Đề 2: Nhân cách và tiền tài.
*Gợi ý: Đây là dạng đề mở, thuộc thể loại nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí. Đề không định hướng cụ thể hình thức, cách thức nghị luận cũng như gợi dẫn từ một ý kiến nào cụ thể. Bởi vậy, người viết cần xác định rõ ý chính của đề bài và yêu cầu về nội dung cần đạt.
- Vấn đề đặt ra trong đề bài là nhân cách và tiền tài hai đối tượng không gần nhau nhưng lại có tác động lẫn nhau rất lớn. Nhân cách và tiền tài đặt trong tương quan với cuộc sống và sự tồn tại có ý nghĩa của con người.
A/ Mở bài:
- Khái quát về đời sống của con người với một số các yếu tố liên quan như điều kiện sống, các mối quan hệ, các cách ứng xử nhờ các mối liên hệ ấy mà đời sống con người trở nên có ý nghĩa.
- Đặt vấn đề nhân cách và tiền tài trong mối quan hệ với con người khẳng định đây là vấn đề tư tưởng lớn luôn đặt ra khiến con người phải suy nghĩ, chọn lựa và phấn đấu.
B/ Thân bài:
1/ Giải thích sơ lược khái niệm “Nhân cách” - “Tiền tài”:
- Nhân cách là một khái niệm trừu tượng, không thể thấy được hình hài mà chỉ được nhận biết thông qua hành động, lời nói, cách ứng xử, các mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh và trong cộng đồng.
Nhân cách thể hiện giá trị đích thực của con người hướng tới Chân, Thiện, Mĩ suốt đời, con người phải phấn đấu không ngừng để hoàn thiện nhân cách, cũng là khẳng định giá trị của mình.
- Tiền tài lại là một khái niệm cụ thể, nhằm chỉ về những giá trị vật chất mà con người có thể làm ra và hưởng thụ từ đó. Tiền tài chỉ về giá trị đời sống trong nghĩa tồn tại đầy đủ hay thiếu thốn, thong thả hay vất vả, giàu có hay nghèo khó của con người.
Đề 2: Nhân cách và tiền tài. *Gợi ý: Đây là dạng đề mở, thuộc thể loại nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí. Đề không định hướng cụ thể hình thức, cách thức nghị luận cũng như gợi dẫn từ một ý kiến nào cụ thể. Bởi vậy, người viết cần xác định rõ ý chính của đề bài và yêu cầu về nội dung cần đạt. - Vấn đề đặt ra trong đề bài là nhân cách và tiền tài àhai đối tượng không gần nhau nhưng lại có tác động lẫn nhau rất lớn. Nhân cách và tiền tài đặt trong tương quan với cuộc sống và sự tồn tại có ý nghĩa của con người. A/ Mở bài: - Khái quát về đời sống của con người với một số các yếu tố liên quan như điều kiện sống, các mối quan hệ, các cách ứng xửà nhờ các mối liên hệ ấy mà đời sống con người trở nên có ý nghĩa. - Đặt vấn đề nhân cách và tiền tài trong mối quan hệ với con người à khẳng định đây là vấn đề tư tưởng lớn luôn đặt ra khiến con người phải suy nghĩ, chọn lựa và phấn đấu. B/ Thân bài: 1/ Giải thích sơ lược khái niệm “Nhân cách” - “Tiền tài”: - Nhân cách là một khái niệm trừu tượng, không thể thấy được hình hài mà chỉ được nhận biết thông qua hành động, lời nói, cách ứng xử, các mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh và trong cộng đồng. à Nhân cách thể hiện giá trị đích thực của con người hướng tới Chân, Thiện, Mĩ à suốt đời, con người phải phấn đấu không ngừng để hoàn thiện nhân cách, cũng là khẳng định giá trị của mình. - Tiền tài lại là một khái niệm cụ thể, nhằm chỉ về những giá trị vật chất mà con người có thể làm ra và hưởng thụ từ đó. Tiền tài chỉ về giá trị đời sống trong nghĩa tồn tại đầy đủ hay thiếu thốn, thong thả hay vất vả, giàu có hay nghèo khó của con người. à Tiền tài đôi khi còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn là bổng lộc, danh vọng mà con người đạt đến trong cuộc đời. Những người có “số tiền tài” thường dễ dàng gặp thuận lợi trong đời sống vật chất, danh vọng (theo một vài quan niệm nào đó). 