Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Tuần 20

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Tuần 20

TẬP LÀM VĂN

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

Tìm hiểu , suy nghĩ

và viết bài về tình hình địa phương

I. Mục tiêu cần đạt :

Giúp học sinh :

- Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương .

- Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ , kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp ; tự sự , miêu tả , nghị luận , thuyết minh .

II. Những điều cần lưu ý :

- Về nội dung : tình hình , ý kiến và nhận định của cá nhân học sinh phải rõ ràng cụ thể , có lập luận , thuyết minh , thuyết phục .

- Tuyệt đối không được nêu tên người , tên cơ quan , đơn vị cụ thể , có thật , vì như vậy phạm vi tập làm văn đã trở thành một phạm vi khác . Học sinh vi phạm sẽ bị phê bình .

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :

Hoạt động 1 : Giáo viên giới thiệu nhiệm vụ , yêu cầu của chương trình .

- Bước 1 : Giáo viên nêu yêu cầu của chương trình và chép lên bảng . Nêu câu hỏi để học sinh trả lời về cách hiểu của các em .

- Bước 2 : Hướng dẫn cách làm

Cho học sinh đọc lần lượt từng mục đã nêu trong sgk ; sau đó nêu câu hỏi xem học sinh có hiểu vấn đề hay không .

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 779Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :  /  / Ngày dạy :  /  /  
Tuần 21 : bài 20
Tiết 101
Tập làm văn
Chương trình địa phương
Tìm hiểu , suy nghĩ
và viết bài về tình hình địa phương
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
- Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương .
- Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ , kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp ; tự sự , miêu tả , nghị luận , thuyết minh .
II. Những điều cần lưu ý :
- Về nội dung : tình hình , ý kiến và nhận định của cá nhân học sinh phải rõ ràng cụ thể , có lập luận , thuyết minh , thuyết phục .
- Tuyệt đối không được nêu tên người , tên cơ quan , đơn vị cụ thể , có thật , vì như vậy phạm vi tập làm văn đã trở thành một phạm vi khác . Học sinh vi phạm sẽ bị phê bình .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
Hoạt động 1 : Giáo viên giới thiệu nhiệm vụ , yêu cầu của chương trình .
Bước 1 : Giáo viên nêu yêu cầu của chương trình và chép lên bảng . Nêu câu hỏi để học sinh trả lời về cách hiểu của các em .
Bước 2 : Hướng dẫn cách làm 
Cho học sinh đọc lần lượt từng mục đã nêu trong sgk ; sau đó nêu câu hỏi xem học sinh có hiểu vấn đề hay không .
Hoạt động 2 : 
Bước 1 : Dặn học sinh những yêu cầu đã ghi trong phần “Những điều cần lưu ý” .
Bước 2 : Qui định thời gian cần phải nộp bài .
Ngày soạn :  /  /  Ng ày dạy :  /  /  
Tuần 21 : bài 20
Tiết 102
Văn học
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
(Trích - Vũ Khoan)
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS học và hiểu từ văn bản chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới:
1.Thông minh nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, đoàn kết trong đấu tranh chống ngoại xâm nhưng lại thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn, đó là những cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam mà thế hệ trẻ cần nhận rõ để phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu khi bước vào thế kỉ mới.
2.Mạch lạc, sáng rõ trong quan điểm và cách trình bày, nhiều tục ngữ, thành ngữ được vận dụng là những nét hình thức nổi bật của văn bản nghị luận này.
II. Tiến trình các hoạt động dạy - học :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Em hiểu thế nào về nhận định sau : Mỗi một tác phẩm văn chương nghệ thuật là một thông điệp của nhà văn gửi đến người đọc đương thời và hậu thế . Dựa vào bài “Tiếng nói của văn nghệ” đã học , lấy ví dụ bằng “Truyện Kiều” và “Lục Vân Tiên” .
- Tóm lại , theo tác giả Nguyễn Đình Thi , ta có thể nói như thế nào về sức mạnh kì diệu của văn nghệ . Con đường văn nghệ đến với người đọc , người nghe , người tiếp nhận có những nét riêng như thế nào ?
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh đọc - chú thích
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
I. Đọc - chú thích :
G. Hướng dẫn học sinh đọc : giọng rõ ràng , mạch lạc , tình cảm và phấn chấn .
G. Đọc một đoạn .
H. Đọc tiếp nối đến hết .
1. Đọc :
G. Kiểm tra việc tìm hiểu chú thích của học sinh .
2. Chú thích :
- Động lực : lực tác động vào đồ vật hay đối tượng nào đó .
- Kinh tế tri thức : khái niệm chỉ một trình độ phát triển rất cao của nền kinh tế mà trong đó tri thức trí tuệ chiếm tỉ trọng cao trong các giá trị của sản phẩm và trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân , được đánh giá cao .
- Thế giới mạng : liên kết trao đổi thông tin trên trên phạm vi toàn thế giới nhờ hệ thống máy tính liên thông (nối mạng in-tơ-nét) .
- Bóc ngắn cắn dài : thành ngữ chỉ lối sống , lối suy nghĩ , làm ăn hạn hẹp , nhất thời không có tầm nhìn xa .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
II. Đọc - hiểu văn bản :
H. Hãy làm rõ ý nghĩa của nhan đề này từ chú thích (1) trong SGK .
- Hành trang ở đây được dùng với nghĩa “những giá trị tinh thần mang theo như tri thức, kĩ năng, thói quen”.
- Thế kỉ mới là thế kỉ XXI.
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là sắp sẵn những phẩm chất trí tuệ, kĩ năng, thói quen,... để tiến vào thế kỉ XXI
H. Vì sao gọi bài viết này là văn nghị luận và là nghị luận xã hội ?
- Gọi là văn nghị luận vì bài viết này sử dụng phương thức lập luận.
- Là bài nghị luận xã hội vì trong bài này, tác giả bàn về một vấn đề kinh tế xã hội mà mọi người đang quan tâm .
H. Hãy lập dàn ý của bài văn này theo bố cục của bài văn nghị luận .
* Bố cục ba phần:
- Mở bài - câu mở đầu văn bản : Nêu luận điểm chính.
- Thân bài - từ Tết năm nay đến thường đố kị nhau: Trình bày hai luận điểm (đòi hỏi của thế kỉ mới, những cái mạnh và cái yếu của người Việt Nam). 
- Kết bài - Phần còn lại.
H. Xác định trọng tâm nghị luận của bài văn này.
- Phần thân bài trình bày hai luận điểm : 
+ Đòi hỏi của thế kỉ mới .
+ Những cái mạnh và cái yếu của người Việt Nam
1. Phần mở bài
H.Luận điểm chính được nêu trong lời văn nào?
- Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
H. Chỉ ra các thông tin của luận điểm này theo các yêu cầu:
- Đối tượng tác động.
- Nội dung tác động.
- Mục đích tác động.
- Lớp trẻ Việt Nam.
- Nhận ra cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam.
- Rèn những thói quen tốt để bước vào nền kinh tế mới.
H. Trọng tâm của luận điểm là gì?
- Nhận ra cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam.
H. Vấn đề quan tâm của tác giả có cần thiết không? vì sao
- Cần thiết.
- Vì đây là vấn đề thời sự cấp bách để chúng ta hội nhập với lền kinh tế thế giới, đưa nền kinh tế nước ta tiến lên hiện đại và bền vững.
H. Em hiểu gì về tác giả từ mối quan tâm này của ông?
- Tác giả là người có tầm nhìn xa trông rộng, lo lắng cho tiên đồ của đất nước.
2.Phần thân bài
a) Những đòi hỏi của thế kỉ mới
H. Bài nghị luận này được viết vào thời điểm nào của dân tộc và của lịch sử?
- Thời điểm Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam (Tết năm Tân Tị - Năm 2001).
- Đồng thời nứơc ta và cả nhân loại bươc vào thế kỉ mới ( thế kỉ XXI) và thiên niên kỉ mới (thiên niên kỉ thứ ba) .
H. Vì sao tác giả tin rằng trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới sự chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới?
- Mùa xuân là thời điểm đầy niềm tin và hi vọng về sự nghiệp và hạnh phúc của mỗi người và của cả dân tộc.
- Thế kỉ mới và thiên niên kỉ mới vừa hứa hẹn, vừa thử thách đối với con người trên hành tinh của chúng ta để tạo nên những kì tích mới.
G. Tác giả đã nêu những yêu cầu khách quan và chủ quan cho sự phát triển kinh tế của nước ta:
H. Đâu là yêu cầu khách quan? Vì sao nói đó là yêu câu khách quan?
- Sự phát triển của khoa học và công nghệ, sự giao thoa và hội nhập giữa các nền kinh tế.
- Đó là hiện thực khách quan đặt ra, là sự phát triển tất yếu của đời sống kinh tế thế giới.
H. Đâu là yêu cầu chủ quan? Vì sao nói đó là yêu cầu chủ quan?
- Nước ta phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ:L thoát khỏi tình trạng nghèo nàn của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.
- Là yêu cầu nảy sinh từ nội bộ nền kinh tế nước ta trước những đòi hỏi mới của thời đại.
H. Em hiểu như thế nào về các khái niệm:
- Nền kinh tế tri thức
- Giao thoa và hội nhập giữa các nền kinh tế.
(HS dựa theo chú thích trong SGK để trả lời.)
H. Vì sao tác giả lại cho rằng trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất ?
- Vì lao động của con người luôn là động lực của mọi nền kinh tế. Muốn có nền kinh tế phát triển cao và bên vững, cần trước hết đến yếu tố con người.
G. Tác giả đã sử dụng những đoạn văn ngắn với nhiều thuật ngữ kinh tế chính trị.
H. Vì sao, tác giả dùng cách lập luận này?
- Vì vấn đề nghị luận của tác giả mang nội dung kinh tế chính trị của thời đại, liên quan đến nhiều người.
H. Tác dụng của cách lập luận này?
- Diễn đạt được những thông tin kinh tế mới.
- Thông tin nhanh, gọn, dễ hiểu .
H. Từ đó, việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới được kết luận như thế nào?
- Bước vào thế kỉ mới, mối người trong chúng ta, cũng như toàn nhân loại cần khẩn trương chuẩn bị hành trang trước yêu cầu phát triển cao của nền kinh tế.
b) Những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam
H. Tóm tắt những điểm mạnh của con người Việt Nam theo nhận xét của tác giả .
- Thông minh nhạy bén với cái mới.
- Cần cù, sáng tạo.
- Đoàn kết trong kháng chiến.
- Thích ứng nhanh.
H. Những điểm mạnh đó có ý nghĩa gì trong hoàn cảnh của người Việt Nam khi bước vào thế kỉ mới?
- Đáp ứng yêu cầu sáng tạo của xã hội hiện đại.
- Hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỷ luật cao.
- Thích ứng với hoàn cảnh chiến tranh bảo vệ đất nước.
- Tận dụng được cơ hội đổi mới.
H.Em hãy lấy ví dụ (trong sách báo, trong lịch sử hoặc đời sống) để minh họa những biểu hiện tốt đẹp của con người Việt Nam chúng ta.
(HS tự bộc lộ)
H. Tóm tắt những điểm yếu của con người Việt Nam theo cách nhìn nhận của tác giả.
- Yếu về kiến thức cơ bản và khả năng thực hành.
- Thiếu đức tính tỉ mỉ và lỉ luật lao động, thiếu coi trọng quy trình công nghệ.
- Đố kị trong làm kinh tế.
- Kì thị với kinh doanh, sùng ngoại hoặc bài ngoại, thiếu coi trọng chữ tín.
H.Những điểm yếu này gây cản trở gì cho chúng ta khi bước vào thế kỉ mới?
- Khó phát huy trí thông minh không thích ứng với nền kinh tế tri thức.
- Không tương tác với nền kinh tế công nghiệp hóa.
- Không phù hợp với sản xuất lớn.
- Gây khó khăn trong quy trình kinh doanh và hội nhập.
H. Em thử tìm ví dụ trong đời sống để minh họa cho những điều tác giả vừa phân tích.
(HS tự bộc lộ)
H. ở luận điểm này, cách lập luận của tác giả có gì đặc biệt?
- Các luận cứ được nêu song song (cái mạnh song song cái yếu)
- Sử dụng thành ngữ và tục ngữ.
H. Tác dụng của cách lập luận này?
- Nêu bật cả cái mạnh và cái yếu của người Việt Nam.
- Dễ hiểu với nhiều đối tượng người đọc
H. Sự phân tích của tác giả nghiêng về điểm mạnh hay điểm yếu của con người Việt Nam?
- Nghiêng về chỉ ra điểm yếu của người Việt Nam.
H. Điều đó cho thấy dụng ý gì của tác giả?
- Muốn người Việt Nam không chỉ biết tự hào về những giá trị truyền thống tốt đẹp, mà còn biết băn khoăn lo lắng về những yếu kém rất cần được khắc phục của mình
3. Phần kết bài
H. Tác giả đã nêu những yêu cầu nào đối với hành trang của con người Việt Nam khi bước vào thế kỉ mới?
- Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh.
- Vứt bỏ những điểm yếu.
H. Hành trang là những thứ cần mang theo trong cuộc hành trình. Nhưng tại sao, với chúng ta, lại có những cái cần vứt bỏ?
- Hành trang vào thế kỉ mới phải là những giá trị hiện đại. Do đó cần loại bỏ những cái yếu kém, lỗi thời mà người Việt Nam ta mắc phải...
H. Điều này cho thấy thái độ nào của tác giả đối với con người và dân tộc mình trước yêu cầu của thời đại?
- Trân trọng những giá trị tốt đẹp của truyền thống, đồng thời không né tránh phê phán những biểu hiện yếu kém cần khắc phục của con người Việt Nam.
- Đó là thái độ yêu nước tích cực của người quan tâm lo lắng đến tương lai của đất nước mình, dân tộc mình.
G. Tác giả cho rằng khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
Những điều lớp trẻ cần nhận ra là gì?
- Đó là những ưu điểm và nhất là những nhược điểm trong tính cách con người Việt Nam chúng ta (như tác giả đã nêu trong bài này), để khắc phục và vươn tới.
H. Em hiểu những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất là gì?
- Những thói quen của nếp sống công nghiệp, từ giờ giấc học tập, làm việc, nghỉ ngơi, đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
H. Tác giả đã đặt lòng tin trước hết vào lớp trẻ. Điều này cho thấy tình cảm của tác giả đối với thế hệ trẻ nước ta như thế nào?
- Lo lắng, tin yêu và hi vọng thế hệ trẻ Việt Nam sẽ chaủan bị tốt hành trang vào thế kỉ mới...
Hoạt động 3 : Tổng kết
III. Tổng kết :
H. Đọc văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, em nhận thức rõ ràng hơn về những đặc điểm nào trong tính cách con người Việt Nam trước yêu cầu mới của thời đại?
Hãy viết một đoạn văn ngắn về nhận thức này?
(Thảo luận nhóm)
- Trước nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nước theo yêu cầu thời đại con người Việt Nam cần phát huy những phẩm chất truyền thống tốt đẹp vốn có như (...) đồng thời loại bỏ những yếu kém lạc hậu như (...) cũng có nghĩa là gia tăng những giá trị mới trong hành trang thế kỉ của mình.
H. Em học tập được gì về tính cách viết nghị luận của tác giả bài viết này?
- Bố cục mạch lạc
- Quan điểm rõ ràng
- lập luận ngắn gọn
- Sử dụng thành ngữ và tục ngữ
H. Đọc ghi nhớ / sgk .
* Ghi nhớ :
- Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới , thế hệ trẻ Việt Nam cần nhìn rõ điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam , rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt .
- Điểm mạnh của con người Việt Nam là thông minh , nhạy bén với cái mới , cần cù sáng tạo , rất đoàn kết đùm bọc nhau trong thời kì chống ngoại xâm . Bên cạnh đó cũng có nhiều điểm yếu cần phải khắc phục : thiếu kiến thức cơ bản , kém khả năng thực hành , thiếu đức tính tỉ mỉ , không coi trọng qui trình công nghệ , thiếu tính cộng đồng trong làm ăn .
- Để đưa đất nước đi lên , chúng ta cần phát huy những điểm mạnh , khắc phục những điểm yếu , hình thành những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ .
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
Nắm chắc nội dung ghi nhớ .
Lmà phần luyện tập sgk/tr 31 .
Chuẩn bị bài sau : Các thành phần biệt lập .
Ngày soạn :  /  /  Ngày dạy :  /  /  
Tuần 21 : bài 20
Tiết 103
Tiếng Việt
Các thành phần biệt lập
(Tiếp)
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh : 
- Nhận diện được các thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú trong câu .
- Rèn luyện kĩ năng phân tích và sử dụng các thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú .
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là thành phần biệt lập tình thái ? cảm thán ?
- Đặt câu có sử dụng một trong hai thành phần biệt lập trên .
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Xác định thành phần gọi - đáp 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
I. Thành phần gọi - đáp :
H. Đọc ví dụ I/sgk 31 .
* Ví dụ :
H. Trong số những từ ngữ in đậm từ nào dùng để gọi , từ nào dùng để đáp ?
- Từ “này” dùng để gọi .
- Cụm từ “thưa ông” dùng để đáp .
H. Những từ ngữ dùng để gọi - đáp có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? Tại sao ?
- Những từ “này” , “thưa ông” không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu vì chúng là các thành phần biệt lập .
H. Trong các từ ngữ gọi - đáp ấy , từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại , từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại ?
- Từ “này” dùng để tạo lập cuộc thoại , mở đầu sự giao tiếp .
- Cụm từ “thưa ông” dùng để duy trì cuộc thoại , thể hiện sự hợp tác đối thoại .
Hoạt động 2 : Xác định thành phần phụ chú 
II. Thành phần phụ chú :
H. Đọc ví dụ II/sgk 31 , 32 .
* Ví dụ :
H. Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm , nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không ? Vì sao ?
- Khi lược bỏ các từ ngữ in đậm , nghĩa sự việc của các câu trên không thay đổi vì các từ ngữ in đậm là các thành phần biệt lập được viết thêm vào , nó không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu .
H. Trong câu (a) các từ ngữ in đậm được thêm vào để hú thích cho cụm từ nào ?
- Từ ngữ in đậm trong câu (a) chú thích cho cụm từ “đứa con đầu lòng” .
H. Trong câu (b) cụm C-V in đậm chú thích điều gì ?
- Cụm C-V in đậm trong câu (b) chú thích điều suy nghĩ riêng của nhân vật “tôi” , điều suy nghĩ riêng này có thể đúng và cũng có thể gần đúng hoặc chưa đúng so với suy nghĩ của nhân vạt lão Hạc .
H. Đọc ghi nhớ / sgk 32 .
* Ghi nhớ :
- Các thành phần gọi - đáp và phụ chú cũng là những thành phần biệt lập .
- Thành phần gọi - đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp .
- Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu . Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang , hai dấu phẩy , hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy . Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm .
Hoạt động 3 : Luyện tập 
Bài tập 1 :
Từ dùng để gọi : này
Từ dùng để đáp : vâng
Quan hệ : trên - dưới (nhiều tuổi - ít tuổi) 
Thân mật : hàng xóm láng giềng gần gũi , cùng cảnh ngộ 
Bài tập 2 : 
Cụm từ dùng để gọi : bầu ơi 
Đối tượng hướng tới của sự gọi : tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt .
Bài tập 3 :
 a) Thành phần phụ chú “kể cả anh” giải thích cho cụm từ “mọi người” .
Thành phần phụ chú “các thầy cô giáo , các bậc cha mẹ , đặc biệt là những người mẹ” giải thích cho cụm từ “những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này” .
Thành phần phụ chú “những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới” giải thích cho cụm từ “lớp trẻ” .
Các thành phần phụ chú và tác dụng của nó :
Thành phần phụ chú “có ai ngờ” thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình “tôi” .
Thành phần phụ chú “thương thương quá đi thôi” thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vạt trữ tình “tôi” với nhân vật “cô bé nhà bên” .
Bài tập 4 :
 Các thành phần phụ chú ở bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ mà nó có nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp thông tin phụ về thái độ , suy nghĩ , tình cảm của các nhân vật đối với nhau .
Bài tập 5 : Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới , trong đó có câu chứa thành phần phụ chú .
Mẫu :
 Một năm khởi đầu từ mùa xuân . Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ . Tuổi trẻ là mùa xuân vĩnh cửu của nhân loại và tuổi trẻ bao giờ cũng hướng tới tương lai ! Tương lai - đó là những gì chưa có hôm nay , nhưng chính vì thế mà nó lại có sức hấp dẫn ghê gớm đối với con người , nếu không nói rằng nhờ có niềm hi vọng vào tương lai mà con người có thể vượt qua mọi khó khăn trở ngại để tiếp tục sống một cách có ích hơn . Tuy nhiên , người ta , nhất là thanh niên không thể thụ động chờ đợi tương lai , càng không thể đi tới tương lai với hai bàn tay trắng ; nghĩa là phải chuẩn bị cho mình một hành trang cần thiết , đặc biệt là hành trang tinh thần để có thể vững bước tới tương lai . Hành trang tinh thần - đó là tri thức , kĩ năng , thói quen ; được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước mạng thông tin toàn cầu , trước hội nhập kinh tế thế giới với tính kỉ luật và cường độ lao động cao .
 Muốn có hành trang tinh thần như vậy thì hơn bao giờ hết , thanh niên phải là những người đi tiên phong trong học tập và học tập có hiệu quả ; nhanh chóng nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức vào sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước . Chỉ có như vậy thì chúng ta mới nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo , lạc hậu để hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới một cách bình đẳng , phát triển đất nước một cách bền vững . Và cũng chí có như vậy , thanh niên mới xứng đáng là mùa xuân vĩnh cửu của nhân loại .
* Các thành phần phụ chú :
- “đó là những gì chưa có trong hôm nay” giải thích cho “tương lai” .
- “đó là tri thức , kĩ năng , thói quen” giải thích cho “hành trang tinh thần” .
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà
Nắm chắc nội dung ghi nhớ .
Hoàn thành bài tập 5 .
Chuẩn bị bài sau : Viết bài tập làm văn số 5
Ngày soạn :  /  /  Ngày dạy :  /  /  
Tuần 21 : bài 20
Tiết 104 - 105
Tập làm văn
Bài viết số 5
Nghị luận xã hội

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 20.doc