Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập: Chuyện người con gái Nam Xương

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập: Chuyện người con gái Nam Xương

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

CÂU HỎI VÀ ĐỀ BÀI

1.Tóm tắt truyện Chuyện người con gái Nam Xương

2. Cảm nhận của em về chi tiết sau:

Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.

 . Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng, mờ nhạt mà biến đi mất.

GỢI Ý

* Đây là một chi tiết kì ảo nằm ở cuối truyện, để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc về cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến và thể hiện tư tưởng nhân văn của tác phẩm:

- Cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến:

+ Người phụ nữ có tấm lòng vị tha ( dù thế nào vẫn muốn trở về với chồng con, gia đình )

+ Cuộc đời chịu oan nghiệt, sống không có đất dung thân

+ Hạnh phúc của họ chỉ là ảo ảnh

+ Số phận bi kịch

- Chi tiết thể hiện tư tưởng nhân văn sâu sắc:

+ Trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ

+ Thể hiện nỗi thương cảm xót xa với cuộc đời người phụ nữ

+ Kết thúc có hậu thể hiện ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn cho người phụ nữ

+ Lên án tố cáo xã hội phong kiến bất công với người phụ nữ

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1164Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập: Chuyện người con gái Nam Xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
CÂU HỎI VÀ ĐỀ BÀI
1.Tóm tắt truyện Chuyện người con gái Nam Xương 
2. Cảm nhận của em về chi tiết sau:
Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
	... Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng, mờ nhạt mà biến đi mất.
GỢI Ý
* Đây là một chi tiết kì ảo nằm ở cuối truyện, để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc về cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến và thể hiện tư tưởng nhân văn của tác phẩm:
- Cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
+ Người phụ nữ có tấm lòng vị tha ( dù thế nào vẫn muốn trở về với chồng con, gia đình) 
+ Cuộc đời chịu oan nghiệt, sống không có đất dung thân
+ Hạnh phúc của họ chỉ là ảo ảnh
+ Số phận bi kịch 
- Chi tiết thể hiện tư tưởng nhân văn sâu sắc:
+ Trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ 
+ Thể hiện nỗi thương cảm xót xa với cuộc đời người phụ nữ
+ Kết thúc có hậu thể hiện ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn cho người phụ nữ 
+ Lên án tố cáo xã hội phong kiến bất công với người phụ nữ 
3.Kết thúc tác phẩm là câu nói của Vũ Nương: đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Theo em, có thể kết thúc khác được ko? Giả sử cho viết lại phần kết, em sẽ viết ntn? Vì sao em lại chọn kết thúc đó?
GỢI Ý
* Đồng ý với kết thúc của tác giả:
- Chi tiết kết thúc tạo sự li kì hấp dẫn và có hậu. Điều đó thể hiện ước mơ của con người về sự bất tử, chiến thắng của cái thiện , cái đẹp; thể hiện nỗi khát khao một cuộc sống công bằng hạnh phúc cho người lương thiện đặc biệt là người phụ nữ bất hạnh
- Tuy nhiên chi tiết kì ảo ko làm giảm tính bi kịch của truyện bởi sự trở về của VN chỉ trong thoáng chốc, là ảo ảnh loang loáng mờ nhạt giữa dòng sông. Trước sau nó vẫn là bi kịch của người phụ nữ 
- Lời từ biệt của Vn là lời tố cáo cái nhân gian của xhpk đầy oan nghiệt, khổ đau chà đạp lên thân phận của người phụ nữ. Chi tiết nghệ thuật còn thể hiện cảm quan của nhà văn đối với xã hội đương thời và lòng thương cảm với thân phận người phụ nữ trong xẫ hội cũ
* Nếu viết theo kết thúc khác:
- Để VN trở về đoàn tụ với gia đình thì kết thúc toàn bộ câu chuyện sẽ ra sao? Có thể phù hợp vơí tâm lí nguyện vọng của nhân dân lao động nhưng câu chuyện còn hấp dẫn nữa ko? Xét về thực tế có hợp lô gíc ko?
- Để VN hoá thân vào người khác làm vợ Trương Sinh và chăm sóc con có được ko? Liệu Trương Sinh có thay đổi tính đa nghi, độc đoán ko? Tình cảm vợ chồng có hạnh phúc ko?
4.Vẻ đẹp của tâm hồn Vũ Nương qua lời thoại sau:
“Thiếp cảm ơn đức Linh phi. Đã thề sống chết cũng ko bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”.
GỢI Ý
*Xây dựng lời thoại cuối cùng của tác phẩm, ND đã hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật VN. Cho dù Vn ko thể trở về nhân gian nhưng khát vọng về cuộc sống nơi trần thế cũng như khát vọng hạnh phúc trong nàng vẫn tha thiết khôn nguôi.
- Tấm lòng bao dung đầy vị tha của Vn đối với Trương Sinh ( sắc thái ngôn ngữ vừa trang trọng vừa thân thương trìu mến)
- Ân nghĩa thuỷ chung một lòng một dạ gắn bó với Linh Phi, thề nguyền dù sống chết cũng ko phụ ơn nghĩa cũng có nghĩa là biết trân trọng danh dự, phẩm giá của chính mình. Đối với VN điều đó quan trọng hơn cả sinh mệnh bản thân và thiêng liêng hơn cả khát vọn trở về nhân gian dù khất vọng ấy vô cùng tha thiết
5.Trong Chuyện việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kì ảo nói về sự trở về chốc lát của VN có làm tính bi kịch của tp mất đi ko? Vì sao?
GỢI Ý
*Những yếu tố kì ảo(dẫn chứng) đã tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho tp, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời, người tốt dù trải qua bao oan khuất cuối cùng vẫn được minh oan. Nhưng tính bi kịch của tác phẩm ko vì thế mà giảm đi vì tất cả chỉ là ảo ảnh và mau chóng tan biến, nó góp phần tô đậm nỗi đau của người phụ nữ bạc mệnh, VN vĩnh viễn ko trở về dương thế, người chết ko thể nào sống lại, sự đoàn tụ là ko thể có được, chỉ có 1 hiện thực đắng cay: VN chẳng bao giờ được làm vợ, làm mẹ như mong muốn lớn nhất của đời nàng, chàng Trương vẫn phải trả giá cho hành động phũ phàng của mình, sống trong cảnh phòng ko vắng vẻngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, bé Đản mãi mãi mồ côi mẹ->Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ngay trong cái lung linh kì ảo-> cái tài của ND: dung hoà được hiện thực và ước mơ, cái tồn tại và cái ảo ảnh.
6.Khi nhận định về Vũ Nương có ý kiến cho rằng: Cuộc đời VN tuy ngắn ngủi nhưng nàng đã kịp làm tròn nghĩa vụ của một phận đàn bà: Làm con, làm dâu, làm vợ và làm mẹ
Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
GỢI Ý
*Cuộc đời VN ngắn ngủi:
- Là người con gái đẹp người, đẹp nết nhưng lấy chồng ko được bao lâu thì chồng đi lính
- Nàng một mình ở nhà chăm sóc mẹ chồng, nuôi con thơ, chung thuỷ chờ chồng
- Sau 3 năm Trương Sinh đi lính trở về thì tai hoạ ấp xuống đầu VN
- Nàng chết mà ko thể minh oan cho mình
*Nàng kịp làm tròn bổn phận:
- Làm con, làm dâu: Là người con hiếu thảo chăm sóc mẹ tận tình khi ốm đau, khi mẹ mất lo liệu mọi việc chu toàn như mẹ đẻ.
- Làm mẹ: 3 năm đằng đẵng một mình nàng ko chỉ nuôi mẹ già , ốm đau, còn nuôi con thơ, chăm con lo toan mọi công việc, đảm đang tháo vát, yêu thương, trách nhiệm
- Làm vợ: thương yêu chồng sống thuỷ chung, tình nghĩa, nhân hậu, vị tha
nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép. thuỷ chung tình nghĩa nhân hậu vị tha.
7.Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương là hình tượng người phụ nữ đẹp trong văn chương VN thế kỉ XVI.
Dựa vào tác phẩm em hãy làm rõ ý kiến trên.
GỢI Ý
Bài viết cần có các luận điểm sau:
Là người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh
Là người vợ hết lòng yêu thương chung thuỷ
Là người con hiếu thảo
Là người phụ nữ trọng nhân phẩm
Là người phụ nữ nhân hậu, bao dung, tình nghĩa
->VN là người phụ nữ lí tưởng theo quan niệm của lễ giáo phong kiến ngày xưa. ở vị trí nào nàng cũng thể hiện vẻ đẹp cao quý
Đánh giá: Các tác phẩm ra đời trước thế kỉ 16 hầu hết đều đề cập đến những vấn đề hết sức lớn lao, trọng đại của cả quóc gia, dân tộc: Đấu tranh chống giặc ngoại xâm , ý thức tự cường của dân tộc, ca ngợi quê hương đất nước ko hề đề cập đến số phận, đời tư của mỗi cá nhân. ND đã đưa h.a một phụ nữ thường dân vào trung tâm tác phẩm của mình là thể hiện tác giả có sự quan tâm đặc biêtu đến những tầng lớp nghèo khổ trong xã hội -> giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Tài liệu đính kèm:

  • docon nguoi con gai nam xuong.doc