Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 - Văn bản: Bàn về đọc sách

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 - Văn bản: Bàn về đọc sách

 1. Mục tiêu: Giúp học sinh:

a. Kiến thức: - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .

b. Kỹ năng: - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .

c. Tư tưởng: - Giáo dục hs có ý thức đọc sách, biết quý trọng sách.

2. Chuẩn bị

a. GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo;

b. HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

3. Tiến trình bài dạy

a. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà.

b.Bài mới.

* Giới thiệu bài ( 1’) Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu: Sách là tri thức của nhân loại, đọc sách là việc làm rất cần thiết để bổ sung kiến thức. Nhưng đọc và tìm hiểu như thế nào là 1 vấn đề. Tiết này chúng ta sẽ củng cố kiến thức về văn bản bằng việc luyện tập.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 792Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 - Văn bản: Bàn về đọc sách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:24/12/2011
Ngày giảng 9a:228/12/2011
9b:27/12/2011
Tiết 1 - Văn bản
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 1. Mục tiêu: Giúp học sinh:
a. Kiến thức: - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .
b. Kỹ năng: - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm . 
c. Tư tưởng: - Giáo dục hs có ý thức đọc sách, biết quý trọng sách.
2. Chuẩn bị 
a. GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; 
b. HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà.
b.Bài mới.
* Giới thiệu bài ( 1’) Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu: Sách là tri thức của nhân loại, đọc sách là việc làm rất cần thiết để bổ sung kiến thức. Nhưng đọc và tìm hiểu như thế nào là 1 vấn đề. Tiết này chúng ta sẽ củng cố kiến thức về văn bản bằng việc luyện tập.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
GV: Yêu cầu học sinh đọc lại văn bản Bàn về đọc sách.
? Chỉ ra các ý chính của văn bản?
- Phát biểu cảm nghĩ mà em thấm thía nhất khi học văn bản Bàn về đọc sách.
- Học sinh đọc lại văn bản.
- Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
- Những khó khăn nguy hại của việc đọc sách ngày nay.
- Phương pháp chọn sách và đọc sách.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
* Định hướng:
- Bài "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm cho ta rất nhiều bài học tư tưởng thấm thía, đáng để ta học tập. Đó là bài học làm người, muốn mau trưởng thành thì phải thường xuyên học tập, rèn luyện tu dưỡng. Để có được học vấn thì phải thường xuyên đọc sách, nhưng đọc sách cũng cần phải có cách đọc đúng. Đọc sách cần phải đọc sao để hiểu cho sâu nhớ cho kĩ, tránh cách đọc lướt qua. Đọc sách cần có sự chọn lọc, đọc từ những quyển cơ bản rồi đọc đến nâng cao, đọc nhiều đọc rộng đọc bao quát kiến thức rồi tóm lược lại, có như thế mới nắm chắc kiến thức.
- Người ta thường nói " sách mở ra một chân trời cảm xúc mới". Do vậy tôi càng đọc sách thì sách càng làm cho tôi gắn bó với thế giới và cuộc đời càng trở nên rực rỡ và có ý nghĩa đối với tôi. Làm sao tôi biết đc cuộc đời éo le của những con người cùng khổ trên mọi miền đất nc, phải chăng là do sắp đặt? Chính sách đã an ủi phần nào cho cuộc sống của tôi để khi nhìn lên thì cũng chẳng bằng ai, nhìn xuống thì cũng chẳng ai bằng mình. Xong tôi cũng thấy rằng có những người sống 1 cách vui thú và sung sướng mà không một người nào xung quanh tôi biết sống như thế. sách sẽ làm cho trái đất tràn ngập những nỗi niểm buồn vui và những cái tốt đẹp. Mỗi cuốn sách đều là tâm hồn được ghi lại trên giấy với những dấu hiệu và những từ. Có lúc ta khóc khi ta đọc sách với những việc hay, với những con ngươì tốt bụng hiền lành họ thật gần gũi và đáng yêu làm sao. càng đọc sách thì ta càng điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lí hơn, ít để ý đến những chuyện bực bội trong cuộc sống. Mỗi cuốn sách đều là 1 bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi đã tách ra khỏi con thú để vươn đến con người, tới gần quan niệm với cuộc sống mà mình đang vươn tới và đang có. 
I. Ôn lại kiến thức.(20')
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
2. Những khó khăn nguy hại của việc đọc sách ngày nay.
3. Phương pháp chọn sách và đọc sách.
II. Luyện tập.(20')
- Phát biểu cảm nghĩ mà em thấm thía nhất khi học văn bản Bàn về đọc sách.
	c. Củng cố (3')
	GV: Sơ kết bài học
	- Đọc sách là con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn. Ngày nay sách nhiều, phải biết chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc, còn hơn đọc nhiều mà rỗng. Cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn. Việc đọc sách phải có kế hoạch nhất định chứ không tuỳ hứng, phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm.
	d. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (1')
	- Tiếp tục phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học bài "bàn về đọc sách"
	1) ý nghĩa của việc đọc sách
	2) Thiên hướng sai lệch thường gặp	
	3) Phương pháp - cách thức đọc sách
	- Chuẩn bị cho tiết sau: Khởi ngữ
Ngày soạn:25/12/2011
Ngày giảng 9a:29/12/2011
9b:28/12/2011
 Tiết 2 - Tiếng Việt: 	 KHỞI NGỮ
1. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
a. Kiến thức:
- Nhận biết khởi ngữ để không bị nhầm với chủ ngữ của câu và không coi khởi ngữ là "bổ ngữ đảo".
- Nhận biết vai trò của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó (câu hỏi thăm dò: cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này?)
- Sử dụng khởi ngữ tốt nhờ biết vai trò của nó trong câu và ngữ pháp tiếng Việt cho phép dùng nó ở đầu câu.
b. Kỹ năng:
	- Rèn kĩ năng nhận diện khởi ngữ và vận dụng khởi ngữ trong nói, viết.
c. Tư tưởng
	- Học sinh có ý thức, thái độ đúng đắn khi dùng khởi ngữ.
2. Chuẩn bị 
a.GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
b. HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà.
- Kết hợp khi học bài.
 b. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
 ? Thế nào là khởi ngữ? Dấu hiệu nhận biết?
 GV: Những từ ngữ đứng trước CN nêu lên đề tài được nói đến trong câu chứa nó, nó thường đi kèm với các quan hệ từ “về, đối với...” gọi là khởi ngữ
 ? Lấy ví dụ một câu có chứa thành phần khởi ngữ và chỉ ra thành phần là khởi ngữ? 
GV: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập?
? Theo em mục đích bài tập 2 là gì?
? Muốn làm được bài tập này ta làm ntn?
? Căn cứ vào đó em hãy làm bài tập?
? Viết đoạn văn trong đó có câu sử dụng đề ngữ viết về đề tài học tập
Gợi ý: - Viết đúng đề tài
 - Trong đó có câu sử dụng đề ngữ
 - Gạch chân dưới đề 
ngữ
- GV nhận xét, uốn nắn.
- 4 học sinh nhắc lại
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước CN để nêu nên đề tài nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ có thể thêm các quan hệ từ
- Giàu, tôi cũng giàu 
 KN
rồi.
- Đối với tôi, tôi thấy 
 KN
điều đó thật hạnh phúc.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Chuyển phần in đậm thành phần khởi ngữ
 - Luyện tập dùng khởi ngữ có ý thức
- Chuyển những phần làm nòng cốt câu lên trước chủ ngữ.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Cử đại diện trình bày.
I. Ôn lại lý thuyết.(15')
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước CN để nêu nên đề tài nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ có thể thêm các quan hệ từ “về, đối với...” 
II. Luyện tập (25')
1. Bài tập 2. sgk/8
a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm
b. Hiểu thì tôi rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
Bài tập 2
	c. Củng cố (3')
	- GV: Hệ thống kiến thức bài học
	- Học sinh nắm chắc và ghi nhớ.
	d. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (1')
	- Học bài cũ, hoàn thiện các bài tập vào vở.
	- Chuẩn bị bài: Phép phân tích và tổng hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tu chon NV 9 chuan.doc