Văn bản:
SANG THU
- Hữu Thỉnh -
1.MỤC TIÊU.
a. Về kiến thức: Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính thiết lí của tác giả.
b. Về kĩ năng: Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. Thể hiện những suy nghĩ, cảm nnhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
c. Về thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết.
2.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a-GV: SGK, SGV, soạn bài, Tư liệu Ngữ văn 9.
b-HS: Học bài cũ, Chuẩn bị bài mới.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a.KTBC: (5’) Miệng
Câu hỏi: Chép thuộc lòng khổ thơ 3-4 bài thơ Viếng lăng Bác, phân tích một khổ thơ mà em thích nhất?
Đáp án:
3đ - Học sinh chép đúng, đẹp.
7đ - Phân tích được nghệ thuật và nội dung của khổ thơ.
* Vào bài: (1’) Với các thi nhân mùa thu l¬à dấu ấn của mình trong những vần thơ đ¬ượm một vẻ trong trẻo: trong bài Tiếng Thu của L¬ưu Trọng Lư¬, chùm thơ Thu của Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp về mùa thu; đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm h¬ương sắc mới. Điểm mới của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh như¬ thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 9A TIẾT 121 Văn bản: SANG THU - Hữu Thỉnh - 1.MỤC TIÊU. a. Về kiến thức: Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính thiết lí của tác giả. b. Về kĩ năng: Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. Thể hiện những suy nghĩ, cảm nnhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ. c. Về thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết. 2.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS a-GV: SGK, SGV, soạn bài, Tư liệu Ngữ văn 9. b-HS: Học bài cũ, Chuẩn bị bài mới. 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a.KTBC: (5’) Miệng Câu hỏi: Chép thuộc lòng khổ thơ 3-4 bài thơ Viếng lăng Bác, phân tích một khổ thơ mà em thích nhất? Đáp án: 3đ - Học sinh chép đúng, đẹp. 7đ - Phân tích được nghệ thuật và nội dung của khổ thơ. * Vào bài: (1’) Với các thi nhân mùa thu là dấu ấn của mình trong những vần thơ đượm một vẻ trong trẻo: trong bài Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư, chùm thơ Thu của Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp về mùa thu; đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới. Điểm mới của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I- Đọc và tìm hiểu chung: ( 6 ' ) * Gọi học sinh đọc chú thích trong sgk. 1- Vài nét về tác giả, tác phẩm : Kh: Nêu những nét hiểu biết ngắn gọn về nnhà thơ? - Nhà Thơ Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc. - Ông là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ngòi bút gắn bó với đề tài chiến tranh, người lính và cuộc sống nông thôn. Ông là nhà thơ, viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu. Tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, từ năm 2000 là Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. - Thơ của Hữu Thỉnh nhẹ nhàng, giàu hình ảnh đặc sắc gợi cảm. - Bài thơ Sang Thu được viết cuối năm 1977(Những suy nghĩ của người lính từng trải qua một thời trận mạc và cuộc sống khó khăn sau ngày đất nước thống nhất: Thiên nhiên bắt đầu sang thu - Đất nước vừa bước từ chiến tranh sang hoà bình (1977)) in trong tập thơ " Từ chiến hào đến thành phố " Nhà xuất bản Hà Nội-1991. Chiếu hình ảnh nhà thơ – giảng Chiếu hình ảnh tác phẩm – giảng *GV lưu ý học sinh đọc bài thơ : bài thơ có nhiều hình ảnh đặc sắc gợi cảm về thời điểm giao mùa hạ- thu ở vùng nông thôn Bắc bộ nên cần đọc to, rõ ràng, ngắt câu đúng chỗ, đọc diễn cảm , chú ý giọng điệu, nhịp thơ. * GV đọc bài, gọi học sinh đọc bài, nhận xét. ? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? 2- Đọc và chú thích: - Biểu cảm kết hợp với miêu tả TB: Em có nhận xét gì về thể thơ ? 3.Thể loại: - Thể thơ năm chữ, toàn bài có 3 khổ, mỗi khổ 4 câu, ít vần: khổ 1 vần (e), vần cách; khổ 2 vần (a), vần liền; khổ 3 không có vần. 4. Bố cục: 3 phần ? Bài thơ được chia làm mấy phần? Phần1:(Khổ thơ đầu): Tín hiệu sang thu. Phần 2: (Khổ thơ 2): Đất trời sang thu. Phần 3: (Khổ thứ 3): Biến đổi của cảnh vật sang thu. Chuyển ý: Sang thu là một bài thơ trữ tình, cả bài là những quan sát, cảm nhận của tác giả về thiên nhiên vào thu - từng khổ đều nối tiếp nhau bộc lộ cảm xúc ấy. Những cảm nhận của nhà thơ về sự biến đổi trời đất sang thu như thế nào, chúng ta cùng nhau phân tích để làm sáng tỏ. Bố cục chúng ta chia làm 3 phần tương ứng với 3 khổ tuy nhiên khi phân tích chúng ta sẽ tiế hành phân tích theo 2 khía cạnh là cảm nhận về thiên nhiên sang thu và những suy ngẫm của nhà thơ. II- Phân tích: (24’) * Gọi học sinh đọc khổ thơ thứ nhất. GV chiếu lời thơ lên bảng 1.Cảm nhận về thiên nhiên sang thu Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về TB: Thiên nhiên chuyển mình sang thu được bắt đầu từ những tín hiệu nào? Cảm nhận của nhà thơ có gì đặc biệt? - Hương ổi phả, gió se, sương chùng chình => Nhà thơ cảm nhận thiên nhiên chuyển mình sang thu từ các giác quan: khứu giác, xúc giác, thị giác. Tất cả các giác quan như: khứu giác (mùi hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình) đều mách bảo thu về. Hương ổi lan vào không gian phả vào gió se. Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng chuyển động chầm chậm nơi đầu thôn ngõ xóm. ? Theo em tại sao tác giả lại sử dụng từ “phả” mà không dùng từ “thổi, đưa, bay, lan”? Từ "phả" có thể thay bằng từ "thổi” hoặc “bay" nhưng các từ ấy không có ý nghĩa đột ngột, bất ngờ như từ "phả" Một chữ “phả” kia đủ gợi hương thơm như sánh lại. Nó sánh bởi vì hương đậm một phần, sánh còn bởi tại hơi gió se. Hương thơm luồn vào trong gió được tinh lọc, được cô đặc thêm. Gió mùa thu hào phóng đem chia hương mùa thu bấy giờ là hương ổi chín tới khắp nơi. ? Em hiểu nghĩa của từ “chùng chình” như thế nào? Vậy phép tu từ nào được sử dụng ở hình ảnh này? Tác dụng? - Chùng chình là: cố ý chậm lại. - Phép nhân hoá được sử dụng - "chùng chình" là từ láy gợi hình, tác giả nhân hoá làn sương bay qua ngõ nhà có vẻ như chậm hơn đây là những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu đến. ? Từ “bỗng” và “hình như” đã diễn tả cảm xúc tâm trạng của nhà thơ như thế nào? Ta rút ra được nội dùng gì ở khổ 1? Từ "bỗng" thể hiện sự đột ngột, bất ngờ; từ "hình như" thể hiện sự ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng. Phút giây giao mùa của thiên nhiên ấy tác giả cảm nhận được nhưng vẫn có tâm trạng ngỡ ngàng. Mùa thu sang ở đây còn bộc lộ nét sang thu trong hồn người. Bức tranh giao mùa nồng nàn hơi ấm làng quê trong cảm nhận ngỡ ngàng của tác giả. Sau phút ngỡ ngàng khi cảm nhận thu về còn mơ hồ, chưa rõ, nhà thơ đã ghi lại những hình ảnh thiên nhiên nào ở khổ 2? Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi ? Theo em phải ở vị trí quan sát nào nhà thơ mới miêu tả được vẻ đẹp thiên nhiên ở khổ 2 và 3? - Xa, rộng, cao, sâu. ? Em hiểu hình ảnh: sông được lúc dềnh dàng, chim bắt đầu vội vã như thế nào? Đây là 2 hình ảnh đối lập, với 2 từ láy và biện pháp nhân hoá. Dòng sông trôi một cách thanh thản gợi lên vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên, ngược lại những cánh chim bắt đầu vội vã ở buổi hoàng hôn. Ở khổ 2 thiên nhiên được quan sát ở một không gian rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn. Bức tranh thu từ những gì vô hình (hương, gió), từ nhỏ hẹp (ngõ) chuyển sang những nét hữu hình, cụ thể (sông, chim, mây) với một không gian vừa dài rộng, vừa cao vời. Người đọc thích thú với cấu trúc đối tụ nhiên chặt chẽ và tuyệt vời như trong thơ cổ: Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Dòng sông không cuồn cuộn dữ dội và gấp gáp như trong những ngày mưa lũ mùa hạ. Sông êm ả, dềnh dàng sông đang lắng lại, đang trầm xuống trong lững lờ như ngẫm nghĩ suy tư. Tương phản với sông chim lại bắt đầu vội vã. Hơi thu lạnh làm cho chúng phải khẩn trương chuẩn bị cho chuyến bay tránh rét. Trong khi từ “vội vã” đối rất đẹp với từ “dềnh dàng” thì ta cũng cần chú ý từ “bắt đầu” rất độc đáo ở đây. Bắt đầu vội vã thôi chứ chưa phải là đang vội vã. Phải tinh tế lắm mới có thể nhận ra sự bắt đầu này trong những cánh chim bay. Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh thơ này? Đây là một hình ảnh đẹp đặc sắc của bài thơ với sự liên tưởng hư ảo bay bổng Dù có sự vội vã của chim (cái vội vã mới chớm, mới bắt đầu) không khí thu vẫn là không khí thư thái, lắng đọng, chậm rãi, lâng lâng. Vì thế mà đám mây mùa hạ mới thảnh thơi duyên dáng vắt nửa mình sang thu. “Đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu" là một liên tưởng sáng tạo, thú vị, chính hình ảnh mùa thu nối mùa hạ bởi những đám mây lững lờ cũng dềnh dàng, chùng chình trên tầng không làm cho người đọc cảm nhận được cả không gian và thời gian chuyển mùa thật đẹp.Đám mây như một dải lụa, như một tấm khăn voan của người thiếu nữ trên bầu trời nửa đang còn là mùa hạ, nửa đã nghiêng về mùa thu. Nếu ở khổ thơ thứ nhất, còn phải có một cái ngõ thực cho sương đi qua để gợi đến cái ngõ ảo nối giữa hai mùa, thì ở đây chỉ cần một áng mây bâng khuâng mà có thể thấy bầu trời đang nhuốm nửa sắc thu. Hình ảnh mây là thực, nhưng cái ranh giới mùa là hư. Nó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng lạ lùng của nhà thơ. Bầu trời một nửa thu. Đám mây mùa hạ đang nhuốm sắc thu. Đến một lúc nào đó nó bỗng ngỡ ngàng thấy đang bồng bềnh trong bầu trời thu trọn vẹn. Ở khổ thơ thứ 2 ta thấy Đất trời biến chuyển sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt. Hai khổ thơ đầu rất đẹp về mặt tạo hình, rất tinh tế trong cảm nhận, như 2 cành biếc của một cây thơ lạ. Nhưng khổ thơ thứ 3 là cái gốc của cây thơ đó là nơi cho 2 nhánh thơ trên tựa vào để khoe sắc, toả hương. Khổ thơ thứ 3 đem đến cho bài thơ 1 vẻ đẹp mới, làm trọn vẹn thêm cái ý sang thu của hồn người chưa thật rõ ở 2 khổ thơ trên. ? Dấu hiệu mùa hạ vẫn còn ở khổ thơ 3 nhưng mức độ đã thay đổi như thế nào? Những từ ngữ nào cho em biết điều đó? Nắng – mưa – sấm – hàng cây Vẫn còn – đã với – cũng bớt – đứng tuổi Hạ nhạt dần, thu đậm hơn. Những hình ảnh miêu tả thực về thiên nhiên, sử dụng tính từ chỉ mức độ giúp ta hiểu nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần; những ngày giao mùa này đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ gắn với những tiếng sấm cũng bất ngờ của những cơn mưa mùa hạ . ? Thoe em nhà thơ miêu tả thiên nhiên ở khổ 3 bằng những giác quan nào? - Thị giác, thính giác ? Từ đó bức tranh thiên nhiên sang thu được cảm nhận như thế nào? Qua đó em cảm nhận được gì ở hồn thơ Hữu Thỉnh? - Bức tranh thiên nhiên giao mùa tuyệt đẹp - Cảm nhận tinh tế mà sâu sắc Tình yêu thiết tha của tác giả với quê hương đất nước. 2. Những suy ngẫm của nhà thơ. Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi ? Có ý kiến cho rằng: 2 câu cuối khổ 3 vừa có tính tả thực vừa chứa đựng nhiều hàm ý sâu xa? Em có đồng ý không? Vì sao? - Tả thực: Sấm và hàng cây lúc sang thu - Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm: vang động bất thường của ngoại cảnh của cuộc đời Hàng cây đứng tuổi: con người từng trải Về hai dòng thơ cuối cần hiểu với 2 tầng nghĩa: Lúc sang thu, bớt đi những tiếng sấm bất ngờ. Cũng có thể hiểu rằng: hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa. Chính nhà thơ Hữu Thỉnh tâm sự: Với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, ông muốn gửi gắm suy ngẫm của mình – khi con người từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh của cuộc đời. - Có thể nói thiên nhiên sang thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng cảnh vật: hương quả sang thu, ngọn gió sang thu. Dòng sông, đám mây, bầy chim, bầu trời, mưa, sấm, chớp, cây cối Nhưng nét mới trong thơ Hữu Thỉnh là từ cảnh sang thu của thiên nhên đất trời là hồn người sang thu và lưu luyến bồi hồi vừa bâng khuâng sâu lắng. Kh: Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? III- Tổng kết: (3’) - Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ, bài thơ ngắn nhưng có nhiều hình ảnh đặc sắc, sử dụng sáng tạo phép nhân hoá, ẩn dụ. - Nội dung: Tác giả miêu tả miêu tả cảnh đất trời chuyển mùa từ hạ sang thu- đất trời có những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt, mang nét riêng về thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ . - HS đọc ghi nhớ. * Ghi nhớ: (tr.71) * Gọi học sinh đọc một số bài thơ khác viết về mùa thu : IV- Luyện tập: (4’) -Bài Vào thu (Nguyễn Đình Thi) Như có vàng bay trong nắng Những hàng cây sáng lân cao Có phải màu thu về Bên đầm xen úa nâu - Bài Tiếng thu (Lưu trọng Lư) Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô - Bài Mùa thu vàng sáng (Xuân diệu) Mùa thu vàng sáng tới rồi đây áo trắng em phơi gió thổi đầy áo trắng hai tà phơi phất hoá áo vàng em mặc cánh thu bay *Giáo viên: Sang thu - thời khắc giao mùa giữa hạ và thu, thời khắc dễ rung động hồn thơ, Hữu Thỉnh đã nối tiếp hồn thơ dân tộc góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê hương, đem đến cho thế hệ trẻ Việt nam tình yêu đất nước qua nét thu đẹp Việt Nam. * Giáo viên cho học sinh viết đoạn văn ngắn ở nhà. c. Củng cố, luyên tập (1’) Em có nhận xét gì về thể thơ ? - Thể thơ năm chữ, toàn bài có 3 khổ, 4 câu, ít vần: khổ 1 vần (e), vần cách; khổ 2 vần (a), vần liền; khổ 3 không có vần. d.Hướng dẫn học bài ở nhà: (1’) - Học bài, làm bài tập trong sách giáo khoa. - Sưu tầm tiếp những bài thơ về mùa thu như phần luyện tập; - Soạn bài: Nói với con ∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞
Tài liệu đính kèm: