Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 90 năm 2011

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 90 năm 2011

 TUẦN 1

 TIẾT 1- 2

Ngày soạn:13.8.2011

Ngày dạy:15.8.2011

 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Lê Anh Trà)

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp h/sinh:

- Thấy được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống

và trong sinh hoạt

- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá

dân tộc.

-Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kỹ năng:

-Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế

giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.

-Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề

thuộc lĩnh vực văn hoá ,lối sống.

 

doc 336 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 90 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kỳ I
 Tuần 1
 Tiết 1- 2
Ngày soạn:13.8.2011
Ngày dạy:15.8.2011
 phong cách hồ chí minh
	 (Lê Anh Trà)
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp h/sinh: 
- Thấy được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống 
và trong sinh hoạt
- ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá 
dân tộc.
-Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kỹ năng:
-Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế 
giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
-Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề 
thuộc lĩnh vực văn hoá ,lối sống.
3.Thái độ:
-Giáo dục lòng kính yêu Bác,ra sức tu dưỡng và rèn luyện.học tập ,và làm 
theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh. 
II. Các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục.
1. Tự nhận thức về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh , có ý thức học tập và rèn luyện theo tấm gương của Bác.
2. Giao tiếp. Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
III.Chuẩn bị:
-Tranh ảnh về nơi ở của Bác trong khuôn viên Phủ Chủ tịch
-Chân dung Bác Hồ .	
-Truyện "Chuyện kể về Bác Hồ"
IV. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp: 1' 9A: 9B:
2.Kiểm tra bài cũ: 3'
GV kiểm tra vở soạn bài của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động1:Giới thiệu bài mới 
*Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho học sinh trước khi bước vào học bài mới.
*Phương pháp:Thuyết trình
*Thời gian: 1'
 Hoạt động của thầy trò
*Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích mà chúng ta tìm hiểu sẽ phần nào trả lời câu hỏi đó. 
Hoạt động2:Tìm hiểu chung về văn bản.
*Mục tiêu:
-Giúp học sinh nắm được tác giả,tác phẩm,kiểu loại văn bản,phương thức biểu đạt,bố cục của văn bản.
*Phương pháp:Vấn đáp tái hiện,đàm thoại.
*Thời gian: 18'
?Nêu hiểu biết của em về tác giả Lê Anh Trà?
?Cho biết xuất xứ của văn bản?
 GV chốt.
G/v hướng dẫn h/sinh đọc:
Giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết.
G/v đọc đoạn đầu.
H/sinh đọc đoạn tiếp đến hết bài.
G/v gọi học sinh giải nghĩa các từ:
Phong cách ? Siêu phàm? Hiền triết ? Danh nho 
Giải thích thêm:
Bất giác: một cách tự nhiên, ngẫu nhiên không dự định trước.
Đạm bạc: sơ sài, giản dị, không cầu kỳ bày vẽ.
? Văn bản thuộc kiểu văn bản nào?
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản?
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần?
? Em thấy tác giả có vai trò gì trong văn bản này?
- Trình bày sáng rõ các biểu hiện vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.
- Kết hợp bày tỏ niềm tự hào về vẻ đẹp đó.
*Hoạt động3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản.
*Mục tiêu:
-Giúp học sinh hiểu được vốn tri thức văn hoá của Hồ Chí Minh và phong cách Hồ Chí Minh.
*Phương pháp:Vấn đáp tái hiện,nêu và giải quyết vấn đề,thảo luận nhóm,đàm thoại, thuyết trình
*Thời gian: 45'
(H/sinh đọc lại đoạn 1.)
?Theo dõi đoạn văn và tìm trong đó những câu văn tác giả sử dụng khái quát phong cách văn hóa HCM.
GV:Phong cách đó không phải là trời cho, không phải tự nhiên mà có được .Nó có được là do sự học tập và rèn luyện không ngừng trong suốt cuộc đời hoạt động CM đầy gian truân của Người .
GV:Vốn tri thức văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng: ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Bác Hồ. Cách viết so sánh bao quát để khẳng định giá trị của nhận định.
? Làm thế nào Người có được vốn văn hóa ấy? Người đã học tập và rèn luyện ntn?
GV: Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp bậc nhất để tìm hiểu &giao lưu văn hoá với các dân tộc trên thế giới .
Chuyển:Nhưng đi nhiều, tiếp xúc nhiều, biết nhiều ngoại ngữ đó mới chỉ là điều kiện cần song chưa đủ để mở mang hiểu biết, thu lượm tri thức
?Vậy Hồ Chí Minh đã tận dụng những điều kiện của mình ntn để có được vốn văn hoá ấy?
 ? Em hiểu " những ảnh hưởng quốc tế"và" cái gốc văn hoá dân tộc "ở Bác ntn?
 -Bác tiếp thu những giá trị văn hoá của nhân loại .
-Bác giữ vững các giá trị văn hoá nước nhà 
 ? Cách tiếp xúc văn hóa như thế đã cho thấy vẻ đẹp nào trong phong cách Hồ Chí Minh?
?Em hiểu ntn về" sự nhào nặn " của hai nguồn văn hoá quốc tế và dân tộc ở Bác ?
 Đó là sự đan xen, kết hợp, bổ sung, sáng tạo hài hoà hai nguồn văn hoá nhân loại và dân tộc ,truyền thống và hiện đại phương Đông và phương Tây trong tri thức văn hoá Hồ Chí Minh .Văn hoá của Bác mang đậm bản sắc dân tộc . 
? Tác giả đã bình luận gì về những biểu hiện văn hóa đó của Bác?
“Nhưng điều kỳ lạ là  hiện đại”. GV:Trong thực tế ,các yếu tố dân tộc và nhân loại ,truyền thống và hiện đại thường có xu hướng loại trừ nhau .Yếu tố này trội lên sẽ lấn át yếu tố kia .Sự kết hợp hài hoà của các yếu tố mang nhiều nét đối lập ấy trong một phong cách quả là kì diệu, chỉ có thể thực hiện được bởi một yếu tố vượt lên trên tất cả : đó là bản lĩnh, ý chí của một chiến sĩ cộng sản, là tình cảm cách mạng được nung nấu bởi lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến và tinh thần sẵn sàng quên mình vì sự nghiệp chung .
? Theo em điều kỳ lạ nhất trong phong cách Hồ Chí Minh là gì?
 ? Để làm rõ đặc điểm phong cách văn hóa Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
? Các phương pháp thuyết minh này đem lại hiệu quả gì cho phần đầu bài viết?
? Ngoài sử dụng các phương pháp thuyết minh, tác giả còn sử dụng các phương pháp biểu đạt nào?
GV: Như vậy, ở đoạn văn này, t/g đã nêu lên tầm sâu rộng trong vốn tri thức văn hoá của Hồ Chí Minh và quá trình tiếp thu văn hoá nhân loại của Người bằng cách gợi mở, dẫn dắt vấn đề rất tự nhiên và hiệu quả. Đó chính là công của tác giả Lê Anh Trà
=> Đó là nhờ thiên tài, nhờ Bác đã dày công học tập và rèn luyện không ngừng trong suốt bao nhiêu năm, suốt đời hoạt động cách mạng đầy gian truân.
Tiết 2
 (Học sinh đọc đoạn 2.)
? Tác giả đã thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác Hồ trên những khía cạnh nào? Mỗi khía cạnh đó có những biểu hiện cụ thể nào?
 GV: Đó là nơi ở , nơi làm việc ,là trang phục, tư trang ,là bữa ăn hàng ngày của Hồ Chí Minh -Một vị Chủ tịch nước, một vị lãnh tụ tối cao 
?Tất cả những biểu hiện đó được tác giả Lê Anh Trà kể bằng giọng văn ntn? Thông qua những P 2 thuyết minh nào?Tác dụng?
=> Ngôn ngữ giản dị, , cách nói dân dã với những từ chỉ số lượng ít ỏi,từ ngữ câu văn gợi hình xen kẽ lời nhận xét,so sánh ý nhị cùng với phép liệt kê các biểu hiện cụ thể, xác thực trong đời sống của Bác,tác giả đã dẫn dắt người đọc vào thăm nơi ăn ,chốn ở của Hồ Chí Minh như vào một bảo tàng vừa bình dị ,vừa thiêng liêng
? Từ đó, vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác được làm sáng tỏ ?
-Giản dị trong lối sống ,sinh hoạt hằng ngày.
*GV chốt.
? Em có thuộc những bài thơ, câu chuyện nào để thuyết minh cho cách sống bình dị ,trong sáng của Người?
- " Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ, đậm đà"
 - Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
 áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường
- Bác để tình thương cho chúng con
 Một đời thanh bạch chẳng vàng son
 Mong manh áo vải hồn muôn trượng
 Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
- Còn đôi dép cũ mòn quai gót
 Bác vẫn thường đi giữa thế gian
( H/sinh theo dõi SGK: “Và Người  thể xác”.)
?Cho biết nếu ở phần trên t/g dùng P 2liệt kê thì ở phần này tác giả giới thiệu lối sống của Bác bằng P 2 nào ?
(P 2 so sánh ,đối chiếu,liên tưởng chính xác)
 ? P 2 đó thuyết minh đó mang lại hiệu quả như thế nào cho đoạn văn?
(Cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao)
HS đọc đoạn cuối 
?. Em hiểu thế nào là cách sống không tự thần thánh hoá ,khác đời, hơn đời?
 *Thảo luận nhóm. GV sử dụng kỹ thuật :"Khăn phủ bàn". 
 ? Và tác giả khẳng định rằng lối sống của Bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.Theo em ,vì sao có thể khẳng định được như vậy ?
GV mời đại diện các nhóm trình bày.
GV chốt.
 ? Từ đó, em nhận thức ntn về ý nghĩa cái đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh?
- Không xem mình nằm ngoài nhân loại như các thánh nhân siêu phàm
- Không tự đề cao mình bởi sự khác mọi người ,hơn mọi người
- Đạm bạc chứ không phải khắc khổ," đạm" đi với "thanh" .Sự bình dị gắn với thanh cao ,trong sạch .Tâm hồn không phải chịu đựng những toan tính , vụ lợi => Tâm hồn được thanh cao, hạnh phúc
.- Sống thanh bạch, giản dị, thể xác không phải gánh chịu ham muốn, bệnh tật => thể xác được thanh cao, hạnh phúc
Vốn văn hoá sâu sắc,kết hợp dân tộc với hiện đại , cách sống bình dị trong sáng, đó là những nội dung trong phong cách Hồ Chí Minh.Phong cách ấy vừa mang vẻ đẹp của trí tuệ ,vừa mang vẻ đẹp của đạo đức.
Hoạt động 4:Khái quát lại kiến thức cơ bản của bài .
*Mục tiêu: 
-Giúp HS nắm được nội dung,nghệ thuật của bài .
*Phương pháp:Vấn đáp, khái quát hoá.
*Thời gian: 5'
? Để làm rõ và nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách Hồ Chí Minh, người viết đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào?
? Nêu khái quát nghệ thuật của văn bản?
-HS suy nghĩ và trả lời.
? Em cảm nhận như thế nào về văn bản :"Phong cách Hồ chí Minh "?
? Em học tập được điều gì ở Bác?
*GV tích hợp giáo dục ý thức cho HS.
Hoạt động5:Củng cố- Luyện tập.
*Mục tiêu:
-Củng cố lại kiến thức của toàn bài
-HS luyện tập.
*Phương pháp:Vấn đáp, thực hành
*Thời gian: 15'
-Viết đoạn văn ngắn khoảng từ 10-15 câu nêu cảm nhận của em về phong cách Hồ Chí Minh?
- Đọc diễn cảm một đoạn văn mà em thích nhất.
?Bài học hôm nay chúng ta học gồm có những nội dung nào?
GV chốt toàn bộ nội dung bài.
4. Hướng dẫn về nhà: 2'
 -. Học thuộc bài. Soạn bài :"Đấu tranh cho một thế giới hoà bình."
- Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
- Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích.
Nội dung
I. Giới thiệu chung:
1.Tác giả:
*Lê Anh Trà.
2.Tác phẩm:
* Trích từ bài viết: “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” trong “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” của Lê Anh Trà.
3. Kiểu loại văn bản: Văn bản nhật dụng.
- Phương thức biểu đạt: thuyết minh + lập luận
4. Bố cục: 3 phần.
- Phần 1: Từ đầu đến “ hiện đại,, - Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
- Phần 2:Tiếp..."hạ tắm ao" - Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
-Phần 3:Còn lại: Bình luận và khẳng định phong cách văn hoá Hồ chí Minh.
II. Phân tích:
1.Vốn tri thức văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh., 
Cách so sánh bao quát để khẳng định vốn tri thức văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng
- Trên con đường hoạt động cách mạng, Bác đi nhiều, tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều dân tộc, nhiều vùng khác nhau trên thế giới :Châu Phi, châu á, châu Mĩ....Anh ,Pháp ...
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ :nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài: Pháp, Anh, Hoa, Nga...(Người đã từng làm thơ bằng chữ Hán ,viết văn bằng tiếng Pháp...)
-Học hỏi trong công việc, trong lao động, họ ... a muốn hồn trào ra đầu ngọn bút
Bao lời thơ đều dính não cân ta
Bao dòng chữ quay cuồng như máu vọt
Cho mê man tê điếng cả làn da
 (Trăng)
- Nhận xét:
+ Số chữ: 8 chữ.
+ Gieo vần chân, gieo gián cách hoặc liên tiếp.
+ Thơ tám chữ rất gần với văn xuôi do đó cách ngắt nhịp cũng rất linh hoạt
II. Luyện tập:
1.Bài 1:
a. Cành mùa thu đã mùa xuân nảy lộc
Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông
Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước
b. Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ
Như người yêu khác hẳn với tình nhân
Biển dù nhỏ không phải là ao rộng
c. Nhưng sớm nay tôi chợt đứng sững sờ
2. Bài tập 2:
- Làm một đoạn thơ tám chữ, chủ đề nói về nhà trường.
Hoạt động 4: Củng cố.
 *Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh khái quát kiến thức cơ bản của bài học.
 *Phương pháp:
 - Khái quát hoá, vấn đáp
 *Thời gian (2')
? Em hiểu gì về thể thơ tám chữ?
? Tác dụng của thể thơ tám chữ trong giao tiếp, trong văn chương?
4. Hướng dẫn tự học: (1')
- Ôn tập toàn bộ chương trình.
- Giờ sau Kiểm tra Học kì I.
* Rút kinh nghiệm
 Tuần 19
 Tiết 87 - 88
Ngày soạn :16.12.2011
Ngày dạy: 19.12.2011
Kiểm tra tổng hợp học kì I
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức.
 - Hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh về cả ba phần: Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 9 học kì I
