Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 12: Thực hành viết đoạn văn tự sự

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 12: Thực hành viết đoạn văn tự sự

Tiết: 12

THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS

- Biết vận dụng những kiến thức đã học về các yếu tố trong văn bản tự sự một cách tổng hợp để tạo lập văn bản tự sự.

- Thấy được mối qyan hệ giữa lí luận văn học với việc tạo lập một văn bản, đọc- hiểu văn bản và ngược lại.

B. CHUẨN BỊ: GV cho HS tự chọn đề tài, chuẩn bị dàn ý ở nhà theo nhóm. Trong quá trình xây dựng dàn ý, cố gắng đưa vào bài viết những yếu tố như: Miêu tả, nghị luận, miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.

C. LÊN LỚP:

HĐ1: KHỞI ĐỘNG:

 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 2. GV giới thiệu tiết thực hành

HĐ2: THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ.

Bước 1: GV tổ chức cho từng nhóm giới thiệu tổng quát về đề tài đã chọn và dàn ý đã lập (chỉ nêu khái quát các ý cơ bản, không đi sâu vào chi tiết).

Bước 2: GV xem xét, đánh giá bước đầu và góp ý cho từng nhóm những sửa chữa, bổ sung cần thiếtYêu cầu cả lớp tiến hành viết đoạn văn tự sự theo đề tài của nhóm (mở bài; một đoạn thân bài; kết bài).

Bước 3: HS tiến hành viết đoạn văn.

Bước 4: Các nhóm cử đại diện trình bày bài viết của nhóm (nói rõ mình đã đưa vào bài viết những yếu tố nào).

Bước 5: - Cả lớp tiến hành nhận xét, góp ý cho từng bài của mỗi nhóm.

 - GV nhận xét chung, lưu ý những lỗi cần tránh.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 12: Thực hành viết đoạn văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 12
THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
- Biết vận dụng những kiến thức đã học về các yếu tố trong văn bản tự sự một cách tổng hợp để tạo lập văn bản tự sự.
- Thấy được mối qyan hệ giữa lí luận văn học với việc tạo lập một văn bản, đọc- hiểu văn bản và ngược lại.
B. CHUẨN BỊ: 	GV cho HS tự chọn đề tài, chuẩn bị dàn ý ở nhà theo nhóm. Trong quá trình xây dựng dàn ý, cố gắng đưa vào bài viết những yếu tố như: Miêu tả, nghị luận, miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
C. LÊN LỚP:
HĐ1: KHỞI ĐỘNG:
 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	2. GV giới thiệu tiết thực hành
HĐ2: THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ.
Bước 1:	GV tổ chức cho từng nhóm giới thiệu tổng quát về đề tài đã chọn và dàn ý đã lập (chỉ nêu khái quát các ý cơ bản, không đi sâu vào chi tiết).
Bước 2:	GV xem xét, đánh giá bước đầu và góp ý cho từng nhóm những sửa chữa, bổ sung cần thiếtàYêu cầu cả lớp tiến hành viết đoạn văn tự sự theo đề tài của nhóm (mở bài; một đoạn thân bài; kết bài).
Bước 3:	HS tiến hành viết đoạn văn.
Bước 4:	Các nhóm cử đại diện trình bày bài viết của nhóm (nói rõ mình đã đưa vào bài viết những yếu tố nào).
Bước 5:	- Cả lớp tiến hành nhận xét, góp ý cho từng bài của mỗi nhóm.
	- GV nhận xét chung, lưu ý những lỗi cần tránh.
HĐ3:CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- GV tổng kết tiết dạy và tổng kết CHUYÊN ĐỀ I.
- GV đánh giá lại vai trò, tác dụng các yếu tố: Miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
CHUYÊN ĐỀ II 
VĂN NGHỊ LUẬN Ở CẤP HỌC T.H.C.S
Tiết 1
ÔN TẬP: HỆ THỐNG KIẾN THỨC VỀ KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN
(Đã học ở các lớp dưới)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
	- Thấy được vai trò của nghị luận trong đời sống xã hội.
	- Hệ thống những kiến thức về văn nghị luận đã được học.
	- Nắm những nội dung, vấn đề cơ bản về văn nghị luận ở T.H.C.S.
B. CHUẨN BỊ:
	- GV: Chuẩn bị nội dung, chương trình, định hướng cho HS.
	- HS: Ôn lại các nội dung có liên quan (theo hướng dẫn của GV).
HĐ1: KHỞI ĐỘNG:
	1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	2. GV giới thiệu nội dung ôn tập
HĐ2: TIẾN HÀNH ÔN TẬP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Tìm hiểu chung về văn nghị luận:
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung cơ bản về văn nghị luận.(Nêu câu hỏi gợi ý)
HS: Trình bày các vấn đề cơ bản của văn nghị luận mà các em đã được học.
GV:- Ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí ...
 - Văn nghị luận viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó.
 - Dẫn chứng, lí lẽ tiêu biểu, thuyết phục.
 - Tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
* Tìm hiểu luận điểm, luận cứ, lập luận trong văn nghị luận.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về luận điểm, luận cứ, lập luận trong văn nghị luận.
HS: Trình bày ý kiến của mình.
GV: Chốt lại:
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn.
+ Diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.
+ Đúng đắn, chân thật, đáp ứng thực tế.
- Luận cứ: Là lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm.
+ Chân thật, đúng đắn, tiêu biểu.
+ Toàn diện, thuyết phục.
- Lập luận: Cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm (Làm sáng tỏ luận điêm).
+ Chặt chẽ, hợp lí.
HĐ3: LUYỆN TẬP:
GV tổ chức cho HS đọc văn bản “ Chống nạn thất học” (sgk Ngữ Văn 7 II/ 107). Yêu cầu HS chỉ ra luận điểm, hệ thống luận cứ và cách lập luận của văn bản.
A. NỘI DUNG ÔN TẬP.
I/ Tìm hiểu chung về văn nghị luận:
- Các dạng văn nghị luận thường gặp.
- Mục đích văn nghị luận: Xác lập tư tưởng, quan điểm.
- Luận điểm rõ ràng; lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Vấn đề nghị luận phải có ý nghĩa trong đời sống.
II/ Luận điểm- luận cứ- Lập luận: -Luận điểm: Ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm.
- Luận cứ: Lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm.
- Lập luận: Cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.
B. LUYỆN TẬP.
HS phải chỉ ra được luận điểm, hệ thống luận cứ, và cách lập luận của văn bản “ Chống nạn thất học” 
HĐ4:CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	1. Củng cố: HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn tập.
	2. Dặn dò: - Xem lại bài.
 - Chuẩn bị nội dung tiết 2:
+ Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận.
+ Bố cục bài văn nghị luận.

Tài liệu đính kèm:

  • doctham khoa soan.doc.doc