Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập Tiếng Việt

 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

A. LÝ THUYẾT:

I. Từ tiếng Việt:

 1. Từ đơn: Từ đơn là từ chỉ có 1 tiếng. VD: Cha, mẹ, biển, núi, sông.

 2. Từ phức: Từ phức là từ có 2 hoặc nhiều tiếng. VD: Học sinh, viện nghiên cứu, vô tuyến truyền hình. Từ phức chia làm 2 loại là từ ghép và từ láy.

 a. Từ ghép: Từ ghép là từ được tạo thành bằng cách ghép 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa.

VD: Núi + sông = núi sông;

 Học + hỏi= Học hỏi;

 Hoa + hồng = Hoa hồng.

 Ca + múa = Ca múa.

 b. Từ láy: Từ láy là 1 kiểu từ phức có sự hoà phối âm thanh và có tác dụng tạo nghĩa giữa các tiếng. Có 3 hình thức láy:

 + Láy phụ âm đầu: VD: thánh thót, rì rào, rung rinh, mênh mông.

 + Láy vần: Âm thầm, bối rối, chơi vơi , lim dim .

 + Láy tiếng: nhè nhẹ, xanh xanh, vui vui.

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ôn tập Tiếng Việt
A. Lý thuyết: 
I. Từ tiếng Việt:
 1. Từ đơn: Từ đơn là từ chỉ có 1 tiếng. VD: Cha, mẹ, biển, núi, sông...
 2. Từ phức: Từ phức là từ có 2 hoặc nhiều tiếng. VD: Học sinh, viện nghiên cứu, vô tuyến truyền hình... Từ phức chia làm 2 loại là từ ghép và từ láy.
 a. Từ ghép: Từ ghép là từ được tạo thành bằng cách ghép 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa. 
VD: Núi + sông = núi sông; 
 Học + hỏi= Học hỏi; 
 Hoa + hồng = Hoa hồng.
 Ca + múa = Ca múa...
 b. Từ láy: Từ láy là 1 kiểu từ phức có sự hoà phối âm thanh và có tác dụng tạo nghĩa giữa các tiếng. Có 3 hình thức láy:
 + Láy phụ âm đầu: VD: thánh thót, rì rào, rung rinh, mênh mông... 
 + Láy vần: Âm thầm, bối rối, chơi vơi , lim dim ...
 + Láy tiếng : nhè nhẹ, xanh xanh, vui vui...
 3. Từ tượng thanh, từ tượng hình :
* Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người. VD : Véo von, rì rầm, ào ào, róc rách...
* Từ tượng hình: Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật, sự việc, hiện tượng, con người.
 4. Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa:
 a. Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau.
VD: + Cái bàn.
 + Việc này đã được bàn khá kỹ rồi.
 + Cậu thua tớ hai bàn nhé.
 b. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
VD: + Mẹ, má, u, bầm, bủ...
 + Tổ quốc, giang sơn, đất nước, sơn hà xã tắc...
 + Trăng, nguyệt, chị Hằng.
 c. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
VD: Đen – trắng; Tốt – xấu; vui – buồn...
 II. Từ thuần Việt; Từ mượn; Từ Hán Việt:
 1. Từ thuần Việt còn gọi là tiếng Nôm, do tổ tiên, ông cha ta, nhân dân sáng tạo ra. VD: Con mèo, cái kim sợi chỉ, ngôi nhà...
 2. Từ mượn là là những từ mà nhân dân ta mượn của ngôn ngữ nước ngoài như Tquốc, Pháp, Anh, Nga.. trong đó chủ yếu mượn từ Hán Vịêt.
 3. Từ Hán Việt là những từ gốc Hán (Trung Quốc) nhưng đọc theo cách đọc của người Vịêt.
VD: Vĩ nhân, quyết tử, nhân tài, sơn hà...
 III. Nghĩa của từ: Nghĩa của từ là nội dung (Sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị.
VD: + Mẹ : Người phụ nữ có con.
 + Đi : Chỉ hoạt động di chuyển khỏi mặt đất của con người, vật...
 a. Nghĩa gốc: Là nghĩa đầu tiên mà từ đó biểu thị. 
 b. Nghĩa chuyển: 
+ Chuyển theo phương thức ẩn dụ.
+ Chuyển theo phương thức hoán dụ.
 IV. Từ loại : Gồm thực từ và hư từ.
 1. Thực từ ( Danh từ; Động từ; Tính từ)
 a. Danh từ: Là những từ chỉ người, vật, sự vật, sự việc, hiện tượng.
* Đặc điểm: DT thường giữ chức vụ là CN trong câu. Nếu làm CN thì trước DT phải có từ “là”.
Ví dụ: + Em là đội viên.
 + Bây giờ là mùa xuân.
 b. Động từ:
- Là những từ chỉ hành động, hoạt động, trạng thái của người, vật, sự vật, sự việc, hiện tượng.
* Đặc điểm: ĐT thường giữ chức vụ làm VN trong câu.
Ví dụ:
 + Bác nông dân/ đang gặt lúa.
 + Sóng lúa vàng/ nhấp nhô.
 + Những ngôi sao/ đang nhấp nháy trên bầu trời.
 + Tôi/ vừa viết xong một lá thư. 
 c. Tính từ:
- Là những từ chỉ tính chất, đặc điểm, màu sắc, kích thước, mùi vịcủa người, vật, sự vật, sự việc, hiện tượng.
* Đặc điểm:
- TT có thể làm CN trong câu. 
Ví dụ: 
 + Lá cờ đỏ chói/ tung bay phấp phới.
 + Thông minh/ là phẩm chất trí tuệ của con người.
- TT có thể làm VN trong câu (Khả năng làm VN của TT hạn chế hơn so với ĐT)
Ví dụ:
 + Ông bà ngoại em /rất hiền lành.
 + Cô ấy/ rất xinh đẹp.
 + Đàn ông/ nông nổi giếng khơi
Đàn bà/ sâu sắc như cơi đựng trầu. 
 2. Hư từ (9)
 a. Số từ: Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của người, vật, sự vật, sự việc, hiện tượng.
VD: + Một, hai, ba, bốn
 + Thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư..
 b. Lượng từ: Là những từ dùng để chỉ lượng ít hay nhiều của người, vật, sự vật, sự việc, hiện tượng.
VD: Những, các, mọi, cái, con, mỗi..
 c. Đại từ: Là những từ dùng để trỏ người vật, sự vật, sự việc, hiện tượng.
VD: + Đại từ nhân xưng: Tôi, tớ, tao, mày..
 + Đại từ phiếm chỉ: Bao nhiêu, bấy nhiêu, mấy
 d. Phó từ: Là những từ chuyên đi kèm với ĐT, TT để bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT.
Có 7 loại phó từ:
 + Chỉ hướng: Ra, vào
 + Chỉ kết quả: Được.
 + Chỉ sự cầu khiến: Hãy, đừng, chớ, nên..
 + Chỉ sự tiếp diễn tương tự: Vẫn, cứ, còn..
 + Chỉ thời gian:
 . Quá khứ: Đã, rồi, mới.
 . Hiện tại: Đương, đang.
 . Tương lai: Sẽ, sắp.
 + Chỉ sự khảng định, phủ định: Không, chưa, chẳng, đâu, nào..
 + Chỉ mức độ: Rất, quá, lắm, hơi, thế.
e. Chỉ từ: Là những từ dùng để trỏ người vật, sự vật, sự việc, hiện tượng nhằm xác định vị trí của người vật, sự vật, sự việc, hiện tượng trong không gian.
VD: Này, đó, nọ, kia, ấy, đấy
(Đứng núi này trông núi nọ)
g. Quan hệ từ: Là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
VD: Và, với, của, nhưng, tuy, bởi vậy, vì thế, cho nên, như, bằng, cùng.
h. Trợ từ: Là những từ ngữ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá, nhìn nhận sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
VD: Có lẽ, có thể, dường như, hình như, chắc chắn, chắc hẳn, chỉ, cả...
i. Thán từ: Là những từ dùng để bộc lộ t/c, cảm xúc của người nói, người viết.
VD: Trời, trời ơi, ôi, than ôi, ối, ơi, hỡi ơi...
k. Tình thái từ: Là những từ được thêm vào trong câu để tạo ra các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và bộc lộ, biểu thị sắc thái t/c, cảm xúc của người nói, người viết.
VD: à, ư, nhỉ, nhé, hở, hử, gì, thế, nào, chẳng, chưa, nào, đâu, thôi, đi
 5. Các biện pháp tu từ tiếng Việt 
 a. Nhân hoá: Nhân hoá là một biện pháp tu từ trong tiếng Việt biến các con vật, sự vật, hiện tượng mang phẩm chất, tính cách, hoạt động, trạng thái như con người để tăng tính gợi hính gợi cảm.
VD: + Khi thuyền im, bến mỏi trở về nằm 
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
 + Đêm thở, sao lùa nước Hạ Long.
 b. So sánh: So sánh là một biện pháp tu từ trong tiếng Việt dùng hình ảnh hay sự việc có t/c tương đồng nào đó để đối chiếu, so sánh nhằm gây ấn tượng với người đọc, người nghe.
VD: + Mặt trời xuống biển như hòn lửa – Sóng đã cài then, đêm sập cửa. 
 + 
 c. ẩn dụ ( ẩn: kín, ngầm; dụ: Lối nói) : ẩn dụ là sự so sánh kín đáo trong đó ẩn đi sự vật được so sánh mà chỉ nêu hình ảnh so sánh.
VD: + Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 + Thuyền ơi có nhớ bến chăng – Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
 d. Hoán dụ ( hoán: đổi, thay thế; dụ: lối nói) : Hoán dụ là phép tu từ trong đó người ta dùng hình ảnh mang ý nghĩa chi tiết, cụ thể để thay thế cho một ý nghĩa khác mang tính khái quát liên tưởng. 
VD: + Anh ấy xứng đáng là một tay đua siêu hạng.
 + Nhà văn Nam Cao là một cây bút chuyên viết truyện ngắn.
 + Bàn tay ta làm nên tất cả - Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
 c. Liệt kê: Là biện pháp sắp đặt những từ, cụm từ theo quan hệ đẳng lập (Cùng giữ 1 chức vụ ngữ pháp) để diễn tả đầy đủ những khía cạnh khác nhau của 1 sự vật, hiện tượng, ý tưởng, t/c....
VD: + Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.
 + Râu hùm, hàm én, mày ngài
 Vai năm thước rộng, thân mười tấc cao.
 d. Đối ngữ: Là biện pháp sắp đặt theo hình thức sóng đôi 2 từ, 2 cụm từ, 2 câu có mặt ngữ âm có cấu tạo và ý nghĩa tương xứng nhau, có tác dụng làm câu văn đoạn văn cân đối, nhịp nhàng, nổi bật ND cần diễn đạt.
VD: + Gặp em anh nắm cổ tay
 Khi xưa em trắng sao rày em đen?
 + Việc gì có lợi cho dân, thì ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân, thì ta phải hết sức tránh.
 e. Đảo ngữ (Đảo trật tự cú pháp): Là cách thay đổi trật tự thông thường của câu, cụm từ nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật ý cần diễn đạt, tăng tính gợi hình gợi cảm.
VD: + Trong như tiếng hạc bay qua
 Đục như tiếng suối mới sa nửa vời => Nhấn mạnh âm thanh tiếng đàn của Kiều.
 + Bạc phơ mái tóc người Cha
 Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng người.
 g. Câu hỏi tu từ: Là loại câu hỏi mà ND của nó đã bao hàm ý trả lời và biểu thị một cách tế nhị cảm xúc của người phát ngôn.
VD: + Thưở còn thơ ngày hai buổi đến trường
 Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
 Ai bảo chăn trâu là khổ? ( Quê hương – Giang Nam)
 => Phủ định.
 + ...Lượm ơi còn không? => Bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ: Nỗi tiếc thương đau xót.
 h. Nói quá: Là cách nói khoa trương phóng đại về t/c, mức độ của người, sự vật, sự việc, hiện tượng.
VD: + Đêm nằm lưng chẳng tới giường
 Mong trời mau sáng ra đường gặp em.
 + Ngáy như sấm.
 i. Nói giảm nói tránh: Là cách nói uyển chuyển, tế nhị, lịch sự để giảm đi sự thô tục, ghê sợ.
VD: + Bác đã đi rồi sao Bác ơi
 Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời.
Ii. Bài tập từ ngữ:
Câu 1: Chỉ ra các từ láy và các BPTT trong đoạn thơ sau và phân tích ngắn gọn giá trị biểu cảm của chúng:
 a. Dưới trăng quyên đã gọi hè
 Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông. ( Truyện Kiều – Nguyễn Du)
=> Đây là 2 câu thơ tuyệt hay trong “Truyện Kiều” của đại thi hào dân tộc Ndu về tả cảnh đầu hè. Mùa hè đến với âm thanh khắc khoải của chim quyên dưới trăng. Tác giả khéo léo kết hợp NT nhân hoá “gọi hè” khiến thêm phần giục giã, thôi thúc. Câu thơ không chỉ có âm thanh rộn rã, náo nhiệt mà còn gợi màu sắc, hình ảnh rất đẹp và độc đáo: “ Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông”. Khóm hoa lựu đầu tường đã trổ hoa rực rỡ như ngọn lửa. “lửa lựu” là h/a ẩn dụ kết hợp từ láy “lập loè” gợi màu sắc khi loé lên khi lại tắt đi trong màu xanh thẫm của lá. Từ láy này đi sau từ “lửa lựu” tạo nên sự hình dung liên tưởng độc đáo đầy thi vị. Bốn phụ âm “l” liên kết trong 1 mạch thơ diễn tả sự phong phú về vần điệu, khiến câu thơ có h/a, màu sắc. NDu không viết là nở hoa mà viết là “đơm bông”. Đơm bông gợi tả sự chuyển động nhẹ nhàng, từ từ, khe khẽ. Cách dùng từ rất tinh tế, đâmk đà bản sắc DT. Hai câu thơ đã cho ta cảm nhận vẻ đẹp rất riêng của cảnh TN đầu hè qua sự sáng tạo thiên tài của NDu.
b. Trong làn nắng ửng, khói mơ tan
 Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
 Sột soạt gió trêu tà áo biếc
 Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang. 
 (Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)
=> Hai câu thơ trích trong bài thơ “Mùa xuân chín” của nhà thơ Hàn Mặc Tử đã miêu tả rất hay về mùa xuân. Với sự cảm nhận tinh tế và cách lựa chọn từ ngữ độc đáo, nhà thơ đã vẽ ra trước mắt ta một bức tranh xuân với các hình ảnh không gian rộng tràn ngập sắc vàng: Nắng, khói mơ, mái tranh. Từ láy “lấm tấm” là từ láy tượng hình, dùng để mtả những sự vật nhỏ, hình chấm, rải rác trên bề mặt. Câu thơ T1 đã tái hiện vẻ đẹp của những giọt nắng rải qua vòm lá, in trên mái nhà tranh. Mùa xuân không chỉ có vẻ đẹp dịu dàng, êm ả của các h/a thiên nhiên đầy gợi cảm mà còn có cả âm thanh. “Sột soạt” là âm thanh của những sự vật nhỏ, khô va chạm vào nhau phát ra tiếng động. Từ láy này gợi tả tiếng động nhỏ liên tục thu hút sự chú ý và tò mò. Cùng với hình ảnh nhân hoá “trêu tà áo biếc”, câu thơ đã mang đến sự cảm nhận về sự chuyển động sức sống của mùa xuân. Đoạn thơ đã gợi vẻ đẹp giản dị của một buổi mai ấm áp, bình yên của mùa xuân nơi làng quê VN. 
Câu 2: Chỉ ra các từ ...  thơ trích trong bài “Chợ tết” đã thể hiện những cảm nhận tinh tế nhà thơ Đoàn Văn Cừ về khung cảnh TN mùa xuân tươi sáng. Các hình ảnh nhân hoá trong ba câu thơ cuối đã khiến cho những sự vật được miêu tả trở nên sinh động, lung linh, có hồn: Những tia nắng sớm biết nhảy nhót, đùa nghịch; Núi đồi như một thiếu nữ trẻ trung xinh đẹp biết làm duyên làm dáng. Đoạn thơ đã vẽ nên khung cảnh TN tươi sáng, lộng lẫy và tràn đầy sức sống của mùa xuân.
Câu 14: Hãy xác định mối quan hệ về nghĩa của các từ in đậm trong các ví dụ sau:
a. Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
 Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
=> Quan hệ trái nghĩa.
b. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. (Tục ngữ)
=> Quan hệ đồng âm.
c. - Bác Dương thôi đã thôi rồi
  Làm sao bác vội về ngay
 .... Ai chẳng biết chán đời là phải
 Vội vàng chi đã mải lên tiên. 
 (Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)
=> Quan hệ đồng nghĩa.
Câu 15: Đọc những đoạn văn, đoạn thơ và thực hiện những yêu cầu nêu bên dưới:
a. Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
 (Qua đèo ngang – Bà huyện Thanh Quan)
b. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
 Mất ổ bầy chim dáo dác bay. (Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu)
c. Giữa đoàn quân nhạc, bỗng rộn lên bốn mươi cây sáo trúc.(Cây tre – Thép Mới)
d. Lặn lội thân cò khi quãng vắng
 Eo sèo mặt nước buổi đò đông. (Thương vợ – Tú Xương
 * BPTT nào cùng được sử dụng trong 4 ví dụ trên?
=> NT đảo ngữ. 
 * Chọn, phân tích 1 ví dụ để làm rõ giá trị biểu cảm của BPTT đó.
=> (a) Hai từ “lom khom” và “lác đác” được đảo lên trước CN và đặt ở vị trí đầu câu thơ đã có tác dụng nhấn mạnh ấn tượng về sự nhỏ nhoi của con người và sự thưa thớt của cảnh vật. Trên cái nền không gian núi rừng hoang sơ hùng vĩ ấy, những nét vẽ được tô đậm đó càng làm tăng thêm cảm giác buồn man mác về một miền đất còn nguyên sơ, thưa vắng dấu vết cuộc sống con người. 
Câu 16: Hãy giải nghĩa từ “mua” trong từng câu và xác định trường hợp nào được dùng với nghĩa gốc, nghĩa chuyển?
a. Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi.
=> Nghĩa gốc: Hoạt động giao lưu, hình thức trao đổi hàng hoá bằng các phương thức trong xã hội.
b. Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
=> Nghiã chuyển (Phương thức ẩn dụ): Sự giao lưu, gắn bó trong đời sống t/c của con người trong cộng đồng dân cư.
c. Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
=> Nghiã chuyển (Phương thức ẩn dụ): Sự suy nghĩ chín chắn kỹ lưỡng, lựa chọn ngôn từ khi nói năng, giao tiếp với người khác.
Câu 17: Hãy tìm trong các tác phẩm đã học, đã đọc một số câu, đoạn có sử dụng các BPTT. Luyện tập phân tích giá trị của mỗi BPTT trong văn cảnh cụ thể.
 (a) Phân tích giá trị, tác dụng của các BPTT trong bài ca dao sau đây:
 “Cày đồng đang buổi ban trưa
 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
 Ai ơi bưng bát cơm đầy
 Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. 
=> Bài ca dao ngắn gọn, có 4 câu chia 2 vế. Hai câu đầu tái hiện công việc lao động của người nông dân. “Thánh thót” là một từ láy tượng thanh, kết hợp với hình ảnh hoán dụ “Mồ hôi” đã gợi tả những giọt mồ hôi rơi rất nhiều, nghe rất rõ. Tác giả dân gian đã khéo léo sử dụng cách nói so sánh, nói quá để diễn tả công việc lao động vô cùng vất vả, cực nhọc một nắng hai sương, phải bán mặt cho đất bán lưng cho trời để làm ra hạt thóc hạt gạo nuôi sống con người. Hai câu thơ cuối là lời nhắc nhở với con người thông qua tiếng gọi thiết tha. Sự đối lập tương phản của cặp từ “dẻo thơm - đắng cay” ở 2 vế của câu thơ cuối đã nhấn mạnh thêm sự vất vả của người nông dân đồng thời khảng định vai trò, đề cao giá trị tầm quan trọng của con người lao động. Thấm thía lời dạy nhẹ nhàng mà sâu sắc của bài ca dao chúng ta càng biết ơn những người đã làm ra của cải v/c trong xã hội.
 (b) Đọc đoạn thơ sau và phân tích tác dụng của các BPTT :
 Chưa về trời rộng bao la
 áo xanh sông mặc như là mới may
 Chiều chiều thơ thẩn bóng mây
 Cài lên màu áo, hây hây dáng vàng. 
=> Đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp của bầu trời, dòng sông, bóng mây và dáng chiều. Cảnh TN được miêu tả vào 2 thời điểm : Gần trưa và buổi chiều. Với cấu trúc song hành, tác giả sử dụng NT nhân hoá “áo xanh sông mặc”, nước sông trong xanh được ví với “áo xanh như là mới may”. Tác giả dùng NT đảo ngữ chứa không viết là “sông mặc áo xanh” để gây ấn tượng với người nghe. H/a “bóng mây và dáng vàng” đã được nhân hoá “thơ thẩn” và tiếp tục đảo ngữ ở câu thơ này. Qua phép nhân hoá, so sánh, đảo ngữ song hành – Nhà thơ đã tái hiện một bức tranh TN tuyệt đẹp vào 2 thời điểm, 2 khoảnh khắc trong ngày.
(c) Ca dao VN có hai câu thơ miêu tả rất hay về cảnh tát nước đêm trăng :
 “ Hỡi cô tát nước bên đàng
 Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi” 
Tại sao không nói là “múc nước” mà lại viết là “ Múc ánh trăng vàng”? Hình ảnh cô gái múc ánh trăng gợi cho em cảm nhận gì về vẻ đẹp của lao động và tâm hồn con người lao động.
=> Cách nói trong 2 câu ca dao tưởng chừng như phi lí nhưng thực ra lại rất thật. Trong đêm, nước hoà lẫn vào ánh trăng một sắc vàng. Và do đó trong cảm giác của con người đã tưởng chừng như là đang múc ánh trăng vàng. Song điều quan trọng hơn là một cách nói rất tài hoa: “múc ánh trăng vàng đổ đi”. Điều đó đưa lại cảm giác về sự giàu có, phong phú như thừa thãi của báu vật đất trời. Từ đó cho thấy một vẻ đẹp hào phóng, say sưa, lạc quan và ngời lên vẻ đẹp tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của con người lao động. Đây cũng là lời giao duyên tỏ tình rất kín đáo, ý nhị của họ trong công việc lao động thường nhật.
Bổ sung thêm một số câu hỏi:
Câu 1: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 “Ngày xuân con én đưa thoi
 Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
 Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. 
=> 4 câu thơ trên trích trong đoạn “Cảnh ngày xuân”. Đây là đoạn thơ miêu tả cảnh TN đặc sắc của Ndu trong kiệt tác “Truyện Kiều”. Chỉ với 4 câu lục bát – Nhà thơ đã làm hiện lên trước mắt ta 1 bức tranh mùa xuân tươi sáng, trong trẻo, khoáng đạt và mơ mộng. Đó cũng là nét đặc trưng của tiết trời cuối xuân. 
Hai câu đầu: “ Ngày xuân con én đưa thoi
 Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
Vừa thể hiện thời gian vừa gợi không gian. Bầu trời rực rỡ ánh sánh trên cao. Từng đàn chim én bay liệng rộn ràng. Hình ảnh “én đưa thoi” là 1 h/a nhân hoá gợi ra sự trôi chảy rất nhanh thời gian thấm thoắt như chiếc thoi đưa trong sự tiếc nuối của con người lại vừa gợi ra 1 không gian, cảnh vật có hồn. Mùa xuân có 90 ngày thì nay đã qua 60 ngày rồi. Có lẽ đây là thời điểm cuối xuân nên bầu trời mới rực rỡ ánh sáng như thế. Cái thần thái tuyệt đẹp của mùa xuân lại nằm trong 2 câu tiếp theo: “ Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Bức hoạ mùa xuân với những đường nét thanh tú, màu sắc hài hoà, trong trẻo. Một không gian mênh mông trải rộng tới tận chân trời 1 màu xanh non mơn mởn của cỏ giống như 1 tấm thảm khổng lồ. Trên cái phông nền xanh ấy điểm xuyết 1 vài bông hoa lê trắng muốt. Nhà thơ khéo léo sử dụng NT đảo từ “trắng điểm” tạo nên nét tương phản hài hoà giữa màu sắc “xanh, trắng”. Chỉ 4 câu thơ thôi đã hiện lên một bức tranh mùa xuân với tát cả vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi , thanh khiết giàu sức sống. Thi nhân đã thả hồn mình vào cảnh vật khiến cho bức tranh xuân thật sinh động.
 Câu 2: Vận dụng KT về từ vựng đã học để phân tích 6 câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.
=> 6 câu thơ lục bát trích trong đoạn cuối “Cảnh ngày xuân” miêu tả cảnh chị em Kiều du xuân trở về. Cảnh mang nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân êm dịu.ánh nắng nhạt nhoà, khe nước nhỏ, nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang. Mọi cử động đều rất nhẹ nhàng: “Tà tà bóng ngả về Tây”.
