Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 14, 15: Viết bài tập làm văn số I

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 14, 15: Viết bài tập làm văn số I

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ I

A.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: - Kiểu bài thuyết minh có sử dụng yếu tố nghệ thuật và miêu tả.

2.Kĩ năng:

a.Kĩ năng bộ môn:

-Viết được bài thuyết minh.

-Vận dụng kết hợp các yếu tố nghệ thuật, miêu tả nhằm làm rõ đối tượng thuyết minh.

b.Kĩ năng sống:

-Tự nhận thức được điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp (cà phê) ở Tây nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng.

-Liên hệ bản thân về vấn đề mà đề bài đưa ra.

B. CHUẨN BỊ:

1.GV: Lập ma trận, ra đề, đáp án.

2.Học sinh: Chuẩn bị vở viết, xem lại kiểu bài thuyết minh có yếu tố miêu tả, nghệ thuật.

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KT DẠY HỌC:

-Dạng đề: Tự luận.

-HS làm việc cá nhân.

D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.

II.Kiểm tra bài cũ:

-GV kiểm tra việc chuẩn bị vở viết của HS.

-Nhắc nhở thái độ khi làm bài.

III.Bài mới:

-GV nêu khái quát mục tiêu của tiết học.

-GV ghi đề.

-HS làm viết bài.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 939Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 14, 15: Viết bài tập làm văn số I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 14,15 
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ I
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: - Kiểu bài thuyết minh có sử dụng yếu tố nghệ thuật và miêu tả.
2.Kĩ năng:
a.Kĩ năng bộ môn:
-Viết được bài thuyết minh.
-Vận dụng kết hợp các yếu tố nghệ thuật, miêu tả nhằm làm rõ đối tượng thuyết minh.
b.Kĩ năng sống:
-Tự nhận thức được điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp (cà phê) ở Tây nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng. 
-Liên hệ bản thân về vấn đề mà đề bài đưa ra. 
B. CHUẨN BỊ:
1.GV: Lập ma trận, ra đề, đáp án.
2.Học sinh: Chuẩn bị vở viết, xem lại kiểu bài thuyết minh có yếu tố miêu tả, nghệ thuật. 
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KT DẠY HỌC: 
-Dạng đề: Tự luận.
-HS làm việc cá nhân. 
D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 
II.Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra việc chuẩn bị vở viết của HS.
-Nhắc nhở thái độ khi làm bài. 
III.Bài mới:
-GV nêu khái quát mục tiêu của tiết học.
-GV ghi đề.
-HS làm viết bài. 
ĐỀ BÀI
Cây cà phê ở Tây Nguyên. (Thuyết minh về hình ảnh cây cà phê trong đời sống của nhân dân Tây Nguyên).
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Đáp án
Biểu điểm
Mở bài.
Giới thiệu sơ lược về cây cà phê.
(1 đ’).
Thân bài
a. Thuyết minh về nguồn gốc và đặc điểm bên ngoài của cây cà phê: (1,5)
- Nguồn gốc: từ châu Mĩ. 
- Là loài cây công nghiệp nhiệt đới. 
- Các đặc điểm : rể cộc, thân thẳng đứng, võ xù xì,có nhiều mắt, lá...., quả( non-xanh; chín - đỏ, có vị đắng và thơm).... ( 1,0 đ’)
b. Thuyết minh về thời gian trồng. Cách chọn giống và ươm cây con. 
	- Thời gian trồng, thời tiết: 
	- Cách chọn giống và ươm cây 
(Chọn những quả cà phê to đều, bóng mẩy đem về bỏ vỏ, phơi. Sau đó chuẩn bị những chiếc bầu đất xinh xắn và ươm hạt vào đó. Sau một thời gian, những mầm non bé xíu đội đất chui lên, đón ánh nắg mặt trời. Khi những anh chàng mưa ghé thăm và đem theo không khí mát mẻ cho đất trời Tây Nguyên cũng là lúc mọi người đem chúng tôi ra vườn hoặc nương rẫy, mọi người cũng nên chọn những chàng độ khoảng năm cặp lá, không bị sâu bệnh, thân hình khoẻ khoắn là đảm bảo nhất ). 
c. Thuyết minh cách chăm sóc: bón phân, làm cỏ, ép xanh, tưới nước, tỉa chối, tỉa cành
d. Thuyết minh quá trình ra hoa, kết trái, thu hoạch - Hoa cà phê trắng xoá nghiêng nghiêng trên những sườn đồi....những chùm hoa toả hương làm ngây ngất lòng người......Từ xa nhìn lại như một tấm thảm trắng ướp hương hoa...- Những chùm quả lớn dần lên cùng với niềm hy vọng một vụ mùa bội thu của những người nông dân ...
- Khi những cơn gió của mùa khô vi vu thổi, khi ánh nắng vàng trải nhẹ trên miền đất ba gian chính là lúc mọi người bước vào mùa thu hoạch.(tả quả cà phê chín, tả cảnh hái cà phê...)
e. Thuyết minh ý nghĩa của cây cà phê trong đời sóng của người dân Tây Nguyên: 
- Là cây xoa đói giảm nghèo (nhiều hộ nhờ cây cà phê mà làm được nhà mới, sắm sửa xe cộ, ti vi và các vật dụng sinh hoạt khác.)..
- Tả cảnh đổi mới của buôn làng.
- Đưa vùng đất Tây Nguyên đến với nhiều miền đất nước và quốc tế( qua các sản phẩm cà phê: cà phê bột, cà phê uống liên, bánh kẹo cà phê...)
(8 đ’)
Kết bài.
-Khẳng định lại ý nghĩa cây cà phê trong đời sống của người dân Tây Nguyên. 
- Cảm nghĩ của bản thân.
(1 đ’)
IV. Củng cố và hướng dẫn tự học: 
- GV thu bài, nhận xét thái độ làm bài.
- Ôn lại lý thuyết kiểu bài, tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết bài thuyết minh có yếu tố miêu tả và nghệ thuật. 
- Soạn bài : Soạn “Chuyện ...........Nam Xương”. ( Đọc, kể tóm tắt, tìm những bài thơ, ca dao nói về thân phận người phụ nữ.
Những thông tin về cây cà phê để vận dụng vào bài viết
Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae). Họ này bao gồm khoảng 500 chi khác nhau với trên 6.000 loài cây nhiệt đới
Chi cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, không phải loài nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta thường thấy. Chỉ có hai loài cà phê có ý nghĩa kinh tế. Loài thứ nhất có tên thông thường trong tiếng Việt là cà phê chè (tên KH: Coffea arabica), đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Loài thứ hai là cà phê vối (tên khoa học: Coffea canephora hay Coffea robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê. Ngoài ra còn có Coffea liberica và Coffea excelsa (ở Việt Nam gọi là cà phê mít) với sản lượng không đáng kể.
Cây cà phê chè có thể cao tới 6m, cà phê vối tới 10 m. Tuy nhiên ở các trang trại cà phê người ta thường phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2-4 m, thuận lợi cho việc thu hoạch. Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4- 6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây.
Hoa cà phê màu trắng, có năm cánh, thường mọc thành chùm đôi hoặc chùm ba. Màu hoa và hương hoa dễ làm ta liên tưởng tới hoa nhài. Hoa chỉ nở trong vòng 3 đến 4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa.Ngay từ khi cây cà phê ra hoa kết quả người ta đã có
những đánh giá đầu tiên về vụ mùa cà phê. Ở các nước sản xuất cà phê lớn điều này đặc biệt quan trọng trong việc đưa ra những nhận định về giá cả và thị trường. Tuy vậy những đợt rét đậm hoặc hạn hán có thể làm đảo lộn mọi sự tính toán và đẩy thị trường vào tình thế hoàn toàn khác.
Cà phê là loài cây tự thụ phấn, do đó gió và côn trùng có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh sản của cây. Sau khi thụ phấn từ 7 đến 9 tháng cây sẽ cho quả hình bầu dục, bề ngoài giống như quả anh đào. Trong thời gian chín, màu sắc của quả thay đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ. Quả có màu đen khi đã chín nẫu. Do thời gian đâm hoa kết trái lâu như vậy mà một vụ cà phê kéo dài gần một năm trời và có thể xảy ra trường hợp trên một cây vừa có hoa, vừa có quả.
Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngoài có hình vòng cung. Mỗi hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh. Thỉnh thoảng cũng gặp nhưng quả chỉ có một hạt (do chỉ có một nhân hoặc do hai hạt bị dính lại thành một).
Quả cây cà phê tạo ra một thức uống có nhiều tác dụng tốt như làm cho chúng ta thoải mái và dễ tính hơn, làm tiêu mỡ, làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen và chữa được dị ứng, giúp giảm đau, bảo vệ khỏi các bệnh về gan, kích thích hoạt động trí óc, làm tăng sức mạnh của cơ bắp, chống lại bệnh tiểu đường type II. Chính vì vậy, cà phê luôn là một món đồ uống hấp dẫn, đặc biệt là giới trẻ với lối sống hiện đại. 
Niên vụ (năm sản xuất) Ở Việt Nam, nước hiện đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối (robusta), niên vụ được tính từ tháng 10 đến hết tháng 9 năm sau (theo dương lịch). Thời gian thu hoạch tại các tỉnh Tây Nguyên- là nơi sản xuất khoảng 80% tổng sản lượng của Việt Nam - thường kéo dài trong 4 tháng, tính từ cuối tháng 10 đến hết tháng 1.
Ngay sau thu hoạch là thời gian nông dân trồng cà phê vối bắt đầu tưới nước cho cây và bón phân, chia thành nhiều đợt ngắn. Giai đoạn này kéo dài đến tháng 4 hàng năm.
Cây cà phê ở Việt Nam luôn là cây thế mạnh, đem lại nguồn lời lớn về kinh tế cho nước nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai viet so 1 van 9.doc