Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 111, 112: Con cò

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 111, 112: Con cò

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

 Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu ca dao để ngợi ca tình mẹ và những lời hát ru

Thấy được sự vận dụng, sáng tạo ca dao cua rtác giả và những đặc điểm về thể thơ, hình ảnh thơ.

Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ., đặc biệt là những hình ảnh thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.

II. Các bước tiến hành:

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 902Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 111, 112: Con cò", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 111,112: 	con cò.
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu ca dao để ngợi ca tình mẹ và những lời hát ru
Thấy được sự vận dụng, sáng tạo ca dao cua rtác giả và những đặc điểm về thể thơ, hình ảnh thơ.
Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ., đặc biệt là những hình ảnh thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
II. Các bước tiến hành:
Hđ của GV
Hđ của Hs
Ghi bảng
* HĐ 1: KTBC: So sánh 2 hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La phông ten và những dòng mà nhà khoa học Buy phông viết , em rút ra những nhận xét gì?
* HĐ 2: Bài mới
Gọi Hs đọc chú thích SGK tr 58.
H? Trình bày những điểm nổi bật về bản thân , sự nghiệp sáng tác văn chương của Chế Lan Viên?
Bài thơ được sáng tác vào thời điểm nào?
GV nêu yêu cầu đọc.
 Gọi Hs đọc.
H? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
H? Hình tượng bao trùm trong bài thơ là hình tượng nào? Đây là hình tượng được sử dụng phổ biến trong thể loại văn học dân gian nào?
H? Trong ca dao. hình ảnh con cò là hình ảnh tượng trưng cho ai? cho lớp người nào trong xã hội?
H? ở bài thơ này, tác giả chỉ tập trung làm nổi bật hình tượng con cò là biểu trưng cho điều gì?
H? Em hãy tìm hiểu bố cục của bài thơ?
Gọi HS đọc đoạn 1.
H? Trong đoạn đầu bài thơ, những câu ca dao nào đã được vận dụng?
H? Nhận xét gì về cách vận dụng ca dao của tác giả?
H? Những câu ca dao được gợi lại đó thể hiện điều gì?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng cua 1 số câu ca dao.
H? Qua những lời ru của bà, của mẹ , hình ảnh con cò có ý nghĩa , tác dụng ntn với tuổi ấu thơ?
H? Những câu thơ cuối của đoạn 1 nói lên điều gì?
Gọi Hs đọc đoạn 2.
H? Hình ảnh con cò trong lời hát ru đã đi vào cuộc đời con người ntn?
H? Để xây dựng hình ảnh con cò tác giả đã sử dụng bpnt nào?
H? Hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng cho điều gì?
H? Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng nào?
H? Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ , nhà thơ đã khái quát thành quy luật tình cảm? 
H? Nhận xét về thể thơ, nhịp điệu , giọng điệu của bài thơ?
H? Nhận xét gì về sử dụng hình ảnh con cò trong bài thơ?
Nhấn mạnh ý: ý nghĩa của lời ru và tình mẹ với con.
* HDVN: Học thuộc bài thơ.
+ Làm luyện tập
1920-1989.
Tên khai sinh: Phan Ngọc Hoan.
Quê: Quảng Trị. Lớn lên ở Bình Định.
Là nhà thơ xuất sắc cua rnền thơ hiện đại Việt Nam, có những đóng góp quan trọng cho thơ ca dân tộc ở TK XX
Phong cách thơ độc đáo: Suy tưởng triết lý , đậm chất trí tuệ và hiện đại.
Trước CM: ông nổi tiếng trong phong trào “Thơ mới” với tập “Điêu tàn”
1962 in trong tập: “ Hoa ngày thường, chim báo bão”.
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do. Các câu thơ ngắn dài không đều , nhịp điệu biến đổi, có nhiều câu điệp lại tạo nhịp điệu gần với điệu hát ru.
Hình tượng con cò được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Trong ca dao hình ảnh con cò khá phổ biến và được dùng với nhiều ý nghĩa mà thông dụng nhất là ý nghĩa ẩn dụ: Con cò là h/ảnh người nông dân, l phụ nữ trong cuộc sống vất vả, nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp.
Biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
Bố cục: 3 phần:
Phần 1: hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ.
Phần 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ.
Phần 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa cua rlời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.
Hình ảnh con cò đã được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời ru: con cò bay lả bay la.....
Vận dụng ca dao một cách sáng tạo: chỉ lấy lại vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ấy.
Thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong ca dao.
H/ả con cò đã đến với tâm hồn tuổi thơ một cách vô thức. Đây là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới con người của những lời ru. ở tuổi ấu thơ, đứa trẻ chưa thể hiểu và chưa cần hiểu nd, ý nghĩa của những lời ru này. Chúng chỉ cần được vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào , dịu dàng của lời ru để đón nhận bằng trực giác vô thức tình yêu và sự che chở của mẹ.
Đoạn thơ khép lại bằng hình ảnh thanh bình của cuộc sống .
Hình ảnh con cò trong ca dao được tiếp tục sự sống của nó trong tiềm thức con người.
Hình ảnh con cò được xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ . Con cò như được bay ra từ những trang ca dao để sống trong tâm hồn con người , nâng đỡ con người theo mỗi chặng đường.
Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.
Biểu tượng cho tấm lòng của người mẹ lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc đời.
Nhà thơ đã khái quát thành vấn đề quy luật tình cảm sâu sa :
Con dù lớn .......
Thể thơ tự do, các đoạn thơ thường bắt đầu từ những câu thơ ngắn.
Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò .
I/ giới thiệu tg’, t/phẩm:
1/ Tác giả:
2/ T/phẩm:
II/ Đọc , tìm hiểu bài thơ:
1/ Tìm hiểu thể thơ, hình ảnh thơ, bố cục :
2/ Tìm hiểu bài thơ thông qua ý nghĩa biểu tượng:
a/ Hình tượng con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ:
b/ Hình ảnh con cò trong lời hát ru đã đi vào cuộc đời con người:
c/ Suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru:
III/ Tổng kết:
1/ Nghệ thuật: 
2/ Nội dung:
IV/ Luyện tập:

Tài liệu đính kèm:

  • docCon co 1.doc