Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 18

Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 18

Trả bài kiểm tra Tiếng việt

 A. Mục tiêu cần đạt:

 Qua giờ trả bài, giúp học sinh:

 - Củng cố, ôn tập lại kiến thức về tiếng việt đã học ở lớp 6, 7, 8 và học kì I lớp 9

 - Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra

 - Giáo dục ý thức tự giác học - ôn - kiểm tra

 B. Chuẩn bị:

 - GV: sgk, sgv Ngữ văn 9

 - HS:

 C. Tiến trình hoạt động:

 Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 Bước 2: Kiểm tra: Kiểm tra bài cũ

 - Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp khác nahu ở điểm nào?

 - Nhắc lại các phương châm hội thoại được sửe dụng trong giao tiếp? Có phải bao giờ người nói cũng phải tuân thủ phương châm hội thoại không?

 Bước 3: Bài mới

 I. Đề bài: GV nhắc lại đề bài và nêu yêu cầu của đề.

 II. Nhận xét chung:

 1. Những ưu điểm:

 - Câu 1 và câu 2 học sinh đều làm bài tương đối tốt, biết nhận diện đúng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp, nêu được lí do để nhận biết lời dẫn.

 - Câu 1 học sinh đã biết phân tích tác dụng của lời dẫn trực tiếp và sự vắng mặt của từ ngữ xưng hô khi tác giả khắc hoạ tính cách nhân vật.

 - Câu 1. c : Đa số học sinh đã tìmđúng từ Hán Việt theo công thức cho sẵn.

 - Câu 2: Học sinh có nhận xét đúng về phương châm hội thoại, nối đúng cột A và B.

 - Kĩ năng làm bài trắc nghiệm tương đối tốt.

 2. Những nhược điểm:

 - Chủ yếu tập trung ở câu 3.

 - Yêu cầu của câu 3 là phân tích tác dụng của phép tu từ điệp ngữ , nhân hoá trong đoạn văn. Nhưng học sinh còn gạch các đầu dòng chưa viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh.

 - Khi phân tích tác dụng của nghệ thuật con chung chung, chưa nêu được đây là một ẩn dụ tượng trưng cho con người Việt Nam.

 - Một số bài trìnhbày cẩu thả.

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ ba ngày 02 tháng 01 năm 2007
	Ngữ văn. Bài 17. Tiết 86:
	Trả bài kiểm tra Tiếng việt
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua giờ trả bài, giúp học sinh:
	- Củng cố, ôn tập lại kiến thức về tiếng việt đã học ở lớp 6, 7, 8 và học kì I lớp 9
	- Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra
	- Giáo dục ý thức tự giác học - ôn - kiểm tra
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS:
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra: Kiểm tra bài cũ
	- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp khác nahu ở điểm nào?
	- Nhắc lại các phương châm hội thoại được sửe dụng trong giao tiếp? Có phải bao giờ người nói cũng phải tuân thủ phương châm hội thoại không?
	Bước 3: Bài mới
	I. Đề bài: GV nhắc lại đề bài và nêu yêu cầu của đề.
	II. Nhận xét chung:
	1. Những ưu điểm:
	- Câu 1 và câu 2 học sinh đều làm bài tương đối tốt, biết nhận diện đúng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp, nêu được lí do để nhận biết lời dẫn.
	- Câu 1 học sinh đã biết phân tích tác dụng của lời dẫn trực tiếp và sự vắng mặt của từ ngữ xưng hô khi tác giả khắc hoạ tính cách nhân vật.
	- Câu 1. c : Đa số học sinh đã tìmđúng từ Hán Việt theo công thức cho sẵn.
	- Câu 2: Học sinh có nhận xét đúng về phương châm hội thoại, nối đúng cột A và B.
	- Kĩ năng làm bài trắc nghiệm tương đối tốt.
	2. Những nhược điểm:
	- Chủ yếu tập trung ở câu 3.
	- Yêu cầu của câu 3 là phân tích tác dụng của phép tu từ điệp ngữ , nhân hoá trong đoạn văn. Nhưng học sinh còn gạch các đầu dòng chưa viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
	- Khi phân tích tác dụng của nghệ thuật con chung chung, chưa nêu được đây là một ẩn dụ tượng trưng cho con người Việt Nam.
	- Một số bài trìnhbày cẩu thả.
	III. Chữa bài cụ thể
	1. Đọc một bài còn hạn chế.
	2. Gọi học sinh khác nhận xét lỗi sai.
	3. Yêu cầu học sinh lên bảng chữa ( viết đoạn văn )
	4. Học sinh dưới lớp làm vào vở.
	IV. Thống kê điểm:
Lớp
< 5
Điểm 5 - 6
Điểm 7 - 8
Điểm 9 - 10
% TB
9B
	Bước 4: Củng cố
	- Nhắc lại một số yêu cầu khi làm bài, rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra sau
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Ôn tập kĩ các bài Tiếng Việt trong học kì I
Thứ hai ngày 08 tháng 01 năm 2007
	Ngữ văn. Bài 17. Tiết 87:
Trả bài kiểm tra văn
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua giờ trả bài, giúp học sinh:
	- Củng cố lại kiến thức văn bản phần văn học hiện đại
	- Rèn kĩ năng làm bài
	- Rèn ý thức học - ôn - kiểm tra nghiêm túc
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Ôn tập phần văn
 	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Đọc thuộc lòng một bài thơ mà em thích nhất? Nói rõ lí do vì sao?
	- Tóm tắt ngắn gọn nội dung một truyện ngắn mà em cho là hay nhất trong cộng hoàưng trình đã học? Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện ngắn đó?
	Bước 3: Bài mới
	I. Đề bài: 
	- GV đọc lại đề và nêu yêu cầu của đề theo yêu cầu đã soạn trong tiết 75
	II. Nhận xét chung:
	1. Những ưu điểm
	- Hầu hết học sinh ở lớp đều nắm vững yêu cầu của đề, có sự chuẩn bị bài tốt, ôn tập chu đáo.
	- Phần trắc nghiệm học sinh đều làm tương đối tốt, lựa chọn đúng phương án cần tìm.
	- Phần tự luận:
	+ Câu 1: Tóm tắt truyện ngắn Làng của Kim Lân: Học sinh tóm tắt đủ ý
	+ Câu 2: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long: Học sinh đều biết cách làm bài , bước đầu có sự hiểu biết nhất định.
	2. Những nhược điểm:
	- Câu 4 phần trắc nghiệm một số bài chọn chưa đúng phương án. Từ ấp iu có khả năng gợi tả vừa có khả năng gợi cảm.
	- Câu 1 phần tự luận một số bài tóm tắt còn dài quá, gần như kể lại câu chuyện. Một số bài lại tóm tắt đơn giản quá nên còn thiếu một số chi tiết.
	- Câu 2 phần tự luận: Còn một số học sinh chưa biết cácộng hoà trình bày:
	+ Còn gạch đầu dòng các ý cần nêu.
	+ Phân tích hơi dài về các giá trị của truyện.
	+ Một số bài mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra các đặc điểm của anh thanh niên mà chưa chú ý phân tích cụ thể.
	+ Lời văn chưa lưu loát, còn để sai lỗi diễn đạt hoặc sai lỗi chính tả nhiều.
	+ Một số bài dùng từ còn nôm na, chữ viết cẩu thả.
	- Một số bài điểm chưa cao: Việt Anh, Đức, Phong, Uý, Thượng.
	III. Chữa một số lỗi cụ thể
	1. GV trả bài cho học sinh.
	2. Yêu cầu học sinh theo dõi vào những lỗi sai trong bài làm của mình.
	3. GV gọi học sinh tự nhận xét theo bài của mình.
	4. Hướng dẫn học sinh chữa bài vào vở.
	IV. Thống kê điểm
Lớp
< 5
Điểm 5 - 6
Điểm 7 - 8
Điểm 9- 10
% trên TB
9B
	Bước 4: Củng cố
	- Nhắc lại một số yêu cầu làm bài
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Ôn tập kĩ phần văn học trung đại và văn học hiện đại chuẩn bị thi họckì I
 _________________________________________________________________
Thứ ba ngày 09 tháng 01 năm 2007
	Ngữ văn. Bài 17. Tiết 88:
Tập làm thơ tám chữ
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua giờ học, giúp học sinh:
	- Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ củng cố kiến thức về thơ tám chữ, về vần, âm...
	- Bước đầu tập làm thơ tám chữ
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Một số bài thơ tám chữ
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	 Nêu đặc điểm của thể thơ tám chữ?
	- Đọc một bài thơ tám chữ mà em biết?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
- GV sử dụng bảng phụ ghi nội dung các khổ thơ
? Nhận xét các khổ thơ
- Số chữ/ câu
- Vần 
- Nhịp
? Nhận xét các đoạn thơ trên về : vần, nhịp
Học sinh tự chọn các đoạn thơ 8 chữ, nhận xét về cách gieovần, ngắt nhịp
? Hãy đọc một đoạn thơ tám chữ?
? Nêu nhận xét của em về đặc điểm của đoạn thơ đó?
I. Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ
- Đoạn 1: 
... Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay
Cảnh cơ hàn nơi nước đọng, bùn lầy
Thú xán lạn mơ hồ trong ảo mộng
Chí hăng hái ganh đua đời náo động
Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê...
 ( Thế Lữ - Cây đàn muôn điệu)
- Đoạn 2: 
... Cây bên đường, trụi lá đứng tần ngần
Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái
Và giữa vườn im, hoa run sợ hãi
Bao nỗi phôi pha, khô héo rụng rời
 ( Xuân Diệu - Tiếng gió)
- Đoạn 3: 
... Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng
Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ
Chim trên cành há mở hát ra thơ
Xuân là lúc gió về không định trước
Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược
Mây bay đi để hở một khung trời
Thế là xuân ngày chỉ ấm hơi hơi
Như được nắm một bàn tay son sẻ...
 (Xuân Diệu - Xuân không màu)
- Đoạn 4: 
... Nhổ neo rồi, thuyền ơi! Xin mặc sóng
Xô về đông hay dạt tới phương đoài
Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng
Lòng cô đơn cay đắng họa dần vơi
 ( Vũ Hoàng Chương - Phương xa)
 Nhận xét:
- Các khổ thơ sử dụng vần chân một cách rất linh hoạt: có vần tạo thành cặp đi liền nhau, có vần gián cách...
- Cách ngắt nhịp cũng hết sức linh hoạt.
2. Thực hành tìm hiểu các đoạn thơ tám chữ
( HS tự nêu )
	Bước 4: Củng cố
	- Nhắc lại một số đặc điểm để nhận diên thể thơ tám chữ
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Tự tìm hiểu các đoạn thơ tám chữ
	- Tập sáng tác thơ tám chữ
 _______________________________________________________________
Thứ tư ngày 10 tháng 01 năm 2007
	Ngữ văn. Bài 17. Tiết 89
	Tập làm thơ tám chữ	
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
	- Bước đầu làm quen với việc làm thơ tám chữ: viết tiếp những câu thơ vào bài ( đoạn ) thơ sau đó tự sáng tác thơ bằng thể thơ tám chữ.
	- Rèn kĩ năng thực hành làm thơ, phát triển năng khiếu của học sinh
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Tập làm một bài thơ tám chữ.
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Đọc một bài thơ tám chữ do em sáng tác hoặc sưu tầm? 
	- Phân tích đặc điểm của thể thơ đó?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Yêu cầu:
- Câu mới phải đủ tám chữ
- Phải đảm bảo logic với câu đã cho
- Phải đảm bảo về vần
* Có thể chọn một trong những câu tám chữ sau:
Sao bâng khuâng trước những cánh...
Cho một người thơ thẩn ngắm...
Chợt giật mình nghe ai gọi...
* Có thể chọn:
- Những trái chín có từ ngày...
- Ai hái tặng ai để nhớ...
- Tôi thẫn thờ nắm cành táo...
GV nêu đề tài
HS tự do sáng tạo theo yêu cầu của đặc điểm loại thơ tám chữ
I. Viết thêm 1 câu thơ để hoàn thành khổ thơ:
1. Cành mùa thu đã mùa xuân nảy lộc
Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông
Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước
... ?
 ( Đỗ Bạch Mai - Trước dòng sông )
( Mà sông bình yên nước chảy theo dòng )
2. Nhưng sớm nay tôi chợt đứng sững sờ
Phố Hàng Ngang dâu da xoan nở trắng
Và mưa rơi thật dịu dàng, êm lặng
... ?
 ( Bế Kiến Quốc - Dâu da xoan )
( Cho một người nào đó ngạc nhiên hoa )
3. Có lẽ nào để tuột khỏi tay em
Những trái chín chắt chiu từ đất mẹ
Những trái chín lẫn buồn vui tuổi trẻ
... ?
 ( Hoàng Thế Sinh - có một đêm như thế )
( Tôi nắm chặt hơn ngọn táo nhọn gai )
II. Tập làm thơ tám chữ theo đề tài 
1. Nhớ trường :
Ví dụ: 
 Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế
 Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông 
Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng
Xa bạn bè, long bỗng thấy bâng khuâng
2. Dòng sông quê hương
Ví dụ: 
Con sông quê ra tuổi thơ trong mơ
Giữa những hoàng hôn ngời lên ánh mắt
Gặp nhau hồn nhiên nụ cười rất thật
Để mai ngày thao thức viết thành thơ...
	Bước 4: Củng cố
	- Nhận xét giờ thực hành
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Tiếp tục sáng tác các tác phâm thơ tám chữ
	- Chuẩn bị bài: Bàn về đọc sách
 __________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 12 tháng 01 năm 2007
	Ngữ văn. Bài 17. Tiết 90
Trả bài kiểm tra tổng hợp học kì I
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua giờ trả bài, giúp học sinh:
	- Ôn lại các kiến thức, kĩ năng được thể hiện trong bài kiểm tra, thấy được ưu điểm, hạn chế trong bài làm từ đó tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Ôn tập toàn bộ chương trình
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Có những phương châm hội thoại nào được sử dụng trong giao tiếp?
	- Làm văn tự sự cần kết hợp các yếu tố nào để câu chuyện thêm sinh động?
	Bước 3: Bài mới
	I. Đề bài và yêu cầu của đề:
	- GV đọc lại đề, nêu yêu cầu của để .
	II. Nhận xét chung:
	1. Những ưu điểm
	- Nhìn chung học sinh đã có kĩ năng cơ bản để làm bài tập trắc nghiệm.
	- Phần lớn cá c câu hỏi trắ c nghiệm học sinh đều làm đúng.
	- Đa số học sinh hiểu đề; làm bài đủ ba phần.
	- Nội dung tự luận đầy đủ, biết kết hợp hài hoà cá c yếu tố tự sự, miêu tả, miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, nghi luận
	- Nhiều bài viết có cảm xúc chân thật, văn viết mạch lạc, rõ ràng.
	2. Những nhược điểm
	- Cá c câu 4 và câu 5 học sinh còn để nhầm lẫn.
	+ Phương cộng hoàâm hội thoại được tuân thủ trong đoạn thơ trích ở Mã Giám Sinh mua Kiều là phương châm quan hệ.
	+ Trong đoạn thơ người kể chuyện chính là tá c giả.
	- Một số bài lại chọn: Không rõ tác giả là chưa hiểu đúng bản chất.
	- Một số bài nội sung còn sơ sài, trình bày cẩu thả: Phong, Tú, Kênh, Trưởng, Uý
	III. Chữa một số bài cụ thể
	- GV cho học sinh xem lại bài.
	- Giải đáp các thắ c mắ c của học sinh
	- Yêu cầu học sinh sửa những lỗi cụ thể trong bài viết của mình.
	- Thu lại bài .
	Bước 4: Củng cố
	- Trả bài: học sinh tự xem xét, rút kinh nghiệm
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Soạn bài Bàn về đọc sách.
_______________________________________________________________________________
	Kí duyệt của tổ chuyên môn	Kí duyệt của ban giám hiệu
_______________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18.doc