó, chính tình cảm dành cho con đã thôi thúc ông thực hiện bằng được lời hứa.
H. Khi tìm được khúc ngà voi, ông Sáu có những biểu hiện tình cảm, cảm xúc như thế nào?
Vì sao ông lại có cảm xúc như vậy?
- Khi tìm được khúc ngà voi, ông Sáu hớt hải chạy về, “tay càm khúc ngà đưa lên khoe tôi, mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”.
Ông Sáu vô cùng sung sướng, vui mừng vì ông đã có thể thực hiện được lời hứa với đứa con bé bỏng mà ông vô cùng thương nhớ.
Việc ông sắp làm không phải là cách ông thực hiện lời hứa mà điều chủ yếu là giúp ông giải toả nỗi ân hận vì đã lỡ đánh con, lại vừa giúp ông bày tỏ nỗi niềm thương nhớ đối với đứa con.
H. Hãy tìm những chi tiết bộc lộ tình cảm với con của ông Sáu khi ông làm cây lược ngà. Phân tích để thấy được tình cảm sâu sắc của ông.
- Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỷ mỉ và cố công như người thợ bạc
- Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “yêu nhớ tặng Thu con của ba”.
- Những đêm nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt
- Có cây lược, anh càng mong gặp lại con: Người cha dồn hết tình cảm yêu thương mong nhớ đứa con vào làm cây lược, món quà cho con mà ông đã hứa.
 Ông đã làm cây lược bằng sự tập trung cao độ, dường như mỗi chiếc răng lược, mỗi hàng chữ khắc trên sống lưng lược đều là hiện thân tình cảm của ông đối với con.
G. Chiếc lược ngà ông làm đã trở thành vật quý giá thiêng liêng với ông, nó đã làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến nhớ thương mong đợi của người cha với đứa con xa cách. 
 Nhưng rồi một tình cảm đau thương đã xảy ra:Trong một trận càn của kẻ thù, ông Sáu đã hy sinh khi chưa kịp trao cây lược ngà (món quà của ông) cho cô con gái bé bỏng.
H. Có ý kiến cho rằng đây là một đoạn văn xúc động nhât trong đoạn trích này, em có đồng ý không? Vì sao?
- Đồng ý, bởi vì: Nó thể hiện tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong hoàn cảnh chiến tranh ngặt nghèo, nhiều éo le, gian khổ.
- Chiến tranh luôn đồng nghĩa với đau thương mất mát, nhưng điều quý giá nhất trong cái mất mát đó là tình cha con, tình cảm muôn thuở có tính nhân bản bền vững, vừa cho ta thấy cụ thể nỗi đau mà con người phải gánh chịu bởi chiến tranh.
H. Hãy nhận xét tình cảm của ông Sáu dành cho con?
-> Tình cảm của ông Sáu dành cho con thật sâu nặng, tình cảm ấy bất diệt trước sự huỷ diệt tàn khốc của chiến tranh.
Hoạt động 4 : Tổng kết
IV. Tổng kết :
H. Điểm lớn nhất tạo ngôn ngữ hấp dẫn của truyện là gì?
1. Nghệ thuật :
- Xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ có những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lý.
- Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp.
H. Cách lựa chọn ngôi kể có hiệu quả như thế nào?
- Chủ động xen vào những ý kiến bình luận suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe: Ông Ba vừa là người chứng kiến câu chuyện, vừa là người trực tiếp tham gia vào câu chuyện. Lời kể vừa khách quan, vừa bộc lộ sâu sắccảm xúc ý nghĩ của nhân vật, làm cho câu truyện chở nên đáng tin cậy, người kể lại chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình.
H. Chi tiết chiếc lược ngà có vai trò như thế nào trong truyện?
- Chi tiết chiếc lược ngà có ý nghĩa nối kết các nhân vật trong tác phẩm, vừa là biểu hiện cụ thể của tình cảm ... ễn Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa)
2
Gián tiếp
Dẫn gián tiếp , tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật , có điều chỉnh cho thích hợp ; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép .
Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này , để dùi giắng lại ít lâu , xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu ; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác ; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ .
(Nam Cao - Lão Hạc)
Tuần 15: Bài 14-15
Tiết 74
Tiếng Việt
Kiểm tra 45’
I. Mục tiêu cần đạt : 
- Hệ thống hoá các kiến thức về tiếng Việt đã học trong học kì I .
- Rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong ciệc viết văn bản và trong giao tiếp xã hội .
II. Đề bài tham khảo :
Đề 1
Cho đoạn trích trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du :
“ Gần miền có một mụ nào
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh
Hỏi tên , răng “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê , rằng “Huyện Lâm Thanh cũng gần”
Mặn nồng một vẻ một ưa
Bằng lòng khách mới tuỳ cơ dặt dìu
Rằng : “Mua ngọc đến lam Kiều
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường ?”
Mối rằng : “Đáng giá nghìn vàng ,
Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài !” .
Trả lời các câu hỏi :
1) Trong đoạn đối thoại trên , nhân vật Mã Giám Sinh đã vi phạm phương châm hội thoại nào ? Vì sao ?
2) Những câu thơ nào đã sử dụng cách dẫn trực tiếp ? Nhờ những dấu hiệu nào mà em đã biết được đó là cách dẫn trực tiếp ?
3) Thống kê từ Hán Việt theo mẫu :
- Năm từ theo mẫu “viễn khách” : viễn + x
- Năm từ theo mẫu “tứ tuần” : tứ + x
- Năm từ theo mẫu “vấn danh” : vấn + x
Đề 2 
Cho đoạn văn trích trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long :
“Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng , bác lái xe quay sang nhà hoạ sĩ nói vội vã :
- Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian . Thế nào bác cũng thích vẽ hắn .
 Không hiểu sao nói đến đây , bác lái xe lại liếc cô gái . Cô gái bất giác đỏ mặt lên . Bác lái xe kể :
- Một thanh niên hai mươi bẩy tuổi ! Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu . Cách đây bốn năm , có hôm tôi cũng đang đi thế này chợt thấy một khúc thân cây chắn ngang đường , phải hãm lại . Một anh thanh niên ở đâu chạy đến , hè với tôi và khách đi xe đẩy khúc cây ra một bên cho xe đi . Hỏi ở đây mà ai đẩy cây ra giữa đường thế này , anh chỉ đỏ mặt . Thì ra anh mới lên nhận việc , sống một mình trên đỉnh núi , bốn bề chỉ cỏ cây và mây mù lạnh lẽo , chưa quen , thèm người quá , anh ta kiếm cớ dừng xe lại để gặp chúng tôi , nhìn trông và nói chuyện một lát . Kìa , anh ta kia .
 Những lời giới thiệu trước ấy làm nhà hoạ sĩ già xúc động mạnh khi nhìn thấy người con trai tầm vóc bé nhỏ , nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ . Ông không chú ý cô con gái cũng víu chặt vào vai ông , nửa vì tò mò , nửa vì để tự vệ chống lại một cái gì đó . Người con trai đưa cho bác lái xe một gói nhỏ :
- Cái gì thế này ? - Bác lái xe hỏi .
- Củ tam thất cháu vừa đào thấy . Cháu gửi bác gái ngâm rượu uống . Hôm nọ bác chả bảo bác gái vừa ốm dậy là gì ?” .
1) Cho biết trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng những từ ngữ xưng hô nào ? Nêu tác dụng cảu cách sử dụng từ ngữ xưng hô như vậy .
2) Câu “Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian .” có vi phạm phương châm về chất trong hội thoại hay không ? Vì sao ?
3) Thống kê các từ theo mẫu :
- Năm từ ghép đẳng lập gộp nghĩa : Mẫu “cây cỏ” .
- Năm từ ghép đẳng lập lặp nghĩa : Mẫu “bé nhỏ” .
Đề 3
Câu 1 : Vận dụng kiến thức đã học vè những biện pháp tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của hai câu thơ sau :
“Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời”
( Nguyễn Trãi - Bến đò xuân đầu trại)
Câu 2 : Cho đoạn đối thoại sau :
Trông thấy cô giáo , Nam chào rất to :
- Chào cô .
Cô giáo chào lại và hỏi :
 - Em đi đâu đấy ?
 - Em làm bài tập rồi - Nam đáp .
Phân tích mối quan hệ giữa các lời thoại trên với các phương châm hội thoại .
Câu 3 : Đặt 3 câu , trong mỗi câu đó có sử dụng một trong các phép tu từ sau :
- Một câu có sử dụng phép tu từ nhân hoá .
- Một câu có sử dụng phép tu từ so sánh .
- Một câu có sử dụng phép tu từ ẩn dụ .
Tuần 15: Bài 14-15
Tiết 75:
Văn học
Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
Trên cơ sở ôn tập, nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học (từ bài 10 đến bài 15) làm tốt yêu cầu của bài kiểm tra 1 tiết tại lớp.
Qua bài kiểm tra, GV đánh giá đợc kết quả của HS về tri thức, kỹ năng, thái độ, để có định hớng khắc phục những điểm còn yếu.
II.Hoạt động dạy học:
Đề bài
I. Phần trắc nghiệm :
 Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời mà em cho là đúng .
1. Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào năm nào ?
A. 1948
B. 1984
C. 1947
D. 1974
2. Bài thơ “Đồng chí” được viết theo thể nào ?
A. Thất ngôn bát cú đờng luật 
B. Tự do 
C. Lục bát 
D. Tám chữ 
3. Chủ đề của bài thơ “Đồng chí” là gì ?
A. Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp .
B. Tình đoàn kết gắn bó giữa hai anh bộ đội cách mạng .
C. Sự nghèo túng vất vả của những người nông dân mặc áo lính .
D. Vẻ đẹp của hình ảnh “đầu súng trăng treo” .
4. Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ :
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài , then đêm sập cửa .
A. So sánh 
B. So sánh và ẩn dụ 
C. Hoán dụ 
D. Phóng đại và tượng trưng 
5. Khổ thơ nào trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đẹp lộng lẫy như một bức tranh sơn mài về cảnh biển đêm ?
A. Khổ : Ta hát bài ca gọi cá vào 
B. Khổ : Cá nhụ , cá chim , cùng cá đé 
C. Khổ : Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng 
D. Khổ : Câu hát căng buồm cùng gió khơi 
6. Vì sao có thể xem bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” như một bài ca lao động đầy phấn khởi hào hùng ?
A. Nhịp điệu rộn ràng , náo nức .
B. Điệp từ hát , bài ca , câu hát được nhắc lại nhiều lần .
C. Những người đi ra biển đánh cá vừa đi vừa hát , vừa giăng lưới vừa hát gọi cá , khi trở về cũng hát vang .
D. Niềm vui phấn chấn trong lao động tự do , lao động tập thể của những người dân biển .
7. Vì sao tác giả Nguyễn Khoa Điềm lại tên cho bài thơ của mình là “Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ” ?
A. Đó là những lời mẹ ru con 
B. Đó là những lời ru của tác giả 
C. Đó là hai lời ru nối tiếp nhau : lời ru của tác giả và lời ru của mẹ ru con 
D. Những đoạn thơ - điệp khúc cấu trúc giống nhau , nhịp điệu giống nhau , chỉ khác nhau ít nhiều về nội dung .
8. Bà mẹ ru con trong bài thơ là người thuộc dân tộc nào ?
A. Vân Kiều 
B. Tây Nguyên
C. Tà Ôi 
D. Ê - đê
9. Trong lời ru con thứ ba , bà mẹ mơ cho con trai - cu Tai - điều gì ?
A. Mai sau con lớn vung chày lún sân 
B. Mai sau con lớn được thấy Bác Hồ
C. Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi 
D. Mai sau con lớn làm người tự do 
10. Hình ảnh mặt trời trong hai bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” và “Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ” có nghĩa giống nhau không ?
A. Gần giống nhau 
B. Không giống nhau 
C. Vừa giống vừa không giống 
D. Hoàn toàn giống nhau 
11. Vì sao “bếp lửa” lại trở thành hình ảnh “kì diệu , thiêng liêng” đối với nhà thơ Bằng Việt ?
A. Gắn với hình ảnh người bà cũng rất kì diệu và thiêng liêng .
B. Gắn với kí ức tuổi thơ cũng kì diệu và thiêng liêng .
C. Gắn với những tháng năm gian khổ mà vui thời kháng chiến chống Pháp .
D. Cả 3 ý trên .
12. Vì sao Nguyễn Duy lại “giật mình” khi nhìn vầng trăng im phăng phắc ?
A. Ân hận , tự trách mình đã sớm quên quá khứ - những ngày gian nan mà hào hùng thời đánh Mĩ.
B. Tự thấy mình bội bạc với những đồng đội đã hi sinh cho những ngày hoà bình , hạnh phúc hôm nay .
C. Lương tâm thức tỉnh , giày vò bản thân có đèn quên trăng , có mới nới cũ .
D. Cả 3 ý trên .
13. Người mẹ Tà-ôi trong “Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm có những tình cảm gì ?
A. yêu con thắm thiết .
B. Nặng tình thương dân làng , bộ đội .
C. Yêu quê hương , đất nước sâu sắc .
D. Cả 3 tình cảm trên .
14. Tình yêu làng sâu sắc của nhân vật ông Hai (trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân) được thể hiện ở những khía cạnh cụ thể nào ?
A. Nỗi nhớ làng da diết 
B. Đau đớn tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc 
C. Sung sướng , hả hê khi tin làng theo giặc được cải chính 
D. Tất cả các biểu hiện trên 
15. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào ?
A. Ông Sáu
B. Bé Thu 
C. Người bạn ông Sáu
D. Tác giả 
16. Nối A với B sao cho đúng :
Tên văn bản 
Năm sáng tác
1.Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
a.1969
2.Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)
b.1971
3.Bếp lửa (Bằng Việt)
c.1978
4.Đồng chí (Chính Hữu)
d.1963
đ.1948
e.1958
II. Phần tự luận : 
 Câu 1 : Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phạm Tiến Duật và “Bài thơ tiểu đội xe không kính” . 
Câu 2 : Cảm nhận của em hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc qua hai bài thơ “Bếp lửa” và “Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ” .
Câu 3 : Hãy chỉ ra các yếu tố tạo nên chất trữ tình của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
Đáp án và biểu điểm
Phần I : Trắc nghiệm (4 điểm)
Mỗi câu trắc nghiệm đúng học sinh được 0,25 điểm .
Phần II : Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm) :
Trình bày được những hiểu biết về tác giả Phạm Tiến Duật được 1 điểm .
Nêu lên được những hiểu biết về bài thơ “Tiểu đội xe không kính) 1 điểm .
Câu 2 (4 điểm) :
 Bài viết trình bày được những cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua hai bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt và “Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm. Mỗi ý đúng được 1 điểm .
Người phụ nữ Việt Nam dù là người Kinh hay người Thượng cũng đều hiền hậu , dịu dàng , hết lòng thương chồng thương con , thương cháu , chịu đựng , hi sinh vì gia đình , vì thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn dân .
Người bà trong bài thơ “Bếp lửa” hiện lên qua những kỉ niệm của đứa cháu ở xa , ngày ngày lụi hụi nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm , hết lòng chăm nom cháu để bố mẹ nó yên tâm công tác . Trong tình cảm của đứa cháu , hình ảnh và bếp lửa đã trở thành kì diệu , thiêng liêng .
Hình ảnh người mẹ trong bài thơ “Khúc hát ru” là hình ảnh người phụ nữ Tà-Ôi , chịu đựng gian khổ , nuôi con , góp phần đánh Mĩ ; luôn mơ cho con những giấc mơ đẹp  Hình ảnh người mẹ hiện lên qua những lời ru của tác giả và lời ru con của chính mẹ .
Câu 3 (thưởng 1 điểm) : 
 Học sinh chỉ ra được các yếu tố trữ tình của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” :
Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp , thơ mộng của Sa pa qua ngôn ngữ tạo hình đầy màu sắc và chất thơ .
Cuộc sống nồng nàn , ý vị của con người nơi đây .
Nhưng chất trữ tình chủ yếu toát lên từ nội dung truyện : cuộc gặp gỡ tình cờ để lại bao dư vị trong lòng mỗi người .Từ cuộc gặp gỡ này, hình ảnh anh thanh niên đã sáng ngời với phẩm chất của một con người mới :hiến dâng tấtcả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 15.doc