Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tập làm văn: Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tập làm văn: Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

 Tập làm văn:

THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ

CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Hiểu sâu hơn về yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự, vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

2. Kĩ năng:

- Biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự.

3. Thái độ:

- Ý thức vận dụng yếu tố nghị luận khi làm văn.

B. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu tham khảo mở rộng kiến thức

2. Học sinh: - Chuẩn bị bài tập 2 sgk Văn 9 I/161

C. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành, luyện tập

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 3. Bài mới: GV giới thiệu tiết thực hành.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1107Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tập làm văn: Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn: 
Tiết 12 Ngày dạy: 
 Tập làm văn: 
THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
1. Kiến thức: 
- Hiểu sâu hơn về yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự, vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: 
- Biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự.
3. Thái độ: 
- Ý thức vận dụng yếu tố nghị luận khi làm văn.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu tham khảo mở rộng kiến thức
2. Học sinh: - Chuẩn bị bài tập 2 sgk Văn 9 I/161
C. PHƯƠNG PHÁP: - Thực hành, luyện tập
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	3. Bài mới: GV giới thiệu tiết thực hành.
THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
+ Bước 1: 
- HS thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- GV: Cho học sinh đọc văn bản “Lỗi lầm và sự biết ơn”.
- Chỉ ra yếu tố nghị luận thể hiện cụ thể ở những câu văn nào? Tác dụng của yếu tố nghị luận đó đối với việc làm nổi bật nội dung đoạn văn?
*Gợi ý: Yếu tố nghị luận chủ yếu được thể hiện trong câu trả lời của người được cứu. Nó làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
+ Bước 2: HS thực hành viết đoạn văn theo yêu cầu ở bài tập 2 sgk tập 1/161.
- GV: Hướng dẫn học sinh đọc bài tập, xác định yêu cầu.
- GV: Gợi ý cho học sinh những ý sau:
+ Người em kể là ai?
+ Người đó đã để lại một việc làm, lời nói, hay một suy nghĩ? 
+ Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
+ Nội dung cụ thể là gì? Nó giản dị, sâu sắc, cảm động như thế nào?
+ Bài học rút ra từ câu chuyện trên?
	+ Bước 3: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh viết bài (chia lớp thành 8 nhóm: 1 bài/nhóm).
- Các nhóm cử đại diện trình bày bài viết trước lớp.
- Cả lớp cùng góp ý, nhận xét, sửa chữa.
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa các bài của từng nhóm.
- Giáo viên biểu dương những bài viết tốt.
4. Củng cố: 
- Học sinh trình bày những vấn đề mà bản thân đã học hỏi được, có kinh nghiệm hơn sau khi thực hành viết bài văn.
5. Dặn dò: 
- Về nhà viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận chủ đề tự chọn. 
- Chuẩn bị bài: Lập dàn ý cho bài viết số 3
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -------------------eïf-------------------
Tuần 14 Ngày soạn: 
Tiết 14 Ngày dạy:
 Tập làm văn: 
 ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI
 NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: 
- Nắm kĩ về đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết.
3. Thái độ: 
- Giáo dục lòng yêu thích môn học.
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Đọc, nghiên cứu tài liệu SGK, SGV
2. Học sinh: - Xem lại kiến thức đã học
C. PHƯƠNG PHÁP: - Ôn tập, thực hành luyện tập...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Đối thoại và độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự 
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại
H: Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm?
H: Các hình thức đối thoại và độc thoại có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện không khí của câu chuyện và thái độ của những người tản cư?
H: Đặc biệt chúng giúp nhà văn thể hiện thành công diễn biến tâm lý nhân vật như thế nào?
- Học sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: HDHS luyện tập
Bài 1: Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích sgk văn 9 I/178.
Bài 2: Học sinh viết đoạn văn tự sự có sử dụng ba hình thức trên.
- Học sinh thực hành viết, sau đó trình bày 
- Học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét, ghi điểm.
I. Đối thoại và độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
+ Đối thoại: Đối đáp giữa 2 người trở lên.
+ Độc thoại: Nói với chính mình hoặc ai đó trong tưởng tượng (Nói thành lời, có gạch đầu dòng).
+ Độc thoại nội tâm: Diễn ra âm thầm trong suy nghĩ (Không thành lời, không gạch đầu dòng).
Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập
Bài 1: Đoạn trích miêu tả cuộc đối thoại diễn ra không bình thường giữa vợ chồng ông Hai. Ở đoạn trích có 3 lượt lời trao (lời bà Hai) nhưng chỉ có 2 lượt lời đáp (lời ông Hai):
+ Ở lời thoại đầu của bà Hai, ông Hai không đáp lại “nằm rũ ra ở trên giường không nói gì”.
+ Câu hỏi thứ hai của bà Hai, ông Hai chỉ “khẽ nhúc nhích” và đáp lại bằng một lời cụt ngủn “Gì?” có vẻ bực dọc.
+ Lần thứ ba, ông Hai cũng chỉ đáp lại lời bà Hai bằng một câu cộc lốc “Biết rồi!” (Giọng gắt lên).
=> Bằng việc tái hiện cuộc đối thoại này, tác giả đã làm nổi bật tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và hết sức thất vọng của ông Hai sau khi nghe tin làng theo giặc.
Bài 2: GV gợi ý cho học sinh chọn đề tài dễ sử dụng ba hình thức trên (VD: Kể lại tâm trạng của em khi vô ý làm mất một vật kỉ niệm của ba vô cùng quan trọng của ba mẹ.)
4. Củng cố: 
H: Tác dụng của đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong việc thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự?
5. Dặn dò: 
- Tập viết đoạn văn theo yêu cầu bài tập 2.
- Chuẩn bị bài: Người kêt chuyện trong văn bản tự sự. 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -------------------eïf-------------------
Tuần 15 Ngày soạn: 
Tiết 15 Ngày dạy:
 Tập làm văn: 
 NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
	1. Kiến thức: 
- Ôn lại kiến thức về người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kẻ với ngôi kể trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn.
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh có ý thức lựa chọn ngôi kể phù hợp trong văn bản. 
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Đọc, nghiên cứu tài liệu.
2. Học sinh: - Xem lại lí thuyết, chuẩn bị bài tập trang 193 sgk Văn 9 tập I.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Thảo luận, đàm thoai, thực hành...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: GV giới thiệu bài học.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Người kể trong văn bản tự sự
*GV: 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm về ngôi kể, ưu điểm và hạn chế của từng ngôi kể?
- Trong văn bản tự sự người kể là ai? Có vai trò gì?
*HS: 
- Ngôi kể thứ nhất, thứ ba ...
- Vị trí giao tiếp của người kể ...
àGV chốt lại bài học.
Hoạt động 2: HDHS luyện tập
- Gv gọi HS đọc bài tập 1a
H: So với đoạn trích ở phần 1, cách kể ở đoạn trích này có gì khác: Người kể ở đây là ai? Ngôi kể này có ưu điểm gì và hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên?
* GV gợi ý thêm: Cách kể ở đoạn trích có gì khác? Hãy làm sáng tỏ bằng cách trả lời các câu hỏi: Người kể chuyện là ai? Ngôi kể này có ưu điểm, hạn chế gì?
Bài 2a/193
- Gv hướng dẫn HS về nhà làm bài 2 còn lại.
I. Người kể trong văn bản tự sự 
- Ngôi kể.
+ Ngôi thứ nhất: Xưng “Tôi” (chủ quan).
+ Ngôi thứ ba: Giấu mặt (khách quan).
- Vai trò người kể chuyện: Dẫn dắt truyện (giới thiệu, miêu tả ...)
Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập
Bài 1a: 
- Người kể chuyện trong đoạn trích là nhân vật “Tôi”- Chú bé Hồng (ngôi thứ nhất) -Trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách.
- Ngôi kể này giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư, tình cảm; miêu tả được những diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong lòng nhân vật “Tôi”.
- Hạn chế của ngôi kể là khó miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều do đó dễ gây sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật.
Bài 2a:
- Với mỗi một nhân vật: Lời văn, sự kiện, cách kể phải thay đổi ít nhiều để phù hợp với ngôi kể thứ nhất. (Điều này học sinh rất dễ nhầm lẫn, giáo viên cần kịp thời điều chỉnh để học sinh thấy được sự lựa chọn người kể có một vai trò rất quan trọng trong văn bản tự sự)
4. Củng cố: 
H: Người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong văn bản tự sự?
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài, hoàn thành các bài tập còn lại
- Chuẩn bị bài: Thực hành viết đoạn văn tự sự
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -------------------eïf-------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12,14,15.doc.doc