Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 136: Chương trình địa phương

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 136: Chương trình địa phương

Tiết 136. Chương trình địa phương

A.Mục tiêu cần đạt :

1.Kiến thức.

- Mục tiêu tiết học này không chỉ nhận xét 1 số từ ngữ địa phương mà không kém phần quan trọng là hướng dẫn thái độ đối với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi ( như trong văn chương nghệ thuật ).

2.Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng xác định và giải nghĩa các từ địa phương có trong các văn bản đã học ở chương trình THCS.

3.Thái độ:

-Học sinh thêm yêu vốn từ ngữ tiếng Việt, có ý thức trau dồi, tìm hiểu vốn từ địa phương.

B. Chuẩn bị .

- Giáo viên: Soạn bài theo yêu cầu.

- Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGk

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1016Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 136: Chương trình địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:25/3/2010 
Ngày dạy: 26/3/2010
Tiết 136. Chương trình địa phương
A.Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức.
- Mục tiêu tiết học này không chỉ nhận xét 1 số từ ngữ địa phương mà không kém phần quan trọng là hướng dẫn thái độ đối với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi ( như trong văn chương nghệ thuật ).
2.Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng xác định và giải nghĩa các từ địa phương có trong các văn bản đã học ở chương trình THCS.
3.Thái độ:
-Học sinh thêm yêu vốn từ ngữ tiếng Việt, có ý thức trau dồi, tìm hiểu vốn từ địa phương.
B. Chuẩn bị .
- Giáo viên: Soạn bài theo yêu cầu.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGk
C. Tổ chức các hoạt động..
1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. ( 6’) 
? Những điều kiện để thực hiện hàm ý? Lấy ví dụ minh họa?
2:Tiến trình dạy học:
 * Giới thiệu bài: ( 1’)
Trong các cộng đồng ngôn ngữ lớn và phân bố rộng về mặt địa lí thường có những lớp từ ngữ đặc thù cho từng vùng địa lí, đó là lớp từ địa phương. Vậy đặc điểm của chúng như thế nào, các sử dụng chúng ra sao tiết học hôm nay co cùng các em tìm hiểu.
* Bài mới. ( 37’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
? Tìm những từ ngữ địa phương trong các đoạn văn và chuyển thành từ ngữ toàn dân trong đoạn văn sau?
? Đối chiếu các câu sau, cho biết từ "kêu" ở câu nào là từ địa phương, từ "kêu" ở câu nào là từ toàn dân. Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó?
GV gọi học sinh nêu yêu cầu.
- GV gọi học sinh thực hiện.
? Đọc đoạn trích bài tập 1? Có nên để cho bé Thu dùng từ ngữ toàn dân không?
? Tại sao người lời kể chuyện của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương?
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh thực hiện theo nhóm.
- Học sinh đọc bài.
- Học sinh xác định.
- Học sinh đọc và lí giải
- Học sinh lí giải.
Bài 1: Tìm những từ ngữ địa phương trong các đoạn văn và chuyển những từ ngữ địa phương đó sang từ ngữ toàn dân.
a. Từ địa phương: Thẹo, lặp bặp, ba.
- Từ toàn dân: Sẹo, lắp bắp, bố, cha.
b. Từ địa phương: Ba, má, kêu, đâm, đũa bếp, người nói, trông, vô.
- Từ toàn dân: Bố, cha, mẹ, gọi, chờ thành, đũa xả, nòi trống không vào.
c.Từ địa phương: Na, lui cui, nắp, nhắm, giùm, nói tròng.
- Từ toàn dân: Bố, cha, lúi húi, nung, cho lá, giúp, nói trống không.
Bài 2:
a. Kêu: Từ toàn dân.
- Có thể thay thế bằng nói tỏ.
b. Kêu: Từ địa phương tương đương với từ toàn dân gọi.
Bài 3: Trong hai câu đố sau, từ nào là từ địa phương: Những từ đó tương đương với những ngôn ngữ nào trong từ toàn dân.
- Từ địa phương và từ toàn dân là: Trái - quả, chi - gì, kêu - gọi.
- Trống hỗng trống hoàng: Trống huyếch trống hoác.
Bài 4: Điền những từ địa phương tìm được ở các bài tập 1, 2, 3 và các từ toàn dân tương ứng vào bảng tổng hợp.
Từ địa phương
Từ toàn dân
- Thẹo
- Lặp bặp
- Ba
- Má
- Kêu
- Đâm
- Đũa bếp
- Nói (trổng)
- lui cun
- Nắp
- Nhắm
- Giùm
- Vô
- Trái
- Chi
- Trống hỗng trống hoàng
- Sẹo
- Lắp bắp
- Cha (bố)
- Mẹ
- Gọi
- Chở thành
- Đũa cả
- Nói trống không
- Lúi húi
- Vung
- Cho kì
- Giúp
- Vào
- Quả
- Gì
- Trống huyếch trống hoác.
Bài tập 5:
- Không nên để cho bé Thu dùng từ toàn dân. Vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ở bên ngoài địa phương mình.
Vì tác giả muốn nêu sắc thái của vùng đất nơi việc được kì diễn ra. Tuy nhiên tác giả có chủ định không dùng quá nhiều từ ngữ địa phương để gây khó hiểu cho người đọc không phải là người địa phương đó.
* Đánh giá:
D: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp. ( 1’)
- Ôn tập nghị luận về một tác phẩm văn học ( Thơ, truyện)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 136 -TV.doc