2. Kĩ năng.
- Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức đánh giá kiểm tra mới.
3. Thái độ.
Giáo dục HS ý thức làm bài. Từ đó yêu thích bộ môn Văn học.
II. Các kĩ năng sống cần giáo dục.
1. Suy nghĩ sáng tạo. Suy nghĩ về những vấn đề đặt ra trong bài làm.
2. Ra quyết định. Lựa chọn cách dùng từ, đặt câu để viết bài văn hoàn chỉnh.
III.Tiến trình dạy- học 
1.ổn định tổ chức 9A: 9B:
2. Kiểm tra bài cũ ( Không )
3. Đề bài:
Câu1 (2 điểm)
 Có mấy phương châm hội thoại đã học? Đó là những phương châm nào?
Có các từ sau: Nói hớt, nói mát, nói móc, nói leo hãy điền vào dấu......ở những dòng sau cho đúng:
- Nói trước lời người khác chưa kịp nói là.........................
- Nói dịu như lời khen nhưng thực tế là mỉa mai là.....................
- Nói chen vào câu chuyện của người khác khi chưa được hỏi đến là........................
- Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là............
Câu2 (3 điểm)
 Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 15 câu đến 20câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta trong văn bản “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính “của nhà thơ Phạm Tiến Duật. ( Ngữ văn 9 tập I )
Câu3 (5 điểm)
 Một trong những giá trị về nghệ thuật của Truyện Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du) là là nghệ thuật tả người đặc sắcvới bút pháp ước lệ, tượng trưng. Em hãy phân tích đoạn trích Chị em Thuý Kiều ( Ngữ văn 9 tập I ) để thấy rõ điều đó.
4. Củng cố.
- Giáo viên thu bài về chấm.
5. Hướng dẫn tự học.
- Đọc bài " Tập làm thơ tám chữ". Sưu tầm một số đoạn thơ tám chữ. 
* Rút kinh nghiệm:
 Tiết: 89
Ngày soạn: 24.12.2011
Ngày dạy: 27,28.12.2011
tập làm thơ tám chữ 
I. Mục tiêu bài dạy:
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: - Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ
2. Kĩ năng: - Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn .
3. Thái độ: - Có ý thức trong việc sử dụng thể thơ 8 chữ trong giao tiếp và trong việc tạo lập văn bản.
II. Các kĩ năng sống cần giáo dục.
1. Giao tiếp.Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về thể thơ tám chữ.
2. Ra quyết định. Tự tìm hiểu được một số đoạn thơ tám chữ. Tự làm được một đoạn thơ tám chữ. Biết ngắt nhịp, gieo vần đúng.
III. Chuẩn bị: 
- 1 số bài thơ, đoạn thơ 8 chữ . Bảng phụ.
IV. Tiến trình bài dạy
1. ổn định (1') 9A: 9B:
2. Kiểm tra: (5') 
? Thế nào là thể thơ 8 chữ?
? Cách nhận diện thể thơ 8 chữ?
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. 
 *Mục tiêu: 
 - Tạo tâm lí hứng thú cho học sinh bước vào giờ học.
 *Phương pháp:
 - Thuyết trình, vấn đáp ,
 *Thời gian (1')
- Vào bài: Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu thể thơ 8 chữ, nắm được đặc điểm của thể thơ 8 chữ. Để khắc sâu hơn kiến thức về thể thơ 8 chữ, đồng thời giúp các em tập làm một số đoạn thơ 8 chữ. Hôm nay ,cô sẽ cùng các em tìm hiểu bài: Tập làm thơ tám chữ ( tiếp)
Hoạt động 2: Nhận diện thể thơ tám chữ.
 *Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh nhận biết được một số đoạn thơ tám chữ: số chữ, gieo vần, ngắt nhịp....
 *Phương pháp:
 - Thuyết trình, vấn đáp , phân tích, 
 *Thời gian (15')
 Hoạt động của thầy trò
* HS nhớ lại kiến thức đã học về thể thơ 8 chữ.
