Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 109: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 109: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

Tiết 109.

Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

A. Mục tiêu cần đạt :

1.Kiến thức.

-Giúp học sinh biết làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. ( Nghị luận xã hội)

2.Kĩ năng:

-Rèn luyện kĩ năng nhận diện và kĩ năng viết một văn bản nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng đạo lí.

 3.Thái độ:

-Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết để làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý.

B. Chuẩn bị .

-Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ.

-Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 109: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1 /2 /2010 
Ngày dạy: 2 /2 /2010
 Tiết 109.
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
A. Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức.
-Giúp học sinh biết làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. ( Nghị luận xã hội)
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng nhận diện và kĩ năng viết một văn bản nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng đạo lí.
 3.Thái độ:
-Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết để làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý.
B. Chuẩn bị .
-Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ.
-Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. ( 5’) 
? Thế nào là nghị luận về một sự việc và hiện tượng đời sống xã hội? Bài văn nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống có nội dung, hình thức như thế nào?
2:Tổ chức các hoạt động
* Giới thiệu bài : ( 1’)
Bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí có những điểm giống với bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng xã hội, để giúp các em nắm được điểm khác nhau đó và biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, chúng ta cùng tìm hiểu bài.
* Bài mới. ( 37’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
Hđ 1
GV đọc bài văn Trí thức là sức mạnh
? Văn bản bàn về vấn đề gì?
? Văn bản chia mấy phần? Nội dung của từng phần? Mối quan hệ giữa các phần đó?
? Xác định và đánh dấu những câu mang luận điểm chính trong bài? Các luận điểm đã diễn đạt được dứt khóat, rõ ràng ý kiến của người viết chưa?
? Văn bản sử dụng phép lập luận nào là chính? Cách lập luận đó có thuyết phục không?
Hđ 2
GV đọc đề bài SGK/23
? Để làm 1 bài văn nghị luận nói chung cần trải qua mấy bước?
? Đề bài thuộc loại gì? Sự việc, hiện tượng được nêu trong đề bài là gì? Xác định yêu cầu của đề bài?
? Bạn Phạm Văn Nghĩa là ai? Bạn đã làm được việc gì? ý nghĩa của những việc làm đó là ở đâu?
? Vì sao thành đoàn HCM lại phát động phong trào học tập tấm gương bạn Nghĩa?
? Nếu mọi người ai cũng làm được như bạn Nghĩa thì cuộc sống sẽ như thế nào?
? Trình bày nội dung phần mở bài thân bài, kết bài của bài văn?
GV nhận xét sửa sai.
GV yêu cầu học sinh viết thành các đoạn văn và trình bày.
GV nhận xét bổ sung.
? Muốn làm tốt bài văn nghị luận về hiện tượng trong đời sống chúng ta cần thực hiện qua mấy bước, nội dung yêu cầu của các bước đó?
GV yêu cầu h/s đọc ghi nhớ.
Hđ 3
? Lập dàn ý của đề 4 phần I
GV y/c học sinh trình bày
GV nhận xét
GV khái quát, yêu cầu H/S về nhà hoàn thiện.
- Đọc các đề bài.
- Trao đổi.
-Thảo luận
- Xác định - Trình bày
-Trình bày
- Đọc
-Phát hiện
-Nhận xét
-Lí giải
-Suy luận
-Trao đổi
- Bộc lộ
-Thực hành
-Đọc
-Khái quát
-Đọc ghi nhớ
-Làm độc lập
-Nghe, ghi ý đúng.
I.Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
1. Bài văn: Trí thức là sức mạnh
-Văn bản bàn về giá trị của tri thức khoa học và người tri thức.
-Văn bản chia 3 phần.
+ Phần 1: Từ đầu đến Tư tưởng ấy nêu vấn đề.
+ Phần 2: tiếp đến xuất khẩu gạo trên thế giới Chứng minh trí thức là sức mạnh.
+ Phần 3: còn lại phê phán một số người không biết quí trọng trí thức, sử dụng không đúng chỗ.
-> Các phần có mối quan hệ chặt chẽ, cụ thể: Phần mở đầu nêu vấn đề, tiếp đến lập luận chứng minh vấn đề; mở rộng vấn đề để bàn luận.
* Các câu nêu luận điểm:
-Nhà khoa học người Anh...
- Sau này Lê-nin...
-Trí thức đúng là sức mạnh.
-Rõ ràng người có trí thức...
-Trí thức cũng là sức mạnh của cách mạng.
- Trí thức có sức mạnh to lớn như thế nhứng đáng tiếc...
-Họ không biết rằng...lĩnh vực.
-> Các luận điểm đã diẽn đạt rõ ràng , dứt khóat ý kiến của người viết đó là : Trí thức là sứuc mạnh; Vai trò to lớn của trí thức trên mọi lĩnh vực của đời sống.
II. Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc và hiện tượng đời sống.
* Đề bài sgk/23
- Bốn bước
+ Tìm hiểu đề, tìm ý
+ Lập dàn ý
+ Viết thành văn
+ Đọc và sửa chữa.
-Tìm hiểu đề;
-Tìm ý.
-Lập dàn ý.
1.Tìm hiểu đề.
-Đề thuộc loại nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Hiện tượng người tốt việc tốt trong đời sống cụ thể đó là: tấm gương của bạn Phạm Văn Nghĩa ham học chăm làm, có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống mộtc ách có hiệu quả.
- Nêu suy nghĩ của bản thân về sự việc bạn Nghĩa ham học...
2.Tìm ý.
- Bạn Nghĩa là h/s lớp 7...
-Bạn đã thụ phấn cho bắp, nuôi gà, nuôi heo, làm tời kéo nước...
- Các việc làm của bạn cho thấy bạn có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thông qua những công vịêc nhỏ bé bình thường nhất.
Vì: Bạn Nghĩa là 1 tấm gương tốt với nhiều việc làm giản dị mà bất kì ai cũng có thể làm được.
-Nghĩa là người biết thương yêu mẹ...
-Là người biết sáng tạo ra cái mới, là người hạm học, ham làm...
- Cuộc sống vô cùng tốt đẹp, không có học sinh lười biếng hoặc phạm tội...
3.Lập dàn bài.
a.Mở bài
-Giới thiệu hiện tượng.
-Nêu tóm tắt ý nghĩa của tấm gương...
b. Thân bài.
- Phân tích ý nghĩa về việc làm của...
-Đánh giá việc làm của PVN.
-Nêu ý nghĩa của việc phát động phong trào học tập...
c.Kết bài.
-Nêu ý nghĩa của tấm gương Phạm Văn Nghĩa.
-Rút ra bài học cho bản thân
4.Viết bài.
 Thời gian 15 phút
5.Đọc bài viết
* Ghi nhớ: SGK/24
III. Luyện tập.
Lập dàn ý cho đề 4 trong mục 1
Đề bài:: Đọc mẩu chuyện nêu nhận xét, suy nghĩ của em.
a.Mở bài
-Giới thiệu hiện tượng.
-Nêu tóm tắt ý nghĩa của tấm gương...
b. Thân bài.
- Phân tích ý nghĩa về việc làm của...
-Đánh giá việc học tập của nhân vật
c.Kết bài.
-Nêu ý nghĩa của tấm gương Nguyền Hiền.
-Rút ra bài học cho bản thân
* Đánh giá:
D: Hướng dẫn hoạt động tiếp nối ( 2’)
-Hoàn thành bài tập 4 viết thành văn.
-Chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 108-TLV.doc