Cảnh đã có sự thay đổi về thời gian, không gian. Không còn không khí nhộn nhịp, rộn ràng náo nức của lễ hội nữa mà tất cả như đang nhạt dần, lặng dần. Cảnh lúc này được nhìn qua tâm trạng của chị em Kiều. Các từ láy “tà tà, thanh thanh, nao nao” không chỉ tả cảnh mà còn bộc lộ tâm trạng của con người khi hội tan, ngày tàn. Đó là cảm giác bâng khuâng, xao xuyến, nuối tiếc về một ngày vui đã dần trôi qua. Điều đặc biệt là thông qua tâm trạng ấy của 2 chị em Kiều là một sự linh cảm về những điều sắp xảy ra.
Câu 3: Phân tích cái hay, cái đẹp của 2 câu cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân”: 
 “Nao nao dòng nước uốn quanh
 Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”. 
=> Hai câu thơ tả cảnh chị em Kiều du xuân trở về. Tác giả đã sử dụng liên tiếp 1 loạt các từ láy “Nao nao, nho nhỏ”. Việc sử dụng từ láy của thi nhân vừa chính xác vừa tinh tế vừa có tác dụng gợi cảm xúc. Các từ láy vừa có tác dụng gợi tả được h/a sự vật vừa mtả được tâm trạng của con người. Hai từ láy đã gợi tả cảnh sắc mùa xuân trong buổi chiều tà khi cuộc du xuân đã tàn. Cảnh vật vẫn mang nét thanh tao, trong trẻo, rất êm dịu. Một nhịp cầu nho nhỏ xinh xinh, một khe nước nhỏ uốn quanh. Bức tranh TN ấy nhuốm đầy tâm trạng. Từ láy “Nao nao” diễn tả được sự bâng khuâng, xao xuyến, tiếc nuối về 1 ngày vui xuân đang còn mà linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện. Dòng nước uốn quanh nao nao như một dự cảm báo trước Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên và chàng thư sinh Kim Trọng.
Câu 4: Chỉ rõ các BPTT và phân tích tác dụng của các BPNT ấy trong 4 câu thơ đầu trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận:
 “Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then, đêm sập cửa
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
 Câu hát căng buồm với gió khới”.
=> Bốn câu thơ miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào thời điểm haòng hôn trong cảm quan của nhà thơ thật là độc đáo:
 “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”.
Cảnh hoàng hôn trên biển thật đẹp. Hoàng hôn bắt đầu bằng h/a mặt trời. Mặt trời được so sánh như hòn lửa đỏ rực khổng lồ đang từ từ lặn xuống biển. Đây là 1 h/a so sánh vừa độc đáo vừa gây ấn tượng mạnh. Phép so sánh làm cho ta thấy hoàng hôn không hề hiu hắt đượm buồn như trong thơ cổ ( Quê hương khuất bóng hoàng hôn – Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai ; ...Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà ) mà cảnh hoàng hôn ở đây tràn đầy sức sống. Câu thơ T2 sử dụng NT nhân hoá để mtả cảnh đêm trên biển: 
 “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”.
Phép nhân hoá gợi ra 1 khung cảnh vừa rộng lớn vừa gần gũi với con người. Những làn sóng chạy qua chạy lại giống như những chiếc then cài vào màn đêm. Hai câu thơ mtả cảnh hoàng hôn vừa thực vừa huyền bí âm u như một sự thử thách với con người.
Hai câu thơ sau: “ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.
Mtả cảnh đoàn thuyền ra khơi trong không khí đầy vui tươi, hứng khởi. Tác giả sử dụng NT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong câu thơ cuối:
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.
Từ cảm nhận âm thanh câu hát bằng thính giác câu hát” nhà thơ đã đưa người đọc đến với sự cảm nhận qua thị giác: Câu hát căng buồm” đã tạo ra những h/a thơ khoẻ, đẹp, lạ. Đoàn thuyền ra khơi cùng với gió căng buồm còn có câu hát tạo ra những h/a thơ tươi vui, hứng khởi, tràn đầy sức sống./.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn thi tieng Viet vao L10.doc