Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 75: Câu nghi vấn

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 75: Câu nghi vấn

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp hs nắm được thế nào là câu nghi vấn; đặc điểm và công dụng chính của câu nghi vấn; các hình thức nghi vấn thường gặp.

2. Rèn luyện kĩ năng: Dùng câu nghi vấn trong khi nói và viết

3. Khả năng tích hợp: Các văn bản văn của Ngô tất tố, Nam Cao , viết đoạn văn trong vb thuyết minh.

B/ CHUẨN BỊ:

 Giáo viên và học sinh soạn bài chu đáo ở nhà.

 Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi bài tập bổ trợ.

C/ LÊN LỚP:

1. On định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

2. Bài cũ: Dựa vào kiến thức mà em đã học ở lớp 6, hãy cho biết em đã học những kiểu câu nào chia theo mục đích nói? Lấy ví dụ cho từng loại.

3. Bài mới: Xét về một khía cạnh khác thì các kiểu câu này nó còn có những khái niệm cũng như đặc điểm cần bàn, vì các nhà khoa học đã nghiên cứu ra rất nhiều điểm thú vị. Chúng ta cùng tìm hiểu điều đó qua một kiểu câu

 

doc 2 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 3755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 75: Câu nghi vấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/01/2005 
Ngày dạy: 20/01/2005 Tiết 75: Câu nghi vấn
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: Giúp hs nắm được thế nào là câu nghi vấn; đặc điểm và công dụng chính của câu nghi vấn; các hình thức nghi vấn thường gặp.
Rèn luyện kĩ năng: Dùng câu nghi vấn trong khi nói và viết
Khả năng tích hợp: Các văn bản văn của Ngô tất tố, Nam Cao, viết đoạn văn trong vb thuyết minh.
B/ CHUẨN BỊ:
	Giáo viên và học sinh soạn bài chu đáo ở nhà.
	Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi bài tập bổ trợ.
C/ LÊN LỚP:
Oån định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
Bài cũ: Dựa vào kiến thức mà em đã học ở lớp 6, hãy cho biết em đã học những kiểu câu nào chia theo mục đích nói? Lấy ví dụ cho từng loại.
Bài mới: Xét về một khía cạnh khác thì các kiểu câu này nó còn có những khái niệm cũng như đặc điểm cần bàn, vì các nhà khoa học đã nghiên cứu ra rất nhiều điểm thú vị. Chúng ta cùng tìm hiểu điều đó qua một kiểu câu
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
I/
1a. gọi 1 hs đọc ví dụ sgk và cho biết trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào khiến em kết luận như vậy?
b. Thế nào là câu NV?
2a. Cho các VD sau:
a. Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?
b. U bán con thật đấy ư?
( Ngô Tất Tố)
c. Mình đọc hay tôi đọc?
( Nam Cao)
d. Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
( Ngô Tất Tố)
b. Cuối câu NV thường có dấu hiệu gì để phân biệt nó với các kiểu câu khác?
II/ 
- Giáo viên lần lượt hướng dẫn hs làm các bài tập 1.2.3.
Bài 4: Viết bảng phụ để hs lên bảng làm.
Một em bé gái hỏi mẹ:
mẹ ơi, ai sinh ra con?
Mẹ cười:
Mẹ chứ còn ai?
Thế ai sinh ra mẹ?
Bà ngoại chứ còn ai?
Thế ai sinh ra bà ngoại?
Cụ ngoại chứ còn ai?
Thế ai sinh ra cụ ngoại?
Khổ lắm! Sao con hỏi nhiều thế?
Bé gái ngúng nguẩy:
- Con ứ biết thì con mới hỏi mẹ chứ?
Mẹ mỉm cười:
Trời sinh ra cụ nhoại chứ còn ai?
Thế ai sinh ra trời?
Con đi mà hỏi trời ấy!
Những câu được kết thúc bằng dấu hỏi đó thì:
a. Câu nào là câu NV? Tại sao?
b. Câu nào không phải là câu NV? Tại sao?
I/
1a- đọc VD.
- Có từ nghi vấn.
Dùng để hỏi.
b- Tự bộc lộ.
2a- Thảo luận theo bàn:
- Câu a có sử dụng đại từ nghi vấn.
- Câu b: dùng tình thái từ NV.
Câu c. d: dùng quan hệ từ , phó từ.
b- Cuối câu dùng dấu chấm hỏi.
* Đọc ghi nhớ sgk.
II/
Bài 1: Từng hs đứng tại chỗ làm từng câu.
Bài 2.3: hs thảo luận và phát biểu.
Bài 4: 01 hs lên bảng làm.
- Hs lên làm, các hs khác theo dõi, nhận xét bài của bạn.
I/ Bài học.
Thế nào là câu nghi vấn?
* Ví dụ: sgk
* KL: Những từ nghi vấn: cókhông, không, hay.
Dùng để hỏi-> chức năng chính.
Các hình thức nghi vấn thường gặp. 
a.Câu nghi vấn không lựa chọn.
- Câu nghi vấn có đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, đâu, tại sao. Bao giờ
-Câu nghi vấn có tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, chứ
b. Câu nghi vấn có sự lựa chọn.
Dùng QHT : hay, hay là, hoặc, hoặc là; hoặc dùng cặp phó từ: có..không, đãchưa.
à ghi nhớ: sgk.
II/ Luyện tập.
Bài 1: 
Phải không?
Tại sao?
Gì?
Không? Gì?gì (thế)? Hả?
Bài 2: có từ hay. Nếu thay từ hay bằng từ hoặc thì câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành 1 câu khác thuộc kiểu câu trần thuật.
Bài 3:
- Không vì đó không phải là câu nghi vấn:
Câu a.b: có từ cókhông, tại saồ có chức năng bổ ngữ.
Câu c.d: nào, ai, là những từ phiếm chỉ -> khẳng định tuyệt đối.
Bài tập 4- bài bổ trợ: ( bảng phụ)
a. Trừ câu con ứ biếtchứ, còn lại là câu NV.
b. Tất cả các câu trả lời của người mẹ đều là câu khẳng định, không phải câu NV, dấu chấm hỏi ở cuối câu là câu hỏi tu từ.
* Dặn dò:
	Học kĩ phần 1.2 và ghi nhớ; làm bài tập 4.5.6 sgk.
	Soạn kĩ bài: viết đoạn văn trong vb thuyết minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 75.doc