Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Phương pháp đọc diễn cảm

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Phương pháp đọc diễn cảm

I - Lý do chọn đề tài :

 Khi dạy văn là người thầy sống với tác giả - tác phẩm để chuyển tới cho học sinh cái hay , cái đẹp của lời thơ, áng văn làm cho các hình tượng văn học sống động như

“ Chim hót”, “ Bướm bay”, “Cá lội”. Có thế ta mới truyền được ngọn lửa tình yêu văn chương tới tâm hồn các em . Bởi vậy, để có một giờ dạy văn thành công, giúp các em nắm bắt- nhập hồn vào tác phẩm thì phương pháp đọc diễn cảm là một phương pháp có tác dụng rất lớn trong việc dạy văn.

 Phương pháp đọc diễn cảm là phương pháp truyền thống ở nhà trường phương Đông và phương Tây. Ở Việt Nam cũng vậy, từ xưa đến nay có nhiều giáo viên giàu kinh nghiệm đã khẳng định vai trò của đọc diễn cảm. Giáo sư Lê Trí Viễn đã kết luận từ nhiều năm nghiên cứu như sau : “ Giữa giọng đọc và tâm hồn người đọc cũng có tác dụng, cũng có ảnh hưởng tương hỗ. Hiểu bài văn rồi thì mới đọc tốt nhưng đọc càng tốt hơn, càng hiểu thêm bài văn . Bắt đúng cái đọc là bắt đúng cái tình cảm nhân vật chỉ một câu thôi thì tức khắc đặt được mình vào tâm trạng nhân vật”.

 

doc 12 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 2125Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Phương pháp đọc diễn cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A - Đặt vấn đề
I - Lý do chọn đề tài :
 Khi dạy văn là người thầy sống với tác giả - tác phẩm để chuyển tới cho học sinh cái hay , cái đẹp của lời thơ, áng văn làm cho các hình tượng văn học sống động như 
“ Chim hót”, “ Bướm bay”, “Cá lội”. Có thế ta mới truyền được ngọn lửa tình yêu văn chương tới tâm hồn các em . Bởi vậy, để có một giờ dạy văn thành công, giúp các em nắm bắt- nhập hồn vào tác phẩm thì phương pháp đọc diễn cảm là một phương pháp có tác dụng rất lớn trong việc dạy văn.
 Phương pháp đọc diễn cảm là phương pháp truyền thống ở nhà trường phương Đông và phương Tây. Ở Việt Nam cũng vậy, từ xưa đến nay có nhiều giáo viên giàu kinh nghiệm đã khẳng định vai trò của đọc diễn cảm. Giáo sư Lê Trí Viễn đã kết luận từ nhiều năm nghiên cứu như sau : “ Giữa giọng đọc và tâm hồn người đọc cũng có tác dụng, cũng có ảnh hưởng tương hỗ. Hiểu bài văn rồi thì mới đọc tốt nhưng đọc càng tốt hơn, càng hiểu thêm bài văn . Bắt đúng cái đọc là bắt đúng cái tình cảm nhân vật chỉ một câu thôi thì tức khắc đặt được mình vào tâm trạng nhân vật”.
 Đọc diễn cảm không phải là thủ thuật do chủ quan người đọc tạo nên mà chính là hình thức lao động phù hợp với bản chất hình tượng và qui luật sáng tác. Đọc diễn cảm là một hoạt động sáng tạo đặc biệt, có tác dụng giáo dục phẩm chất đạo đức thẩm mĩ, đào tạo trí tuệ khả năng khám phá hiểu biết cho học sinh. Mặt khác, đọc sáng tạo cũng rất cần thiết cho nhiều ngành nghệ thuật khác. Song, trong thực tế giảng dạy, do nhận thức không đầy đủ tầm quan trọng đặc biệt của phương pháp đọc diễn cảm cho nên một số giáo viên coi đó là một công việc mở đầu cho giờ dạy văn, hoặc để gây không khí cho giờ học văn.Vì vậy, đọc diễn cảm thường chỉ làm một, hai lần trong suốt giờ học và vì thế mà việc áp dụng vào thực tế giảng dạy còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả giờ dạy không cao.Từ lí do trên tôi thấy cần phải chú trọng nhiều đến phương pháp đọc diễn cảm trong giờ dạy văn, điều này khiến tôi băn khoăn trăn trở làm thế nào để sử dụng phương pháp đọc diễn cảm có hiệu quả nhất ? Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra những 
suy nghĩ về tác dụng của phương pháp đọc diễn cảm hy vọng bài viết của tôi góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn văn trong nhà trường THCS .
II - Mục đích, nhiệm vụ phương pháp nghiên cứu :
 1, Mục đích nghiên cứu :
 Xuất phát từ mục đích yêu cầu đào tạo cho nên mục đích nghiên cứu đề tài này là giải quyết phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả giờ dạy văn ở THCS bằng phương pháp đọc diễn cảm 
 Cụ thể là : Phân tích tác dụng của phương pháp đọc diễn cảm, cơ sở đó đề xuất các biện pháp, hình thức đọc diễn cảm để rèn luyện cho học sinh.
 2, Nhiệm vụ nghiên cứu : Bài viết gồm hai nhiệm vụ 
 Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu lý thuyết - Cơ sở lí luận của việc đọc nói chung
 Nhiệm vụ 2 : Nghiên cứu thực tiễn 
 - Tác dụng của phương pháp đọc diễn cảm trong giờ học văn ở trường THCS
 - Các hình thức, biện pháp, phương pháp đọc diễn cảm và kết quả thực hiện.
 3, Phương pháp nghiên cứu :
 Chủ yếu là miêu tả, thống kê, nhận xét và ứng dụng trong quá trình dạy văn.
B. Nội dung
 I - Cơ sở lí luận của việc đọc nói chung :
 1, Đọc diễn cảm là cơ chế xâm nhập tác phẩm : 
 Con đường đi vào tác phẩm văn học nhất thiết là từ đọc. Đọc là một hình thức đặc thù có tính đặc thù của nhận thức văn học.Đọc sẽ kích thích quá 
trình tâm lý cảm thụ, tri giác tưởng tượng , xúc cảm, đưa người đọc vào thế giới của tác phẩm tạo nên trạng thái tâm lý cần có cho người đọc, người nghe.
 Thực tế có nhiều giáo viên thất bại trong giờ dạy văn vì chưa phát huy được sức mạnh của nghệ thuật đọc diễn cảm, giờ học khô khan thiếu cảm xúc nặng về diễn giải. Vì vậy mà đọc diễn cảm gắn bó trong suốt quá trình giảng văn làm cho giờ giảng văn trở thành một công việc tâm tình , một cuộc trao đổi thực sự về cuộc sống không còn là một cuộc lí luận về chính trị.
 Đọc tác phẩm văn học là đọc cho sáng rõ ý nghĩ, tình cảm thái độ của nhà văn. Bằng sức mạnh riêng của việc đọc diễn cảm, người giáo viên dẫn dắt học sinh vào thế giới của tác phẩm văn học một cách dễ dàng, phù hợp với qui luật cảm thụ văn học. Hướng dẫn học sinh đọc đúng giọng điệu của nhà văn là thể hiện được cung bậc cảm xúc của tác giả, tính đối thoại nội tâm trong ngôn ngữ tác phẩm.
 2, Đọc diễn cảm là một phương pháp đọc sáng tạo 
 a, Phương pháp đọc sáng tạo là gì?
 Phương pháp đọc sáng tạo là phương pháp tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật ngôn từ một cách sáng tạo chủ yếu bằng sự cảm thụ trực tiếp tác phẩm. Phương pháp đọc sáng tạo bao gồm hệ thống biện pháp, cách thức tổ chức hướng dẫn giảng dạy của giáo viên và những hình thức hoạt động của học sinh. Bản chất của đọc sáng tạo trước hết là đọc lời văn, đọc văn bản ngôn từ của tác phẩm, nó khác với loại văn bản khác phải chú ý đến từng từ câu, từng nhịp điệu, âm hưởngđể gây cảm xúc với người đọc, người nghe.
 b, Nội dung của phương pháp đọc sáng tạo: Có ba mức độ đọc đó là đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm.
 b.1. Đọc đúng: Là trả lại hoàn toàn đúng nội dung văn bản. Đọc đúng là giải quyết kỹ năng , năng lực ngôn ngữ cho học sinh, là không được sai văn bản, là quá trình tri giác chính xác văn bản.
 b.2. Đọc hay : Là bước tiếp theo của đọc đúng, phải trên cơ sở đọc đúng đọc hay mới thành công. Đọc hay là bước đầu chuyển tiếp từ lĩnh vực ngôn ngữ sang lĩnh vực văn chương. Đọc đúng có nghĩa là đọc nghĩa còn đọc hay là đọc ra ý. Khi giảng văn thơ, điều quan trọng là nắm bắt được giọng điệu văn học tức là đọc được hướng vào giọng văn bản.
 b.3 Đọc diễn cảm: 
 Đọc diễn cảm là hệ thống phương pháp đọc sáng tạo, bản chất của đọc sáng tạo là xác định mối quan hệ cảm xúc riêng tư của người đọc về giá trị nội dung và hình thức đọc của tác phẩm. Đọc diễn cảm đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải có cảm xúc.Nếu gò bó, ép buộc sẽ là đọc giả cảm xúc của tác giả. Đọc diễn cảm không phải ai cũng đọc được mà phải tuỳ chất giọng, trình độ nhận thức để giáo viên yêu cầu học sinh đọc. Đọc diễn cảm có tác dụng giúp người ta hiểu được tác phẩm, và khi hiểu về tác phẩm giúp cho đọc diễn cảm tốt hơn, càng hiểu càng diễn cảm tốt.
 II- Tác dụng của Phương pháp đọc diễn cảm trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy văn ở THCS .
 1, Tác dụng đào tạo:
 Đọc diễn cảm có tác dụng đào tạo phát triển trí tuệ cho học sinh, thông qua việc đọc học sinh thực sự là chủ thể của sự cảm thụ, khám phá tác phẩm văn chương. Đọc diễn cảm có tác dụng đào tạo năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, giúp học sinh hiểu rõ được giá trị đích thực của tác phẩm văn chương.
 Đọc diễn cảm giúp học sinh nắm vững khái niệm lý luận văn học làm cơ sở cho học sinh hiểu cách thức phương pháp phản ánh, đối tượng phản ánh của văn học. Thông qua đó, học sinh có thể hiểu được những khái niệm âm thanh, nhịp điệu của lời văn, cú pháp thi ca, vần điệu. Nắm chắc được những đặc điểm thể loại, khám phá được những đặc điểm phong cách của tác giả. 
 2, Tác dụng giáo dục:
 Đọc diễn cảm giúp học sinh hình thành thế giới quan nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa. Đây là một trong những hoạt động rất mệt nhọc đòi hỏi sự sáng tạo. Nó đem lại cho các em niềm vui sướng trong sáng tạo, niềm say mê yêu thích lao động và những sản phẩm làm ra kích thích lao động rèn luyện những kỹ năng lao động. 
 Đọc diễn cảm là một phương tiện giáo dục bồi dưỡng đạo đức thẩm mĩ cho các em học sinh bởi giáo dục thẩm mĩ và giáo dục đạo đức bao giờ cũng gắn liền với nhau.Nó giúp cho các em cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn học làm cho học sinh yêu thích văn học từ đó có ý thức rèn luyện đọc diễn cảm. Ngoài ra, đọc diễn cảm còn góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước, nâng cánh ước mơ cho học sinh nhận thức về tình yêu quê hương đất nước, giúp học sinh nhận thức rõ tình cảm, hành động của mình đối với quê hương đất nước.Từ đó, các em có ý thức vươn lên trong học tập lao động, rèn luyện mình tốt hơn để sau này góp phần vào việc xây dựng quê hương, đất nước càng phồn vinh, giàu đẹp, ấm no, hạnh phúc.
III- Các biện pháp rèn luyện phương pháp đọc diễn cảm- Kết quả thực hiện : 
 1, Các biện pháp rèn luyện phương pháp đọc diễn cảm
1.1.Đọc diễn cảm của thầy :
 Việc đọc diễn cảm của thầy có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh xâm nhập cảm thụ tác phẩm văn học, người thầy xâm nhập vào tác phẩm qua việc cảm thụ và đọc diễn cảm. Từ những kiến thức có được, thầy giáo lựa chọn những kiến thức cần thiết cho sự hiểu đúng và sự thể hiện tác phẩm hay đoạn văn, bài thơ mà mình sẽ đọc. Khi đọc người thầy phải cố gắng để đạt được mức tối đa mức độ đọc . Như vậy người thầy phải có sự chuẩn bị kỹ ở nhà để trên lớp trước học sinh
 người thầy sẽ là một chuẩn mực cho học sinh, thầy phải đọc đúng, đọc hay, thật diễn cảm, bộc lộ được cảm xúc của nhà văn . Người thầy có thể có nhiều hình thức hướng dẫn học sinh đọc : Đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc , vừa đọc, vừa bình, vừa tóm tắt tác phẩm, đọc phân vai
 1.2 . Đọc diễn cảm của học sinh:
 Trong giờ học văn người học sinh cần phải có kiến thức về nghệ thuật đọc. Thông qua đọc, học sinh có thể dễ dàng tìm hiểu được giá trị của tác phẩm văn học. Học sinh ở THCS có tâm lý dễ tiếp thụ, dễ xúc cảm, hồn nhiên và dễ tin.Tư duy của học sinh mang tính cụ thể và hiểu nên dễ cho việc đọc diễn cảm đồng thời giúp cho người thầy dễ khêu gợi những cảm xúc của các em, kích thích các em đọc một cách thích thú.
 Học sinh đọc diễn cảm phải có những yêu cầu sau:
 * Phải chuẩn bị ở nhà một cách thông thạo và truyền đạt được màu sắc biểu cảm của tác phẩm 
 * Sự giản dị và tự nhiên
 * Sử dụng đúng giọng đọc
 * Đọc trên lớp, đọc chính khoá, đọc thêm, đọc ngoài giờ 
 * Thể hiện thái độ tình cảm của tác giả, nắm được kỹ năng, đặc điểm thể loại, phong cách
 Chú ý : Khi đọc diễn cảm giáo viên phải có sự đánh giá đúng đắn đối với học sinh, phải có thái độ khách quan phải uốn nắn cho các em nếu không sẽ mất hết cảm xúc và mất hết cả sự thông hiểu khi đọc.
 2,Kết quả :
 Từ những lý luận trên tôi thấy được tác dụng của đọc diễn cảm trong việc cảm thụ đánh giá tác phẩm văn học trong một giờ văn. Chính vì vậy tôi đã phát huy vai trò đọc diễn cảm trong giờ học văn và đã thu được kết quả đáng khích lệ. 
Đặc biệt tôi đã ứng dụng vào một bài dạy cụ thể để đối chiếu so sánh với những bài khác và bước đầu tôi đã thu được kết quả.
 Sau đây tôi xin giới thiệu qua hình thức hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm nhìn từ góc độ phát huy vai trò của phương pháp đọc diễn cảm:
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
 ( Ngữ văn 9 - tập 1 ) ( Phạm Tiến Duật ) 
 1- Những yêu cầu cần đạt :
 Thông qua việc đọc diễn cảm để giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh các chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn và làm sống dậy không khí của cuộc kháng chiến chống Mĩ của quân và dân ta. Để từ đó khơi dạy các em lòng yêu quê hương, đất nước.
 2 - Hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm thông qua đọc diễn cảm 
 2.1 Hướng dẫn học sinh tái hiện hình tượng thơ 
 GV đọc mẫu thật diễn cảm sau đó gọi học sinh đọc lại ( Có thể gọi hai em học sinh đọc toàn bài thơ - mỗi em đọc một đoạn ). Sau khi học sinh đọc giáo viên cần chú ý sửa chữa uốn nắn cho học sinh rồi ra câu hỏi cho học sinh tái hiện hình tượng thơ.
Ví dụ: Hãy trình bày cảm nhận ban đầu của em sau khi đọc bài thơ ? 
 Với câu hỏi này học sinh có thể nêu được cảm nhận ban đầu sau khi đọc bài thơ và như vậy giáo đã giúp học sinh tái hiện hình tượng từ việc đọc.
 2.2. Hướng dẫn học sinh đọc để tìm hiểu bố cục bài thơ :
 GV tiếp tục cho học sinh đọc ( Có thể là đọc thầm ) để học sinh tìm bố cục bài thơ.
 Ví dụ :Bài thơ có bố cục như thế nào? Học sinh từ việc đọc có thể phát hiện được bố cục bài thơ. Song giáo viên cần lưu ý cho học sinh bố cục bài thơ này
 rất đặc biệt không giống các bài thơ khác. Bài thơ viết về những chiếc xe không kính nhưng nhằm mục đích làm nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe, cho nên chỉ hai câu đầu và hai câu thơ đầu của khổ thơ cuối tác giả miêu tả hình ảnh những chiếc xe không kính còn lại là hình ảnh về những người lính lái xe.
 2.3. Hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh hình tượng thơ 
 a, Hình ảnh những chiếc xe không kính: 
 GV cho học sinh tìm đọc những câu thơ miêu tả về những chiếc xe không kính để học sinh tìm hiểu xem hình ảnh những chiếc xe không kính được nhà thơ miêu tả như thế nào. Từ việc đọc, học sinh hiểu được những chiếc xe đã bị biến hình, biến dạng do chiến tranh, từ đó học sinh có thể hiểu hơn về tính chất ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ.
 b, Hình ảnh những người lính lái xe :
 GV tiếp tục cho học sinh đọc diễn cảm để tìm hiểu về hình tượng những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn
 Sau khi đọc GV có thể nêu một số câu hỏi để học sinh chiếm lĩnh hình tượng thơ như : Hãy đọc và cho biết những cảm giác của người lính lái xe trong chiếc xe không có kính ? Người lính đã phải đối mặt với những khó khăn nào ? 
Người lính có những phẩm chất gì ?.
 Qua việc đọc cùng với sự giảng bình của GV học sinh sẽ hiểu tốt hơn về hình tượng người lính.
 2.4. Hướng dẫn học sinh đọc luyện tập:
 Sau khi học sinh đọc để chiếm lĩnh tác phẩm, giáo viên tiếp tục cho học sinh đọc lại bài thơ để đánh giá bài thơ và trình bày những cảm xúc của mình về bài thơ. 
 GV cho một học sinh đọc lại thật diễn cảm toàn bộ bài thơ, sau đó chọn một vài câu thơ hay thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ để đọc.
 Ví dụ: Xe vẫn chạy từ Miền Nam phía trước 
 Chỉ cần trong xe có một trái tim
 Trên đây là cách thức hướng dẫn học sinh cảm thụ tiếp nhận tác phẩm văn chương cụ thể là nhìn từ góc độ áp dụng phương pháp đọc diễn cảm để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Những vấn đề mà tôi đưa ra để áp dụng vào “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã sử dụng tối đa phương pháp đọc diễn cảm. Song việc tiếp nhận tác phẩm văn chương không chỉ có đọc mà người giáo viên phải kết hợp với các phương pháp khác như : Nêu vấn đề, bình giảng, phân tíchsong tất cả việc sử dụng các phương pháp trên đều được thực hiện trên nền đọc diễn cảm.
 Là một giáo viên dạy ngữ văn 9 ,tôi đã áp dụng phương pháp đọc diễn cảm vào bài dạy “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.Tuy kết quả đạt được chưa cao nhưng bản thân tôi cũng nhận thấy học sinh hiểu bài hơn và có hứng thú học tập hơn , tiết học thực sự mang lạI nhiều hiệu quả
C - Kết luận
 Đọc diễn cảm là một phương pháp trong hệ thống các phương pháp dạy học văn ở trường THCS. Nó là cơ chế xâm nhập tác phẩm giúp cho học sinh hiểu giá trị đích thực của tác phẩm văn học. Vì vậy cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc diễn cảm để làm cơ sở cho việc phân tích tác phẩm, hiểu cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương, tạo cho giờ học văn sôi nổi hấp dẫn. Hơn nữa đọc diễn cảm mang lại hiệu quả trong việc đào tào trí tuệ năng lực cảm thụ văn học vốn tri thức ngôn ngữ nói cho học sinh cùng với những phẩm chất đạo đức nhằm phát triển con người toàn diện.
 Trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở nhà trường Trung học cơ sở, phương pháp đọc diễn cảm cũng góp một phần không nhỏ. Nếu nhận thức đầy 
đủ vai trò tác dụng của phương pháp đọc diễn cảm thì sẽ làm cho việc dạy học văn phù hợp với nội dung bộ môn và tâm lý tiếp nhận của học sinh.
 Qua quá trình nghiên cứu về tác dụng và ứng dụng thực tiễn của phương pháp này tôi thiết nghĩ thầy cô giáo dạy văn trong nhà trường nên chú trọng phương pháp đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp các em tiếp nhận tác phẩm một cách tốt hơn.
 Tình trạng hiện nay ở nhà trường THCS phương pháp đọc diễn cảm vẫn chưa được chú trọng đúng mức ( Như đã nói ở phần mở đầu). Vì vậy thông qua bài viết này tôi mong rằng anh chị em giáo viên đồng nghiệp cần nhận thức đúng về tác dụng của phương pháp đọc diễn cảm trong giờ học văn nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy.
 Bài viết của tôi còn có nhiều thiếu sót, vì vậy rất cần đến ý kiến đóng góp, bổ sung. Tôi mong rằng anh chị em đồng nghiệp và những đồng chí cán bộ chỉ đạo chuyên môn góp ý nhiệt thành để tôi hoàn thiện đề tài này.
 Ngày 15 tháng 02 năm 2009
 Người thực hiện
 Phạm Thị Thìn
MỤC LỤC
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ . TRANG 1
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. . TRANG 1 
 II . MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .TRANG 2
 B. N ỘI DUNG.... TRANG 2
 I. CƠ SỞ, LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐỌC NÓI CHUNG  TRANG 2
 II.. TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐỌC DIỄN CẢM TRONG 
 VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY VĂN Ở THCS ... TRANG 4
 III. C ÁC BI ỆN PH ÁP R ÈN LUY ỆN PH Ư ƠNG PH ÁP Đ ỌC DI ỄN 
 CẢM-K ẾT QU Ả TH ỰC HI ỆN . TRANG 5
 C.KẾT LUẬN....TRANG 9
 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI
 1.HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG :
 -NHẬN XÉT	
 -XẾP LOẠI	
 2.HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC:
 -NHẬN XÉT:	
 -XẾP LOẠI:	

Tài liệu đính kèm:

  • doc11111111111111111.doc