? Thế nào là thể thơ 8 chữ?
? Đặc điểm của thể thơ 8 chữ?
* Hoạt động nhóm: 4 nhóm
Mỗi nhóm làm 1 ý.
- Nhóm 1: Tác giả thế Lữ.
- Nhóm 2: Tác giả Xuân Diệu.
- Nhóm 3: Tác giả Vũ Hoàng Chương
- Nhóm 4: Tác giả Hàn Mạc Tử.
? Nhận xét về số chữ, cách gieo vần, cách ngắt nhịp của các đoạn thơ trên?
- Các nhóm thảo luận.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV bổ sung.
Hoạt động 3: Thực hành - Luyện tập.
 *Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học về thể thơ tám chữ để hoàn thiện các khổ thơ. Biết làm một đoạn thơ tám chữ:Số chữ, gieo vần, ngắt nhịp đúng.
 *Phương pháp:
 - Thực hành,vấn đáp , phân tích, hoạt động nhóm. 
 *Thời gian (20')
. Yêu cầu:
- Mỗi cõu phải đủ tám chữ.
- Phải đảm bảo sự lôgic về ý nghĩa giữa cỏc cõu.
- Chỳ ý gieo vần.
* Hoạt động nhóm
- Nhóm 1 : Chủ đề thầy cô giáo. 
- Nhóm 2 : Chủ đề học tập. 
- Nhóm 3 : Chủ đề quê hương.
* Các nhóm tiến hành thảo luận. Giáo viên mời đại diện các nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, giáo viên bổ sung.
 Nội dung
I. Tìm hiểu 1 số đoạn thơ tám chữ
1. Tác giả Bằng Việt:
 Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
 Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
 Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
 Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
 Bố ở chiến khu bố còn vịêc bố....
 (Bếp lửa)
3. Tác giả Thế Lữ:
  Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
 Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
 Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
 Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm
 Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm
 Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi
 Chịu ngang bầy cùng bọn sói dở hơi
 Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
 (Nhớ rừng)
- Nhận xét:
+ Số chữ: 8 chữ.
+ Gieo vần chân, gieo gián cách hoặc liên tiếp.
+ Thơ tám chữ rất gần với văn xuôi do đó cách ngắt nhịp cũng rất linh hoạt
II. Luyện tập: 
Bài tập: Tập làm thơ 8 chữ.
- Chủ đề học tập
 - Chủ đề quê hương.
- Chủ đề thầy cô giáo
Hoạt động 4: Củng cố. 
*Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh khái quát kiến thức cơ bản của bài học.
*Phương pháp:
 - Khái quát hoá, vấn đáp
*Thời gian (2')
? Em hiểu gì về thể thơ tám chữ?
? Tác dụng của thể thơ tám chữ trong giao tiếp, trong văn chương?
4. Hướng dẫn tự học: (1')
- Ôn lại lí thuyết thơ tám chữ.
- Sưu tầm một số đoạn thơ 8 chữ.
- ễn tập chương trỡnh học kỡ I.
* Rút kinh nghiệm
 .................................................................
 Tiết:90
Ngày soạn : 24.12.2011
Ngày dạy: 27,28.12.2011
Trả bài kiểm tra tổng hợp học kì I
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh
1. Kiến thức.
- Hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh về cả ba phần: Đọc- hiểu văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 9 học kì I
- Giúp các em nhận ra những sai sót trong bài làm của mình và tự sửa được một số lõi sai thông thường.
2. Kĩ năng.
- Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức đánh giá kiểm tra mới.
- Rèn kĩ năng sửa chữa những lỗi sai : Dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả...
3. Thái độ.
- Giáo dục học sinh ý thức làm bài, lòng yêu mến bộ môn Văn học.
II. Các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục.
1. Giao tiếp. Trình bày những suy nghĩ, ý tưởng của bản thân về những vấn đề được đưa ra trong bài làm.
2. Ra quyết định. Tự phát hiện và sửa được những lỗi sai trong bài làm.
III. Chuẩn bị.
- Bài kiểm tra.
IV.Tiến trình dạy- học 
1. ổn định tổ chức (1') 9A: 9B:
2. Kiểm tra bài cũ (Không)
3. Trả bài.
Hoạt động 1: Nhận xét. 
*Mục tiêu: 
- Giúp học sinh biết nhận ra những sai sót trong bài làm của mình .
*Phương pháp:
-Vấn đáp, thuyết trình
*Thời gian (15')
1. ưu điểm.
- Đa số HS nắm được yêu cầu của đề bài.
- Một số bài văn viết tốt: Xoan, Chi, Nhung, Hăng, Toan....
- Trình bày bài sạch , đẹp: Xoan, Nhung, Chi, Phượng, Trang.... 
2. Nhược điểm.
- Nhiều em chữ viết cẩu thả, trình bày bài chưa đẹp: Đạt, Huy, Thế Anh, 
Nghĩa, Linh, Vũ, Tân, Tuyên
- Còn sai lỗi chính tả: Huy, Nghĩa, Linh, Vũ, Tuyên, Thế Anh, Tân, Hiệp, Bảo
M. Dũng, T. Dũng, Sơn, Tùng.
- Một số bài văn diễn đạt còn lủng củng, chưa rõ ý: Loan, Hà, Đạt, T. Anh, Tân,Vũ,Thảo,Thắng......
Hoạt động 2: Trả bài - Sửa lỗi. 
 *Mục tiêu: 
- Giúp học sinh tự phát hiện lỗi sai trong bài làm và tự sửa.
*Phương pháp:
-Vấn đáp, thực hành
*Thời gian (25')
* Trả bài
- GV phát đáp án tới từng HS
- HS đọc kĩ đáp án, đối chiếu với bài làm của bản thân, suy nghĩ về những ưu, khuyết trong bài làm và tự sửa chữa.
* Đáp án
Câu 1 : (2 điểm)
- Có các phương châm hội thoại: Phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự
- Điền vào dấu....... ở những dòng như sau:
 - nói hớt.
 - nói mát.
 - nói leo,
 - nói móc.
Câu 2 : (3 điểm)
 - Viết được đoạn văn ngắn từ 15 đến 20 câu. Tuỳ tình cảm của từng học sinh nhưng cảm nhận phải chân thành và nêu được các ý: Trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, hình ảnh anh bộ đội vẫn sáng ngời lên với những nét trẻ trung, lạc quan, đoàn kết, dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Câu 3 : (5 điểm)
* Gợi ý dàn bài.
1. Mở bài:.(1 điểm)
- Giới thiệu được vài nét về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích " Chị em Thuý Kiều"trong tác phẩm Truyện Kiều của ông, nêu cảm nhận chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm cũng như đoạn trích được học.
2. Thân bài: (3 điểm)
- Từ việc phân tích hình ảnh chị em Thuý Kiều để làm rõ giá trị nghệ thuật đặc sắc trong bút pháp tả người của Nguyễn Du. Nhà thơ sử dụng cách dùng các điển tích, điển cố, đặc biệt là các hình ảnh ước lệ, tượng trưng. Học sinh phải khai thác được các hình ảnh so sánh, ẩn dụ, ước lệ, tượng trưng khi miêu tả tài sắc và đức độ chị em Thuý Kiều của tác giả.
3. Kết bài: (1 điểm)
- Khẳng định lại giá trị nghệ thuật tả người đặc sắc của nhà thơ qua đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều” của tac giả.
* GV chọn cho HS đọc và bình một số bài, đoạn, câu trả lời hay.
- Bài của Xoan, Nhung, Trang, Chi
Hoạt động 3: Củng cố.
 *Mục tiêu: 
- Giúp học khái quát kiến thức cơ bản của giờ học.
*Phương pháp:
-Vấn đáp, khái quát hoá
*Thời gian: (3')
- Nhấn mạnh phương pháp làm bài.
? Qua giờ trả bài, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
4. Hướng dẫn tự học. (1')
- ôn tập toàn bộ chương trình.
- Soạn bài " Bàn về đọc sách".
* Rút kinh nghiệm.
 ...........................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 9 ky 1 chuan.doc