Tuần 3 Tiết 14, 15 Tập làm văn
Viết bài tập làm văn số 1
Đề bài: Hãy giới thiệu về cây dừa ở quê em.
Dàn ý:
_Mở bài:
Giới thiệu, nêu định nghĩa khái quát về đối tượng.
_Thân bài:
+Giới thiệu đặc điểm sinh học của đối tượng. (Họ, giống loài. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản, môi trường sống, cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh )
+Giá trị thực tế của loài cây dừa (lợi ích chung, lợi ích của từng bộ phận).
+Ý nghĩa đời sống, tinh thần của đối tượng.
_Kết bài:
Cảm nghĩ, cảm nhận chung về đối tượng.
*Yêu cầu chung:
_Bài viết diễn đạt trong sáng, dễ hiểu; nội dung chính xác, khoa học, đúng đặc trưng văn bản thuyết minh.
_Sử dụng tốt các phương pháp thuyết minh; bài viết có vận dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả hợp lí, làm nổi bật đối tượng thuyết minh.
_Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. (Tùy theo loại lỗi và mức độ mắc lỗi, trừ từ 0.5 đến tối đa 2.0 điểm)
Tuần 3 Tiết 14, 15 Tập làm văn Viết bài tập làm văn số 1 Đề bài: Hãy giới thiệu về cây dừa ở quê em. Dàn ý: _Mở bài: Giới thiệu, nêu định nghĩa khái quát về đối tượng. _Thân bài: +Giới thiệu đặc điểm sinh học của đối tượng. (Họ, giống loài. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản, môi trường sống, cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh) +Giá trị thực tế của loài cây dừa (lợi ích chung, lợi ích của từng bộ phận). +Ý nghĩa đời sống, tinh thần của đối tượng. _Kết bài: Cảm nghĩ, cảm nhận chung về đối tượng. *Yêu cầu chung: _Bài viết diễn đạt trong sáng, dễ hiểu; nội dung chính xác, khoa học, đúng đặc trưng văn bản thuyết minh. _Sử dụng tốt các phương pháp thuyết minh; bài viết có vận dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả hợp lí, làm nổi bật đối tượng thuyết minh. _Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. (Tùy theo loại lỗi và mức độ mắc lỗi, trừ từ 0.5 đến tối đa 2.0 điểm) Tuần 7 Tiết 34 - 35 Tập làm văn Viết bài tập làm văn số 2 VĂN TƯ SỰ ĐỀ: Em hãy đóng vai nhân vật Trương Sinh kể lại chuyện Người con gái Nam Xương ĐÁP ÁN: a. Mở bài: - Lời tự giới thiệu của Trương Sinh( quê quán, gia cảnh..) - Lời giới thiệu của Trương Sinh về người vợ của mình( xinh đẹp, nết na) b. Thân bài: -Vợ chồâng trẻ đang sống hạnh phúc thì chiến tranh xảy ra. Tôi ( Trương Sinh) bị sung vào lính. - Vợ tôi sinh con trai. Việc nhà chồng một tay nàng đảm đang, lo liệu. - Mẹ tôi thương con nơi chiến trường, lo lắng sinh bệnh rồi qua đời. Việc chôn cất mẹ tôi lo chu đáo. - Hết giặc, tôi trở về nhà đau đớn vì mẹ mất. - Câu nói của con trẻ đã gây ra sự hiểu lầm ghê gớm. Cơn ghen của tôi đã đẩy vợ mình vào cái chết oan ức. - Nhờ cái bống trên tường, tôi đã hiểu ra nỗi oan của vợ mình. - Vợ tôi gieo mình xuống sông Hoàng Giang được các tiên nữ đưa về thủy cung sống với Linh Phi. - Linh Phi cứu sống Phan Lang, vợ tôi nhắn Phan Lang nhờ tôi lập đàn giải oan ở bến sông. - Tôi y lời và nhìn thấy vợ tôi ngồi trên kiệu hoa nói lời đa tạ và biến mất. c. Kết bài: - Tôi ân hận , tự trách thói ghen tuông nông nổi của mình khiến cho gia đình tan vỡ. - Mong muốn mọi người hãy nhìn vào bi kịch của tôi để rút ra bài học. 6Yêu cầu: - Nội dung: Đóng vai Trương Sinh kể lại chuyện. - Hình thức: + Chuyển đổi ngôi kể( ngôi III sang I) + Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; kết cấu chặt chẽ; đúng thể loại. + Ít sai lỗi chính tả, chữ viết đễ đọc, không viết tắt trong bài làm. + Lỗi chính tả, chữ viết; dùng từ, diễn đạt trừ vào điểm chung của cả bài. Tuần 9 Tiết 41 Kiểm tra truyện trung đại Câu 1. Trình bày ngắn gọn vẻ đẹp và bi kịch của người phụ nữ qua Chuyện người con gái Nam Xương ( Nguyễn Dữ) và Truyện Kiều ( Nguyễn Du) Câu 2. Chép lại 4 câu thơ nói lên nỗi nhớ của Thúy Kiều với Kim Trọng trong đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích ( trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). Câu 3. Theo em, tại sao tác giả lại để Kiều nhớ Kim Trọng trước rồi mới đến cha mẹ? Cách xếp đặt chữ “tình “lên trước chữ “hiếu”, đảo ngược trật tự của đạo lí phong kiến như vậy có hợp lí không? Hãy lí giải? Câu 4. Nêu nội dung văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga? Câu 5. Hãy phân tích bút pháp tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối đoạn trích : Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích Truyện Kiều- Nguyễn Du Tuần 14 -Tiết 68, 69 Tập làm văn: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 ĐỀ: Hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và người thân Tuần 15, Tiết 74 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT ĐỀ: Câu 1. Thế nào là phương châm cách thức ? Hãy giải thích các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào? - Nói như đấm vào tai - Nửa úp nửa mở Câu 2. Đọc kĩ hai câu thơ : Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm) Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ nào? Có thể coi đây là hiện tượng nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa được không? Vì sao? Câu 3. Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Cho biết công dụng của chúng? ( 2 đ) Câu 4. Phân tích ý nghĩa của các từ láy trong hai dòng thơ sau đây trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Câu 5. Viết đoạn hội thoại ngắn trong đó có một phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ. Hãy chỉ rõ? TUẦN 16, TIẾT 76 KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI Đề 1: Câu 1. So sánh hình ảnh người lính cách mạng trong hai bài thơ Đồng chí- Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật ? Câu 2. Chép lại khổ thơ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Câu 3. Nêu ngắn gọn ý nghĩa hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt Câu 4. Nêu tình huống truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Câu 5. Hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng?
Tài liệu đính kèm: