Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập đề 06

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập đề 06

Câu 1 Tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi.

Câu 2 Vận dụng kiến thức đã học về phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật đôc đáo trong câu thơ sau:

“ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”

 ( Nguyễn Khoa Điềm – Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)

 Câu thơ gợi cho em nhớ đến câu thơ nào ( cũng dùng phép tu từ ấy trong bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Câu 3 Viết một văn bản nghị luận ngắn( khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về tình bạn trong đó dùng câu ghép chính phụ ( gạch dưới câu ghép)

Câu 4 : Cảm nhận và suy nghĩ của em về bốn khổ thơ đầu bài thơ Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

“ Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái

Không có kính, ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

Không có kính , ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nửa

 Mưa ngừng , gió lùa khô mau thô”

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập đề 06", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ SỐ 06
Câu 1
Tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi.
1 điểm 
Câu 2
Vận dụng kiến thức đã học về phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật đôc đáo trong câu thơ sau: 
“ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
 ( Nguyễn Khoa Điềm – Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
 Câu thơ gợi cho em nhớ đến câu thơ nào ( cũng dùng phép tu từ ấy trong bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương
1 điểm 
Câu 3
Viết một văn bản nghị luận ngắn( khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về tình bạn trong đó dùng câu ghép chính phụ ( gạch dưới câu ghép)
3 điểm 
Câu 4
: Cảm nhận và suy nghĩ của em về bốn khổ thơ đầu bài thơ Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
“ Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi 
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim 
Thấy sao trời đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già 
Chưa cần rửa, phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
Không có kính , ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nửa 
 Mưa ngừng , gió lùa khô mau thô”
5 điểm
Trả lời:
Câu1: Tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi:
Câu chuyện kể về cuộc đời của Thúy Kiều một cô gái tài sắc tuyệt vời. đính ước với Kim Trọng
Gia đình gặp gia biến Kiều phải bán mình để chuộc cha và em. Mã Giám Sinh mua Kiều và đưa vào thanh lâu của Tú Bà, bị ép ra tiếp khách làng chơi, chịu bao nỗi nhục nhã ê chề Kiều định tự vẫn nhưng không thành.Lại rơi vào thanh lâu tiếp.
Được Thúc Sinh chuộ cra khỏi Thanh Lâu , lại rơi vào tay Hoạn Thư , bị hành hạ ê chề.
Thoát khỏi tay Hoạn Thư, rơi rơi vào thanh lâu.
Được Từ Hải cứu vớt , cứ tưởng yên thân sống sung sướng , lại mắc lừa Hồ Tôn Hiến. phải tự trầm mình xuống dòng sông Tiền Đường tự vẫn.
Cuối cùng được cứu sống, đoàn tụ với gia đình và Kim Trọng, chấm dứt mười lăm năm lưu lạc.
 Câu 2: Vận dụng kiến thức đã học về phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật đôc đáo trong câu thơ sau: 
 “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
 ( Nguyễn Khoa Điềm – Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
 Câu thơ gợi cho em nhớ đến câu thơ nào ( cũng dùng phép tu từ ấy trong bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Tác giả dùng biện pháp tu từ ẩn dụ.ở câu thơ thứ hai: ” Mặt trời của mẹ, thì nằm trên lưng” 
Từ ” mặt trời ” chỉ em bé trên lưng mẹ đã thể hiện được sự gắn bó không rời giữa hai mẹ con cũng như tình yêu con vô bờ của người mẹ Tà Ôi . Mẹ coi đứa con bé bỏng như một nguồn sống , nguồn nuôi dưỡng lớn lao cho niềm tin của mẹ vào ngày mai chiến thắng.
Câu thơ trong bài ”Viếng lăng Bác” 
” Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
 Câu 3 Viết một văn bản nghị luận ngắn( khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về tình bạn trong đó dùng câu ghép chính phụ ( gạch dưới câu ghép)
 ”Tình bạn trướ chết phải phải chân thành, phải phê bình sai lầm của bạn, phải ngiêm chỉnh giúp đỡ bạn sửa chữa asi lầm” .
 ”Bạn là của cải chứ không phải của cải là bạn”câu danh ngôn đó đã dành tất cả sự trân trọng, ưu ái cho tình bạn.Thế gian sẽ đơn điệu biết mấy, con người sẽ nghèo nàn, nhạt nhẽo nếu tình bạn không tồn tại. Tình bạn , ấy là hai tiếng thiêng liêng , cao đẹp. Ca dao từng đề cao tình bạn bè.
 ”Ra đi vừa gặp bạn hiền 
Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời” 
 ” Sống không có bạn là chết cô đơn” Ai cũng muốn có những người bạn tốt của mình. Nhưng kết bạn vốn đã khó, mà giữ gìn tình bạn gắn bó thủy chung còn khó hơn nhiều.Lí Thông từng kết nghĩa với Thạch Sanh nhưng sau lại lừa bạn đi vào chỗ chết và cướp công của bạn. Trịnh Hâm âm mưu hãm hại Vân Tiên chỉ vì sự ghen ghét nhỏ nhen, tầm thường. Những tấm gương phản bạn đó cho thấy nếu hẹp hòi, nếu chỉ ích kĩ thì sẽ mù quáng, sẽ mất bạn bè và trở thành kẻ ác.
 ” Giàu bè bạn là không nghèo về mặt nào cả”. Cuộc sống thật bao la, rực rỡ sắc màu . Mỗi người nếu biết độ lượng, sống cởi mở, khoan dung hơn thì tình bạn sẽ đơm hoa kết trái, sẽ chẳng bao giờ lụi tàn. Đúng như nhà thơ Tố Hữu ngợi ca: 
” Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”
 Câu 4: Cảm nhận và suy nghĩ của em về bốn khổ thơ đầu bài thơ ’Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật”
a) Mở bài: 
- Phạm Tiền Duật sinh năm 1941, mất năm 2007 vì một bệnh hiểm nghèo. 
- Bài thơ tiểu đội xe không kính được sáng tác năm 1969, trên con đường Trường Sơn. Bài thơ được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ và được đưa vào tập thơ” Vầng trăng quầng lửa” của tác giả. 
- Bốn khổ thơ đầu thể hiện tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình huống tình đồng đội và ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.
b) Thân bài: 
Trước hết người lính trong bài thơ là những người luôn bất chấp gian khổ, khó khăn trên con đường vận chuyển hàng vào Miền Nam: 
Phương tiện vận chuyển là những chiếc xe không có kính: 
” Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
 	Với ba từ ” Không” tác giả đã lí giải một cách rõ ràng nguyên nhân xe không có kính . Không phải xe không trang bị mà xe không có kính bởi vì lí do” Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi” 
Người lính trong bài thơ là những người lính có tư thế ung dung , hiên ngang: 
Tư thế hiên ngang của người lính chiến sĩ lái xe Trường Sơn . Dù bom rơi, xe vỡ kính, xe không đèn, xe xước nhưng người lính vẫn: 
” Ung dung buồng lái ta ngồi 
Nhìn đất , nhìn trời, nhìn thẳng” 
 Từ ” Ung dung” nói lên dáng điệu cử chỉ bình tĩnh, không hề nôn nóng, vội vàng hay lo lắng của người chiến sĩ lái xe. Với tư thế ” nhìn đất, nhìn trời , nhìn thẳng” qua khung cửa sổ không còn nhìn kính chắn gió người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài: 
” Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim 
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như xa như ùa vào buồng lái” 
Những câu thơ diễn tả được cảm giác về tốc độ trên chiếc xe đang la nhanh . Qua khung cửa xe không kính , không chỉ mặt đất, bàu trời, sao trời mà cả con đường chạy thẳng vào tim.
Những người lính lái xe là những người xôi nổi, vui nhộn, lạc quan: 
Trên đường vận tải đầy bom đạm, những người lính lái xe vẫn rất vui nhộn, lạc quan, tác giả miêu tả bằng những hình ảnh hết sức chân thật , đời thường: 
”Không có kính , ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc 
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” 
	Những chàng trai với mái tóc xanh giờ đây bụi đường đã làm cho ” trắng xóa như người già”. Họ chẳng cần vội rửa những khuôn mặt lấm . Không những vậy , khi họ nhìn nhau vào khuôn mặt lấm lem của nhau cất tiếng cười ” ha ha” chỉ bằng một vài nét miêu tả chân thực mà chân dung người lính hiện lên thật trẻ trung , tinh nghịch, yêu đời.
Người lính lái xe Trường Sơn còn là những người dũng cảm, cò tinh thần quyết chiến, quyết thắng: 
Người lính Trường Sơn là những con người có tinh thần quyết chiến quyết thắng, họ vẫn chạy vì miền Nam ruột thịt: 
” Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăn cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi” 
	Với bộ quần áo ướt nước mưa vì xe không có kính, người lính lái xe vẫn lái xe tiến về phía trước hàng trăm cây số. Đó chính là ý chí chiến đấu để giải phóng miền Nam, là tình yêu nước nồng nhiệt thời chống mĩ.
c) Kết bài: 
- Bài thơ đã khắc họa một hình ảnh độc đáo : những chiếc xe không kính. Qua đó , tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ, với tư thế hiên ngang , tinh thần lạc quan , dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam ruột thịt thân yêu.
- Tác giả đưa vào bài thơ chất liệu thơ hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường Trường Sơn, ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khẻo khoắn.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ SỐ 06.doc