2/ Quan hệ giữa nhân cách và tiền tài: a/ Điểm tương đồng: - Nhân cách rất quý, mà tiền tài cũng rất quý. àcó nhân cách, con người được nhìn nhận trong giá trị đích thực, có ý nghĩa nhân văn. Người có nhân cách là người suy nghĩ trong sáng, lành mạnh, nhân đạo; sống tốt cho mình, cho mọi người; ham học hỏi, hiểu biết; nhiều chia sẻ, thương yêu với cộng đồng; ứng xử tinh tế, có tình có lí trong mọi hoàn cảnh, điều kiện; biết vị tha và nhiều hi sinh à có tiền tài, con người sẽ dễ dàng chiếm lĩnh đời sống, không phải quá nhiều lo toan, vất vả trước những nhu cầu về vật chất. Tiền tài giúp con người sống thoải mái, có điều kiện để phát triển (ngay cả để làm nhiều điều tốt mà không có tiền tài thì cũng khó lòng thực hiện được) - Tiền tài có thể xem như cánh cửa mở ra để con người bước chân vào đời sống một cách thuận lợi, nhưng cánh cửa ấy lại có cần có bản lề chắc chắn, đó là nhân cách. Có nhân cách, tiền tài trở thành điều kiện tốt cho đời sống con người. Có tiền tài hợp lí, con người có thể sống tốt và thể hiện nhân cách cao đẹp. b/ Điểm tương phản: - Tuy vậy, đây cũng là hai mặt của một vấn đề hết sức quan trọng đặt ra để con người phải lựa chọn và định hướng. à Trong cuộc sống, đôi khi sức mạnh tàn phá nhân cách của tiền tài là rất ghê gớm, không thể coi thường. Người ta có thể vì đồng tiền, vì những nhu cầu vật chất đen tối mà bỏ qua những day dứt lương tâm trước nhiều biến động cuộc đời (dẫn chứng: nhiều việc làm không tốt như buôn gian bán lận; buôn bán ma túy - đầu độc trẻ vị thành niên để trục lợi; môi giới buôn bán người qua biên giới trái với quy định của luật pháp; đến những tội ác lớn nhằm đạt được mục tiêu tiền tài ích kỉ,) - Người xưa có câu: “Hoàng kim hắc ám tâm” (Vàng có thể làm đen tối lương tâm) à khẳng định sức mạnh của tiền tài là “vạn năng”; bởi vậy, con người rất cần có bản lĩnh để chiến thắng những cám dỗ, giữ vững nhân cách. 3/ Định hướng đúng đắn: - Vấn đề quan trọng với con người là cần phải biết lựa chọn: nắm vững quy luật khách quan để khẳng định giá trị của nhân cách và tiền tài. à Nhân cách là cao hơn hết, không thể đánh đổi bởi bất cứ giá nào để có tiền tài. Vì nếu có tiền tài mà không có nhân cách, con người chỉ có thể tiến thân và thỏa mãn nhưng không bao giờ thanh thản. Chỉ có một cuộc sống đầy nhân cách, con người mới tự tin ngẩng cao đầu trong cuộc đời. - Tốt nhất và lí tưởng nhất là con người phấn đấu không ngừng để có tiền tài mang giá trị chân chính, từ lao động bản thân mà có; cũng từ đó, con người sống và khẳng định nhân cách của mình giữa cuộc đời (như nhiều tấm gương làm giàu chân chính trong thực tiễn). C/ Kết bài: - Khẳng định giá trị cuộc sống của con người với nhiều yếu tố quan trọng, trong đó có nhân cách và tiền tài. - Liên hệ bản thân: định hướng phấn đấu để hoàn thiện nhân cách, phấn đấu để có tiền tài đích thực (học tập và định hướng nghề nghiệp trong tương lai đối với học sinh sắp tốt nghiệp phổ thông, trước ngưỡng cửa cuộc đời).
Tài liệu đính kèm: