Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tập quy tắc cú pháp Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tập quy tắc cú pháp Tiếng Việt

1. Khái quát về cấu trúc danh ngữ trong tiếng Việt.

 Trước khi đi vào nói rõ việc xác định cấu trúc danh ngữ trong tiếng

• Theo Nguyễn Tài Cẩn (Ngữ pháp tiếng Việt, NXBĐHQGHN,

2004)

Ở tiếng Việt, khi ta biết danh từ đó giữ một chức vụ này hay chức vụ

khác trong câu thì người ta hay đặt thêm vào bên cạnh nó các thành tố phụ để

làm thành một đoản ngữ. Và đoản ngữ có danh từ làm trung tâm được gọi là

danh ngữ. Danh ngữ cũng được ông chia làm 2 phần:

 - Phần trung tâm do danh từ đảm nhận.

 - Phần phụ trước và phần phụ sau của phần trung tâm được gọi chung là

định tố.

 Phần trung tâm được tác giả xác định nếu có kèm theo các danh từ chỉ loại

đứng trước thì ông xác định có 2 danh từ làm trung tâm.

 Ví dụ:

Một đoàn sinh viên khoa văn

Một cuốn sách này

phần đầu T1 T2 phần cuối

 

docx 71 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 910Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tập quy tắc cú pháp Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TẬP QUY TẮC CÚ PHÁP 
TIẾNG VIỆT 
SP8.5 – Đề tài KC.01.01.05/06-10 
Đào Minh Thu, Đào Thị Minh Ngọc, Nguyễn Mai Vân, Lê Kim Ngân, 
Lê Thanh Hương, Nguyễn Phương Thái, Đỗ Bá Lâm2
MỤC LỤC 
TẬP QUY TẮC CÚ PHÁP ................................................................................... 1
TIẾNG VIỆT......................................................................................................... 1
1. Cấu trúc danh ngữ ............................................................................................. 3
2. Cấu trúc động ngữ và tính ngữ........................................................................ 11
3. Cấu trúc giới ngữ và trạng ngữ ....................................................................... 19
4. Tập quy tắc cú pháp tiếng Việt cho thành phần câu........................................ 29
4.1. Thành phần câu ........................................................................................ 29
4.2. Chủ ngữ .................................................................................................... 31
4.3. Vị ngữ....................................................................................................... 34
4.4. Bổ ngữ ...................................................................................................... 42
5. Thời, thể trong tiếng Việt ................................................................................ 48
6. Tập quy tắc cú pháp tiếng Việt cho câu đơn thông thường............................. 62
6.1. Giới thiệu.................................................................................................. 62
6.2. Câu đơn .................................................................................................... 64
6.3. Cấu trúc câu đơn....................................................................................... 68
7. Nghiên cứu, xây dựng tập quy tắc cú pháp tiếng Việt cho câu đơn đặc biệt .. 74
7.1. Câu đơn đặc biệt....................................................................................... 74
7.1.1. Câu gọi, đáp ...................................................................................... 74
7.1.2. Câu tồn tại......................................................................................... 75
7.2. Câu rút gọn............................................................................................... 77
7.2.1. Câu rút gọn chủ ngữ ......................................................................... 77
7.2.2. Câu rút gọn vị ngữ ............................................................................ 80
8. Nòng cốt câu phức và ghép............................................................................. 82
9. Nghiên cứu, xây dựng tập quy tắc cú pháp tiếng Việt cho câu nghi vấn, câu 
cảm thán và câu cầu khiến................................................................................... 89
9.1. Câu nghi vấn và cấu trúc câu nghi vấn .................................................... 89
9.2. Câu cảm thán và cấu trúc câu cảm thán ................................................... 93
9.3. Câu mệnh lệnh và cấu trúc câu mệnh lệnh............................................... 94
Tài liệu tham khảo............................................................................................... 963
1. Cấu trúc danh ngữ
Nguyễn Mai Vân, Nguyễn Phương Thái 
Hiện nay có rất nhiều quan điểm nói về các vấn đề ngôn ngữ học nói chung 
cũng như các vấn đề ngữ pháp trong tiếng Việt nói riêng. Nói đến ngữ pháp 
tiếng Việt là nói đến một lĩnh vực rất đa dạng và phức tạp, trong đó cụm danh 
ngữ có vai trò và vị trí nhất định trong việc cấu tạo ngữ pháp tiếng Việt. 
1. Khái quát về cấu trúc danh ngữ trong tiếng Việt. 
 Trước khi đi vào nói rõ việc xác định cấu trúc danh ngữ trong tiếng 
• Theo Nguyễn Tài Cẩn (Ngữ pháp tiếng Việt, NXBĐHQGHN, 
2004) 
Ở tiếng Việt, khi ta biết danh từ đó giữ một chức vụ này hay chức vụ
khác trong câu thì người ta hay đặt thêm vào bên cạnh nó các thành tố phụ để
làm thành một đoản ngữ. Và đoản ngữ có danh từ làm trung tâm được gọi là 
danh ngữ. Danh ngữ cũng được ông chia làm 2 phần: 
 - Phần trung tâm do danh từ đảm nhận. 
 - Phần phụ trước và phần phụ sau của phần trung tâm được gọi chung là 
định tố. 
 Phần trung tâm được tác giả xác định nếu có kèm theo các danh từ chỉ loại 
đứng trước thì ông xác định có 2 danh từ làm trung tâm. 
 Ví dụ: 
Một đoàn sinh viên khoa văn 
Một cuốn sách này 
phần đầu T1 T2 phần cuối 
- Theo Nguyễn Tài Cẩn trung tâm của danh ngữ không phải 1 từ mà là 
bộ phận ghép gồm 2 vị trí T1 và T2 (xem VD trên). 
- T1 là trung tâm chỉ về đơn vị đo lường, T2 là trung tâm chỉ về sự vật 
được đem ra kế toán đo lường. T1 nêu chủng loại khái quát, T2 nêu sự
vật cụ thể. 
- T1 là trung tâm về mặt ngữ pháp, T2 là trung tâm về mặt ý nghĩa từ
vựng. Đứng về mặt liên hệ thực tế thì T2 có phần quan trọng hơn, 4
nhưng đứng về mặt tìm hiểu quy tắc ngôn ngữ thì T1 lại có phần quan 
trọng hơn. 
Phần phụ đầu và phần phụ cuối được tác giả xác định khá rõ (từ trang 229 
– 246) 
• Theo quan điểm của Diệp Quang Ban (Ngữ pháp tiếng Việt – Tập 
2 - NXBGD, 2005) 
 Cụm Danh từ cũng có cấu tạo chung gồm 3 phần: 
- Phần phụ trước 
- Phần trung tâm 
- Phần phụ sau 
Phần phụ trước thì có các yếu tố bổ sung nghĩa về mặt số lượng và tăng 
dần tính khái quát đối với phần trung tâm. 
Phần phụ sau thì có các yếu tố bổ sung nghĩa về mặt chất lượng và tăng 
dần tính cụ thể hoá đối với phần trung tâm. 
Phần trung tâm của danh ngữ thường là một danh từ hoặc một ngữ danh 
từ đảm nhận. Trong đó ngữ danh từ gồm một danh từ chỉ loại đứng trước 
và một danh từ chỉ sự vật hay một động từ, tính từ chỉ hoạt động, trạng 
thái, tính chất 
 Ví dụ : 
Tất cả những cái con mèo đen ấy 
 4 3 2 1 0 -1 -2 
Theo ví dụ trên: phần phụ trước là (4), (3), (2), (1) 
 Phần trung tâm là (0) 
 Phần phụ sau là (-1), (-2) 
• Theo Lê Văn Lý 
Ông xem danh từ là lớp từ có thể đứng sau những “chứng tự” như: cái, 
con, sự, kẻ, đồ, tức làm chứng cho tính chất danh từ của từ đứng 
sau, mặt khác danh từ đứng trước là thành phần được chỉ định trong 
quan hệ với danh từ đứng sau, còn thành phần đi sau có tác dụng định 
nghĩa cho thành phần đi trước và được gọi là thành phần chỉ , theo qui 5
tắc minh xác. Vì vậy ông coi danh từ đứng sau danh từ chỉ loại là 
thành phần chính của cụm danh từ. 
• Trong cuốn sách “Ngữ pháp tiếng Việt” (UBKHXH – 1983) cũng 
viết: 
 Danh ngữ là một ngữ mà có danh từ làm chính tố và cấu tạo 
của danh ngữ được chia làm: 
 - Phần chính tố (trung tâm của danh ngữ) trong các trường hợp 
bình thường là danh từ đơn thể, danh từ tổng thể, danh từ trừu tượng 
hay danh từ vị trí.Chính tố thuộc loại danh từ nào, thì điều đó quyết 
định việc dùng các loại phụ tố ở khu vực trước và sau nó. 
 Ví dụ: Tất cả những ý kiến đúng đắn ấy. 
 Toàn bộ những bức tranh rất quý kia. 
 Tất cả ba cái bàn gỗ ấy. 
- Khu vực trước và sau chính tố: Trước chính tố có thể bao gồm những 
phụ tố như phụ tố chỉ loại thể đơn vị, phụ tố chỉ số lượng, phụ tố chỉ
tổng thể  
 Ví dụ: Tất cả những trâu bò trong nông trường. 
 Những cuốn sách triết học mới xuất bản. 
 Tất cả bốn chiếc áo dài mới may. 
Khu vực sau của chính tố có thể bao gồm những loại phụ tố có chức năng hạn 
định sự vật bằng đặc điểm của nó. 
 Ví dụ: Tất cả mười con trâu ở xóm này. 
 Những tấn lương thực dự trữ. 
 Toàn thể nhân loại tiến bộ. 
Như vậy hiện nay có rất nhiều quan điểm xung quanh vấn đề về danh ngữ đặc 
biệt là khi đi vào xác định cấu trúc của danh ngữ6
Æ Hiện tại những phần phụ trước và phụ sau phần trung tâm không có 
gì bàn cãi. Phần trung tâm của danh ngữ có rất nhiều quan điểm khác 
nhau và còn khá nhập nhằng như trong Phụ lục II: Vài ý nghĩ hiện nay 
thì Nguyễn Tài Cẩn và Diệp Quang Ban cho rằng: cần xem xét lại hai 
hướng giải quyết sau để xác định danh từ trung tâm. 
- Hướng giải quyết cho rằng ở danh ngữ tiếng Việt, trung tâm là một bộ
phận ghép gồm một trung tâm ngữ pháp (loại từ, ví dụ từ con(vị trí 1)) 
và một trung tâm từ vựng (danh từ, ví dụ từ mèo(vị trí 0)).(8a, tr.293) 
- Hướng giải quyết cho rằng chính danh từ chỉ loại mới từ từ trung tâm, 
còn danh từ ở sau chỉ là thành tố phụ. (8a, tr 293) 
2. Từ những tham khảo nêu trên, chúng tôi – những người trực tiếp thực 
thi đề tài Treebank đã đúc kết và có sự lựa chọn của riêng mình để hoàn 
thành đề tài vừa có ý nghĩa thực tế, vừa mang lại hiệu quả cao. 
 - Cụm danh từ gồm có một bộ phận trung tâm do danh từ đảm nhiệm 
và các thành tố phụ. Các thành tố này chia làm hai bộ phận: một số thành tố phụ
đứng trước danh từ trung tâm tạo thành phần đầu của cụm danh từ, một số khác 
thì đứng sau danh từ trung tậm, tạo thành phần cuối của cụm danh từ. Cụm danh 
từ có dạng đầy đủ gồm có ba phần: phần đầu, phần trung tâm, phần cuối; dạng 
không đầy đủ chỉ có hai phần, thí dụ: 
 Cụm danh từ đầy đủ: Ba học sinh này 
 Cụm không đầy đủ gồm phần đầu và danh từ trung tâm: Ba học sinh 
 Cụm không đầy đủ gồm danh từ trung tâm và phần cuối: học sinh này 
 a. Danh từ trung tâm được thống nhất xác định là: 
+ Danh ngữ có danh từ làm trung tâm trong những trường hợp bản thân 
nó là danh từ chính, tức không có danh từ chỉ loại đứng trước (làng, 
màu, người, nơi, ngày hay một số danh từ chỉ tên riêng) 
Ví dụ: Những làng trong xã này. 
 Hai tháng ấy. 
 Tất cả những màu đỏ ấy. 
 + Danh ngữ nếu có danh từ chỉ loại đứng trước thì trong quá trình 
phân tích Treebank chúng tôi sẽ chọn từ này đảm nhận vai trò trung 7
tâm (chính) trong cụm danh từ đó vì danh từ chỉ loại hiểu rộng là tất cả
những từ có tính chất của từ loại danh từ và có nội dung ý nghĩa chỉ
thứ, hạng của sự vật, kể cả những danh từ có ý nghĩa từ vựng trực tiếp 
chỉ loại như: thứ, loại, hạng, kiểu... 
 Danh từ chỉ loại khá đa dạng và chúng ta thường gặp với vai 
trò thành tố chính cụm danh từ và trực tiếp đứng sau các số từ đếm: 
- Danh từ chỉ loại có thể đi với danh từ vật thể: cái, con, cây, cục, quyển, 
tờ, bức 
Ví dụ: Một con mèo đen ấy. 
 Những quyển sách giáo khoa kia. 
 Hai tờ giấy trắng. 
- Danh từ chỉ loại có thể đi cùng với danh từ thể chất: cục, hòn, thanh, 
tấm, miếng, giọt, luồng, hạt 
 Ví dụ: Tất cả những hạt điều ấy. 
 Mấy thanh nam châm đó. 
 Tất cả những giọt mồ hôi ấy. 
- Một số danh từ (có gốc động từ) chỉ đơn vị đại lượng cũng được xếp 
vào danh từ chỉ loại như: bó, nắm, ôm, vốc 
 Ví dụ: Một bó củi. 
 Mấy vốc gạo ấy. 
- Danh từ chỉ loại hiểu rộng ra còn bao gồm các trường hợp như: sự, nỗi, 
niềm, cuộc và từ để gọi tên các đơn vị vật thể rời gộp lại như: lũ, 
đàn, bầy, đoàn, bọn, tụi 
 Ví dụ: Một đàn cò trắng. 
 Một đoàn thanh tra. 
- Danh từ đơn vị đo lường đặt trước danh từ chỉ chất liệu cũng được 
chúng tôi xác định là danh từ chính: ... ết với nhau. Giữa các 
cụm chủ ngữ - vị ngữ này thường có hoặc chen được liên từ và, còn hoặc dấu 
phẩy (,). 
Ví dụ: a. Lan đang học lớp 1 còn em trai Lan thì mới đi mẫu giáo.
được phân tích thành: 
(S(S(NP-SUB Lan) 
 (VP-PRD đang học lớp 1)) 
 (C còn) 
 (S(NP-SUB em trai Lan) 86
 (C thì) 
 (VP-PRD mới đi mẫu giáo)) 
(. .)) 
b. Hoa hồng màu đỏ, hoa huệ màu trắng, hoa cúc thì màu vàng. 
(S(S(NP-SUB hoa hồng) 
 (NP-PRD màu đỏ)) 
 (, ,) 
 (S(NP-SUB hoa huệ) 
 (NP-PRD màu trắng)) 
 (, ,) 
 (S(NP-SUB hoa cúc) 
 (C thì) 
 (NP-PRD màu vàng)) 
(. .)) 
c. Quê Lan ở Thanh Hoá, quê Hồng ở Nghệ An còn Minh thì ở Hà Nội. 
(S(S(NP-SUB Quê Lan) 
 (VP-PRD ở Thanh Hoá)) 
 (, ,) 
 (S(NP-SUB quê Hồng) 
 (VP-PRD ở Nghệ An)) 
 (C còn) 
 (S(NP-SUB Minh) 
 (C thì) 
 (VP-PRD ở Hà Nội)) 
(. .)) 
2. 2 Câu ghép chính phụ
 Là câu gồm có hai hay nhiều cụm chủ ngữ - vị ngữ liên kết với nhau bằng các 
cặp quan hệ từ. Ở dạng câu ghép này nòng cốt chủ ngữ - vị ngữ đứng trước 
thường được coi là vế chính, thông báo về điều kiện, lí do, nguyên nhân, mục 87
đích,... đảm bảo để có sự xuất hiện, tồn tại... của sự tình nêu ở nòng cốt chủ ngữ
- vị ngữ đứng sau. Các cặp quan hệ từ thường được sử dụng là: 
Vd: Tuy... nhưng... (hoặc song), (mặc) dù... nhưng... (hoặc song), nếu... thì.., hễ... 
thì..., không những... mà (còn)..., sở dĩ...(là) vì... 
Ví dụ: 
a. Nếu anh đến thì tôi cũng không có ở nhà. 
(S(S-CND(C nếu) 
 (NP-SUB anh) 
 (VP-PRD đến)) 
 (C thì) 
 (S(NP-SUB tôi) 
 (VP-PRD cũng không có ở nhà)) 
(. .)) 
b. Miễn là ông ấy đồng ý thì mọi việc đều coi như xong. 
(S(S-CNC(C miễn là) 
 (NP-SUB ông ấy) 
 (VP-PRD đồng ý)) 
 (C thì) 
 (S(NP-SUB mọi việc) 
 (VP-PRD đều coi như xong)) 
(. .)) 
Trong một số trường hợp, một trong hai quan hệ từ này có thể vắng mặt do ngữ
cảnh giao tiếp đủ để hiểu: 
c. (Sở dĩ) Nam học giỏi là vì cậu ấy rất chăm chỉ. 
(S(S-RES(NP-SUB Nam) 
 (VP học giỏi)) 
 (C là vì) 
 (S(NP-SUB cậu ấy) 
 (AP-PRD rất chăm chỉ)) 88
(. .)) 
Các kí hiệu trong bài viết: 
S: Câu 
SUB: chủ ngữ
PRD: vị ngữ
NP: cụm danh từ
VP: động ngữ
AP: tính ngữ
DOB: bổ ngữ trực tiếp 
CNC: chỉ ý nhượng bộ
CND: chỉ điều kiện 
RES: chỉ kết quả 
PRP: chỉ lí do, mục đích 
C: liên từ. 89
9. Nghiên cứu, xây dựng tập quy tắc cú pháp tiếng Việt cho câu 
nghi vấn, câu cảm thán và câu cầu khiến 
Lê Thanh Hương, Đỗ Bá Lâm 
9.1. Câu nghi vấn và cấu trúc câu nghi vấn 
Câu nghi vấn thường được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và 
chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu đó. Câu hỏi được chia 
thành hai loại lớn: 
• Hỏi trống 
• Hỏi có dự kiến chọn lựa để trả lời. Trong loại này còn có thể chia thành 
mấy kiểu nhỏ: 
Chọn lựa xác định mang tính chất khẳng định hay phủ định 
Chọn lựa không xác định, tức là chọn từ hàng loạt khả năng khác nhau 
Thực chất việc phân chia này là dựa vào “cái không rõ” nằm ở thành phần nào 
của câu hỏi tương ứng với câu trả lời. 
Câu nghi vấn trong tiếng Việt được cấu tạo nhờ các phương tiện sau đây: 
n Các đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, thế nào, sao, bao nhiêu, mấy, bao giờ, bao 
lâu, đâu Câu nghi vấn dùng đại từ nghi vấn được dùng để hỏi vào những điểm 
xác định trong câu điểm hỏi là điểm chứa đại từ nghi vấn. Do đó ngay cả khi câu 
bị tách khỏi tình huống nói và ngữ cảnh cũng có thể nhận biết được điểm hỏi. 
Có thể gọi đây là câu nghi vấn rõ trọng điểm. 
Vì sao lại thế? 
Bao giờ anh đi? 
Họ vẫn chưa đến? 
Tên của anh ấy là gì? 
Cái này là cái gì? 
Mô hình tổng quát: 
 = ? 90
 = ? 
 = ? 
o Kết từ “ hay”: Câu nghi vấn có kết từ hay dùng để hỏi có hạn chế trong khả
năng trả lời một trong những đề nghị được đưa ra. Vì vậy kiểu câu nghi vấn này 
còn được gọi là câu nghi vấn lựa chọn. 
Mô hình tổng quát: 
 = hay ? 
 (vd, Anh đi hay tôi đi?) 
 = hay ? 
 (vd, Ông ấy đã đến hay chưa?) 
 = hay không ? 
 (vd, học hay không học?) 
 = hay không ? 
 (vd, sợ hay không sợ địch?) 
 = hay không ? 
 (vd, sợ chết hay không sợ?) 
 = hay không ? 
 (vd, sợ chết hay không sợ chết?) 
p Các phụ từ nghi vấn:
Một số cấu trúc thường gặp: 
1. có ... không? 
 Anh có tìm được cây bút không? 
 Có quyển sách nào trong ngăn kéo không? 
 Mô hình tổng quát: 
 = (có*) không ? 
 = (có*) không? (vd, đi không?) 
 = Có không ? 91
2. có phải ... không? 
Có phải anh này không? 
Có phải em vẽ tranh này không? 
 Mô hình tổng quát: 
 = Có phải không ? 
 = Có phải không ?
3. đã ... chưa? 
Anh hai đã đi chưa? 
Con đã làm bài tập chưa? 
 Mô hình tổng quát: 
 = đã chưa ?
4. ... xong ( rồi, xong rồi) chưa? 
Anh làm xong bài tập chưa? 
 Mô hình tổng quát: 
 = chưa/xong chưa ? 
q Các tiểu từ chuyên dụng: câu nghi vấn có tiểu từ chuyên dụng nếu không 
được dùng kèm vói các phương tiện khác thì điểm hỏi trong câu sẽ rất mơ hồ. 
Có thể gọi đây là kiểu câu nghi vấn không rõ trọng điểm. Một số tiểu từ chuyên 
dụng là à, đấy à, nhỉ, ư, hả, hở, hử, chăng, không, sao, ... 
Hôm qua bác về nhà đấy à? 
 Bác lấy quyển sách này ạ? 
Mô hình tổng quát: 
 = 
r Ngữ điệu: Tiếng Việt là một ngôn ngữ đa thanh, vì vậy việc sử dụng ngữ điệu 
để phân biệt câu theo mục đích nói là khá hạn chế. Trong phạm vi xử lý văn bản, 
chúng tôi không xử lý thông tin này. 92
Nếu xét về mặt quan hệ cấu trúc nội tại của câu hỏi, ta có thể thấy một loại câu 
hỏi mà trong đó có hai cái không rõ cùng có quan hệ với nhau. Trong một câu có 
hai từ để hỏi: một từ chuyên dùng hỏi về cái không rõ và ứng với thành phần câu, 
một từ đệm thêm để bổ sung cho câu hỏi, nhằm khẳng định hoặc hoài nghi cho 
cái không rõ của vế hỏi chính. 
Ví dụ: 
Có ai nghe thấy tiếng gì rộn rã trong pháo giao thừa đêm nay? (L.Q.K) 
Cái gì ở Bắc Việt đã thay đổi tâm tình của bà như thế? (L.Q.K) 
 Các câu hỏi có sự liên hợp những cái không rõ thường là những câu có bổ
ngữ. Bổ ngữ là một câu hỏi chính. Ví dụ: 
 Tôi không biết nó muốn gì? 
Loại câu này thường được xây dựng trên cơ sở câu kể ở phần chủ-vị của toàn 
câu. Những câu này là câu có cấu trúc câu hỏi phụ thuộc. Các cấu trúc chính của 
dạng câu hỏi phụ thuộc là: 
1. Chủ ngữ và bổ ngữ đối tượng 
Ví dụ: 
 Tôi không biết nó muốn gì? 
2. Tổ hợp giới từ
Ví dụ: 
 Tôi sẽ đến hay không tùy thuộc vào việc cô ta có mời tôi hay không? 
3. Danh từ và cấu trúc giải thích hoặc cấu trúc đồng vị
Ví dụ: 
 Vấn đề liệu anh có nên trở về quê cũ không đã đè nặng tâm hồn anh. 
4. Cấu trúc nhượng bộ
Ví dụ: 
 Cái gì đến nó sẽ đến cho dù chúng ta có ngăn cản hay không? 
 Tôi sẽ kể anh nghe cho dù anh có thích hay không? 
Những động từ, tính từ thường có bổ ngữ là câu hỏi là: 
• Những động từ có ý nghĩa hỏi han: hỏi, đòi, nhắn, yêu cầu, điều tra, thăm 
viếng, nói, v.v 93
• Những động từ có ý nghĩa thông báo: báo, nghe, thấy, thuyết minh, trình 
bày, v.v 
• Những động từ có ý nghĩa trạng thái tinh thần hoặc quá trình nhận thức: 
quyết tâm, nhận được, gặp gỡ, tuân thủ, hiểu rõ, v.v 
• Những tính từ: chắc chắn, thích hợp, quan trọng, để ý, quan tâm, v.v
9.2. Câu cảm thán và cấu trúc câu cảm thán 
Câu cảm thán được dùng khi cần thể hiện đến một mức độ nhất định những tình 
cảm khác nhau, thái độ đánh giá, những trạng thái tinh thần khác thường của 
người nói đề cập hoặc ám chỉ. Câu cảm thán có dấu hiệu hình thức riêng là kết 
thúc bằng dấu chám than. Câu cảm thán tiếng Việt được cấu tạo bằng những 
phương tiện sau đây: 
n Thán từ (hay còn gọi là cảm từ): Tự mình làm thành câu, hoặc kết hợp với từ
khác, hoặc làm thành phần phụ của câu. 
Ô hay! Bà cứ tưởng con đùa. ( Nam Cao). 
Ôi sức trẻ! (Tố Hữu). 
Lối kết hợp thán từ với thực từ: 
Buồn ơi là buồn! 
Con ơi là con! 
o Tiểu từ “ thay”, “ nhỉ “ đứng cuối câu: 
Thương thay cũng một kiếp người! 
Hại thay mang lấy sắc tài mà chi! ( Nguyễn Du) 
Bố mày khôn nhỉ! (Nguyễn Công Hoan) 
Câu cảm thán dùng tiểu từ “thay” nhiều khi được cấu tạo theo lối danh từ
chủ thể đứng sau vị từ: 
Vinh quang thay những vị anh hùng dân tộc! 
p Dùng phụ từ: lạ, thật, quá, ghê, thế, dường nào, biết mấy... 
Thế thì tốt quá! ( Nam Cao) 
 Con này gớm thật! (Nguyên Hồng) 
q Khuôn hình không chứa thán từ: sao mà, ... chết đi được. 94
Sao mà đời nó tù túng, nó chật hẹp, nó bần tiện thế! ( Nam Cao). 
Mừng chết đi được! 
r Dùng ngữ điệu. 
Một số cấu trúc câu cảm thán thường gặp:
 = ! 
 = ! 
 = ! 
 = ! 
 = ! 
9.3. Câu mệnh lệnh và cấu trúc câu mệnh lệnh 
Câu mệnh lệnh còn được gọi là câu cầu khiến bày tỏ ý muốn nhờ hoặc bày tỏ ý 
muốn nhờ hay bắt buộc người nghe thực..hiện điều nêu lên trong câu. 
Câu mệnh lệnh đích thực của tiếng Việt được cấu tạo từ những phụ từ tạo 
ý mênh lênh, bằng ngữ điệu mệnh lệnh cộng với điều kiện là chỉ chứa những từ
liên quan đến nội dung mệnh lệnh. 
Các phụ từ mệnh lệnh đứng trước vị từ hay gặp là: Hãy, đừng, chớ... 
Các phụ từ mệnh lệnh đứng sau vị từ hay gặp là: đi, đi thôi, nào, đi nào... 
Các động từ xuất hiện trong câu mệnh lệnh là: chúc, mong, cầu mong,
Các động từ khuyên bảo, sai khiến: khuyên, sai, bảo, cấm, ... 
Hãy tính độ dài đoạn thẳng AB! 
Đừng nói thế! 
 Chớ có mà quên nhé! 
Đi đi em! 
 Im! 
 Xung phong! 
Câu mệnh lệnh có thể hướng về ngôi thứ hai, ngôi thứ ba và cả ngôi thứ
nhất số nhiều. 95
Ví dụ: 
Anh im đi! (ngôi thứ hai) 
Ai làm ồn thì đứng dậy! (ngôi thứ ba) 
Chúng ta đi nào! (ngôi thứ nhất số nhiều) 
Một số cấu trúc câu mệnh lệnh thường gặp:
 = ! 
 = ! 
 = ! 
 = ! 96
Tài liệu tham khảo 
Diệp Quang Ban. “Ngữ pháp tiếng Việt”, NXB Giáo Dục – 2007 
Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt – Tập 2 - NXBGD, 2008 
Mc Cawley 1968, "The role of Semantics in a Grammar" in "Universals in 
linguistics theory". 
Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt, NXBĐHQGHN, 2004 
Nguyễn Hồng Cổn, Cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt: chủ -vị hay đề - thuyết, 
ngonnguhoc.org. 
Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt - từ loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 
2001. 
Trương Thị Thu Hà. Hư từ chỉ thời, thể trong tiếng Việt và tính chủ quan trong 
phát ngôn có chứa các hư từ đó. Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 5/2008 
Cao Xuân Hạo (1991). Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng (tập 1). Nxb 
Khoa học Xã hội, Tp Hồ Chí Minh. 
Nguyễn Văn Hiệp, Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục, 2008. 
Hoàng Trọng Phiến (1980). Ngữ pháp tiếng Việt: Câu. Nxb ĐH và THCN, H. 
Trần Kim Phượng. Ngữ pháp tiếng Việt những vấn đề về thời thể. 
Nguyễn Thị Quy, Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó, Hà Nội, 
1995. 
Nguyễn Kim Thản. Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt. NXB Khoa học. 1964. 
Lê Quang Thiêm, Ngữ nghĩa học, Nxb Giáo dục, 2008. 
Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp, Thành phần câu tiếng Việt, NXBGD, 
2004. 
Ngữ pháp tiếng Việt ,UBKHXH – 1983 
Nguyễn Như Ý chủ biên. Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học. NXB Giáo 
dục. 1996. 
Nhiều tác giả. “Ngữ pháp tiếng Việt”. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội – 2000.

Tài liệu đính kèm:

  • docxQUY TAC TRONG TIENG VIET.docx