Tiết 101:CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC
- HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG.
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
B/Chuẩn bị
1. Giáo viên: soạn bài
2. Học sinh : học bài,chuẩn bị bài
C/ Các bước lên lớp
1- Ổn định lớp học
2- Kiểm tra bài cũ:
Ngày soạn :13/1/2013 Ngày giảng:14/1/2013 Tiết 101:CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC - HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG. A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Biết cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. B/Chuẩn bị 1. Giáo viên: soạn bài 2. Học sinh : học bài,chuẩn bị bài C/ Các bước lên lớp 1- Ổn định lớp học 2- Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống? 3-Bài mới Hoạt động - Gv hướng dẫn hs tìm hiểu đề bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. ? Em hãy cho biết các để trên giống nhau ntn? Đều là đề nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống. - Gv hướng dẫn hs cách làm bài nghị luận về sự việc,hiện tượng đời sống. ? Đề thuộc loại gì? Đề nêu hiện tượng và sự việc nào? Đề yêu cầu làm gì? -Đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống -Nghĩa là người yêu thương biết giúp đỡ mẹ. -Biết kết hợp học đi đôi với hành,biết stạo. ? Học tập Nghĩa là học ở điểm nào? -Học tập Nghĩa là học cách yêu thương mẹ, yêu lao động, học cách kết hợp giữa học đi đôi với hành, học sáng tạo, làm việc nhỏ mà có ý nghĩa lớn ? Em hãy cho biết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có mấy phần là những phần nào? - Gv hướng dẫn hs cách viết đoạn văn phần mở bài, k bài - Hướng dẫn hs cách sửa lỗi chính tả - Sửa lỗi liên kết, mạch lạc. ? Em hãy cho biết cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? -Hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 24. -Gv cho hs thực hiện phần luyện tập -Gv cho hs lập dàn ý cho đề bài 4 Nội dung I/ Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Đề1: Nghị luận về học sinh nghèo vượt khó. Đề 2: Nghị luận về hậu quả chất độc da cam và biện pháp giúp đỡ. Đề 3: Nghị luận về trò chơi điện tử. Đề 4: Thái độ học tập và con người Nguyễn Hiền. Đều là nghị luận về một hiện tượng đời sống . II/ Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 1/ Tìm hiểu đề, tìm ý. - Xác định yêu cầu của đề bài. - Tìm ý và sắp xếp các ý đó. 2/ Lập dàn ý: a.Mở bài: - Nêu, sự việc, hiện tượng nghị luận. - Sơ lược ý nghĩa của sự việc, hiện tượng. b.Thân bài: - Lần lượt phân tích và đánh giá về sự việc, hiện tượng đó. c.Kết bài: -Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên. 3/ Viết bài -Bám sát vào dàn bài để viết. 4/ Đọc và sửa lỗi bài viết: - Sửa lỗi chính tả. - Sửa lỗi liên kết * Ghi nhớ: sgk/ 24 II/ Luyện tập: 1. Đề bài:(Đề 4) *Dàn bài a.MB: Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hiền và sơ lược về ý nghĩa của hiện tượng. b.TB:- Phân tích hoàn cảnh - Phân tích việc làm c.KB: Khái quát tấm gương NHiền C/ Củng cố: Nội dung bài học D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài chuẩn bị hàng trang vào thế kỉ mới. ============================================================= Ngày soạn: 13/1/2013 Ngày giảng: 15/1/2013 Tiết 102 : CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI Vũ Khoan A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam. Yêu cầu gấp rút khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào nền công nghiệp hoá, hiện dại hoá trong thế kỉ mới. - Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả. - GDHS thói quen có đức tính tốt đẹp và chịu khó tìm tòi. B/ Chuẩn bị 1. Giáo viên: soạn bài 2. Học sinh : học bài,chuẩn bị bài C/ Các bước lên lớp 1- Ổn định lớp học 2- Kiểm tra bài cũ: ?Tiếng nói của văn nghệ có vai trò, tác dụng gì? 3-Bài mới Hoạt động của thầy và trò - Gv hướng dẫn hs cách đọc- gv đọc mẫu- gọi hs đọc bài. - Nêu khái quát những nét cơ bản về tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm, ? Em hãy chỉ ra các luận cứ trong bài và phân tích những luận cứ đó? -Vđề qtrọng để cbị hành trang vào tkỉ mới đó là cbị bản thân mỗi con người. Bối cảnh tgiới hiện nay là một thế giới cn ptr như, sự giao thoa hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền ktế. -Nta đthời phải giải quyết ba nhiệm vụ: Thoát khỏi nghèo nàn; Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Tiếp cận nền ktế tri thức. -Bản thân mỗi con người phải rèn luyện thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước đi vào con đường CNH-HĐH đất nước. Nội dung I/ Đọc- hiểu chú thích Đọc Chú thích II/ Đọc- hiểu văn bản 1/ Hệ thống luận cứ - Chuẩn bị bản thân con người. - Tiếp cận với bối cảnh thế giới hiện nay và nhiệm vụ của đất nước - Nhận rõ bản thân và rèn luyên thói quen ] Luận cứ cơ bản, quan trọng của con người Việt Nam khi bước vào thế kỉ mới. C/ Củng cố: Gv củng cố lại nội dung bài học. D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị phần tiếp theo ============================================================= Ngày soạn: 13/1/2013 Ngày giảng: 18/1/2013 Tiết 103 : CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI Vũ Khoan A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam. Yêu cầu gấp rút khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào nền công nghiệp hoá, hiện dại hoá trong thế kỉ mới. - Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả. - GDHS thói quen có đức tính tốt đẹp và chịu khó tìm tòi. B/ Chuẩn bị 1. Giáo viên: soạn bài 2. Học sinh : học bài,chuẩn bị bài C/ Các bước lên lớp 1- Ổn định lớp học 2- Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày hệ thống luận cứ? 3-Bài mới Hoạt động của thầy và trò - Theo em bài viết đã được tác giả đưa ra hàng loạt điểm mạnh yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam ? Đó là những tính cách nào? -Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành. Cần cù sáng tạo nhưng thiếu tính tỉ mỉ, không coi trọng quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương. -Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhau nhất là trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm nhưng thường hay đố kị nhau trong làm ăn và trong đời sống thường ngày. -Bản tính thích ứng nhanh nhưng có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ. Kì thị trong kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói khôn vặt, ít giữ chữ tín. ? Em có nhận xét gì về những luận điểm ấy khi mà nhiệm vụ của đất nước đang được coi trọng? -Tác giả đã đưa ra những điểm mạnh yếu đi song song nhau. Như vậy để thuyết phục người đọc. Đồng thời cách viết như vậy rất thấu tình đạt lý. Điểm mạnh yếu đó luôn được đối chiếu với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước như hiện nay, chứ không phải tác giả chỉ nhìn lại lịch sử. ? Em có suy nghĩ gì về thái độ của tác giả khi nêu lên điểm mạnh yếu đó của con người Việt Nam? -Với Vũ Khoan ông đã thẳng thắn chỉ ra những điểm mạnh yếu của con người Việt Nam nhằm tôn trọng sự thật, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện không thiên lệch về một phía như các nhà văn khác. Điều này chứng tỏ tác giả đã khẳng định và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam. ? Em có nhận xét gì về cách dùng ngôn ngữ trong văn bản? -Ngôn ngữ trong bài là ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống, cách dùng giản dị, dễ hiểu. Cách nói của thành ngữ, tục ngữ vừa sinh động, vừa cụ thể, vừa ý vị sâu sắc mà ngắn gọn. - Gv cho hs khái quát lại nội dung và nghệ thuật của bài. - Gv gọi hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 30 -Thực hiện phần luyện tập Nội dung II/ Đọc- hiểu văn bản 1/ Hệ thống luận cứ 2/ Điểm mạnh yếu của con người Việt Nam: - Thông minh, nhạy bén>< Thiếu kiến thức cơ bản - Cần cù, sáng tạo>< Thiếu tỉ mỉ, không coi trọng quy trình, không khẩn trương. - Đoàn kết, đùm bọc nhau><Đố kị, hẹp hòi trong lối sống - Thích ứng nhanh>< Sùng ngoại, khôn vặt, ít giữ chữ tín. Đối chiếu song song ] Điểm mạnh yếu luôn được đối chiếu với yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3/ Thái độ của tác giả - Thẳng thắn, khách quan. - Trân trọng những cái tốt đẹp. - Tôn trọng sự thật. 4/ Nghệ thuật: - Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu. - Cách nói sinh động, cụ thể, sâu sắc, ngắn gọn III/ Tổng kết * Ghi nhớ: sgk/ 30 IV/ Luyện tập: Tóm tắt văn bản C/ Củng cố: Gv củng cố lại nội dung bài học. D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài mới ============================================================= Ngày soạn:14/1/2013 Ngày dạy : 17/1/2013 Tiết 104, 105 : BÀI VIẾT SỐ 5 (Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống) A/ Mục tiêu cần đạt: - Hs thực hiện được bài kiểm tra về những kiến thức đã lĩnh hội được về văn nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống. - GDHS ý thức tự giác trong khi làm bài. B/Chuẩn bị 1. Giáo viên: soạn bài 2. Học sinh : học bài,chuẩn bị bài C/ Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp học 2- Kiểm tra bài cũ: 3-Bài mới D/ Phần đề bài và đáp án 1/ Đề bài: Một hiện tượng trong đời sống hiện nay khá phổ biến là vứt rác bừa bãi ra đường hoặc nơi công cộng. em có suy nghĩ gì về việc làm này. 2/ Đáp án và biểu điểm - Hs có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần phải thực hiện được bài viết đúng ba phần: MB, TB, KB. - Cần phải nêu được các ý sau: MB: (2đ) Giới thiệu được hiện tượng vứt rác bừa bãi. Sơ lược được hiện tượng đó TB: Phân tích được hành vi thiếu ý thức của con người dẫn đến việc vứt rác bừa bãi.(3đ) Tác hại của việc vứt rác bừa bãi (3đ) KB: (2đ) Đánh giá chung về hiện tượng Rút ra bài học cho bản thân 4.Củng cố: nhận xét giờ làm bài 5/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần tập làm văn
Tài liệu đính kèm: