Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 149, 150: Bố của Xi – mông

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 149, 150: Bố của Xi – mông

BỐ CỦA XI – MÔNG

( Trích )

 Guy đơ Mô-pa-xăng

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Nắm được bố cục vb và diễn biến tâm lí của nhân vật Xi-mông trong đoạn trích.

- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích nhân vật trong vb truyện.

- Bồi dưỡng lòng thương yêu bạn bè và mở rộng ra là lòng thương yêu con người.

II. Chuẩn bị :

* GV : Phương án tổ chức lớp : hoạt động cá nhân.

* HS : Tìm hiểu tác giả, soạn bài.

III. Tiến trình tiết dạy :

 1. Ổn định lớp (1)

 2. Kiểm tra bài cũ (4) :

a) Câu hỏi : Trong văn bản “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” của nhà văn Anh Đ. Đi-phô

 (1) Bức chân dung của nhân vật Rô-bin-xơn được miêu tả ntn ?

 (2) Qua bức chân dung lạ lùng đó, em hình dung ntn về cuộc sống và tinh thần của chàng ở nơi đảo hoang này ?

b) Đáp án :

(1) Bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn : Rất kì vỹ , lạ lùng.

(2) Cuộc sống và tinh thần của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang :

- Cuộc sống rất khó khăn và thiếu thốn .

- Rô-bin-xơn có lòng yêu đời, luôn giữ vững ý chí lạc quan, có niềm tin vào cuộc sống, thích lao động,

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 149, 150: Bố của Xi – mông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
13
04
2010
TUAN :
31
NGAY DAY :
15
04
2010
TIET :
149, 150
BỐ CỦA XI – MÔNG
( Trích )
	Guy đơ Mô-pa-xăng
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Nắm được bố cục vb và diễn biến tâm lí của nhân vật Xi-mông trong đoạn trích.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích nhân vật trong vb truyện.
- Bồi dưỡng lòng thương yêu bạn bè và mở rộng ra là lòng thương yêu con người.
II. Chuẩn bị :
* GV : Phương án tổ chức lớp : hoạt động cá nhân.
* HS : Tìm hiểu tác giả, soạn bài.
III. Tiến trình tiết dạy :
 1. Ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (4’) : 
a) Câu hỏi : Trong văn bản “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” của nhà văn Anh Đ. Đi-phô
 	 (1) Bức chân dung của nhân vật Rô-bin-xơn được miêu tả ntn ?
 	 	(2) Qua bức chân dung lạ lùngï đó, em hình dung ntn về cuộc sống và tinh thần của chàng ở nơi đảo hoang này ?
b) Đáp án : 
(1) Bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn : Rất kì vỹ , lạ lùng.
(2) Cuộc sống và tinh thần của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang : 
- Cuộc sống rất khó khăn và thiếu thốn .
- Rô-bin-xơn có lòng yêu đời, luôn giữ vững ý chí lạc quan, có niềm tin vào cuộc sống, thích lao động, 
 3. Bài mới : - Nhắc lại những tác phẩm văn học Pháp đã học ở lớp 6 -> 9.
 - Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm ( theo chú thích (¶)).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS đọc, tìm hiểu chung vb.
* Hd đọc -> Đọc mẫu 1 đoạn -> HS đọc nối -> Góp ý cách đọc của HS.
* Cho HS nêu những từ ngữ các em chưa rõ nghĩa trong vb -> GV giải thích.
-H: Bố cục của vb và nội dung chính từng phần ( diễn biến sự việc ) ?
-H: Phương thức biểu đạt chính của vb này là gì ? 
Hđ 1 : Đọc, tìm hiểu chung vb
* Lưu ý cách đọc -> Đọc vb.
* Tìm hiểu chú thích.
* Bố cục : 4 phần :
- Phần 1 (từ đầu đến “em chỉ khóc hoài”) : Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.
- Phần 2 (tiếp theo đến “Ngưòi ta sẽ cho cháu  một ông bố”) : Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em (nói sẽ cho em một ông bố ).
- Phần 3 (tiếp theo đến “bỏ đi rất nhanh”) : Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em.
- Phần 4 (đoạn còn lại) : Xi-mông đến trường , khoe với các bạn và tin tưởng rằng em có một ông bố tên là Phi-líp.
* Phương thức biểu đạt chính : tự sự.
I. Đọc, tìm hiểu chung vb :
Hđ 2 : Hd HS phân tích nhân vật Xi-mông.
-H: Xi-mông đau đớn vì sao ? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc hoạ như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn ?
Hđ 2 : Phân tích nhân vật Xi-mông.
* Xi-mông đau đớn vì mang tiếng là đứa trẻ không có bố và thường bị các bạn bè trêu chọc. Nỗi đau đớn đó bộc lộ qua ý nghĩ và hành động của em . Em bỏ nhà ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết đuối vì không có bố. May mà cảnh vật thiên nhiên ( trời ấm dễ chịu ; ánh nắng êm đềm ; trên mặt cỏ, chú nhái con làm em nghĩ tới một thứ đồ chơi,  ) khiến em nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ.
- Nỗi đau thể hiện ở những giọt nước mắt của em ( nhà văn nhiều lần kể chuyện em khóc ).
- Nỗi đau đớn còn biểu hiện ở cách nói năng của em ( nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng ).
II. Phân tích :
 1. Nhân vật Xi-mông :
 - Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại”
 - Xi-mông đau đớn vì mang tiếng là đứa trẻ không có bố , nên : 
 + Bỏ nhà ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết đuối -> nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ nên lại thôi.
 + Khóc nhiều lần vì buồn, tủi thân.
 + Vì nghẹn ngào nên nói năng không nên lời, cứ bị ngắt quãng .
Hđ 3 : Củng cố – dặn dò :
Gọi HS nhắc lại những nét cơ bản về tác giả, diễn biến sự việc của đoạn trích -> GV góp ý.
Nắm nội dung kiến thức bài giảng của GV , tìm hiểu các nhân vật còn lại và nội dung của vb.
BỐ CỦA XI – MÔNG ( tiếp theo )
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Hiểu được Mô-pa-xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong vb .
- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích nhân vật trong vb truyện.
- Bồi dưỡng lòng thương yêu bạn bè và mở rộng ra là lòng thương yêu con người.
II. Chuẩn bị :
GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
HS : Tìm hiểu nhân vật Phi-líp và Blăng-sốt trong truyện.
III. Tiến trình tiết dạy :
 1. Ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (4’) : 
Câu hỏi :
(1) Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Xi-mông trong đoạn trích “Bố của Xi-mông”.
(2) Phương thức biểu đạt chính của vb này là gì ?
Đáp án :
(1) Nhân vật Xi-mông : Xi-mông đau đớn vì mang tiếng là đứa trẻ không có bố , nên : 
 + Bỏ nhà ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết đuối -> nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ nên lại thôi.
 + Khóc nhiều lần vì buồn, tủi thân.
 + Vì nghẹn ngào nên nói năng không nên lời, cứ bị ngắt quãng .
(2) Phương thức tự sự.
 3. Bài mới : Nhân vật Phi-líp trong truyện là người ntn ? Mẹ của Xi-mông – chị Blăng-sốt là người phụ nữ ra sao ?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS phân tích nhân vật Blăng-sốt.
-H: Qua hình ảnh ngôi nhà của chị , thái độ của chị đối với khách và nỗi lòng của chị khi nghe con nói, em hãy chứng minh chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt.
* Gợi ý :
+ Qua hình ảnh ngôi nhà, em hiểu gì về cuộc sống và tư cách của nhân vật ?
+ Tuy là người từng lầm lỡ, nhưng đứng trước ông khách lạ, thái độ của Blăng-sốt ra sao ?
+ Khi con nói bị bạn đánh vì không có bố, thái độ và cử chỉ của Blăng-sốt ntn ?
-H: Tóm lại, chị Blăng-sốt là người phụ nữ ntn ?
Hđ 1 : Tìm hiểu nhân vật Blăng-sốt.
* Bản chất của chị được nhà văn chú ý thể hiện qua hình ảnh ngôi nhà của chị – “Một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ” -> chị tuy nghèo nhưng sống đúng đắn, nghiêm túc.
* Bản chất của chị còn bộc lộ qua thái độ của chị với khách : nghiêm nghị, đứng đắn khi đứng trước người đàn ông lạ lẫm. 
* Bản chất tốt còn bộc lộ ở nỗi lòng của chị khi con nói bị bạn đánh vì không có bố : “Đôi má thiếu phụ đỏ bừng và, tê tái đến tận xương tuỷ,  nước mắt lã chã tuôn rơi”. Khi nghe con hỏi Phi-líp : “Bác có muốn làm bố cháu không ? ” thì chị lặng ngắt và quằn quại, dựa người vào tường, hai tay ôm ngực.
2. Nhân vật Blăng-sốt :
– “Một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ” -> chị tuy nghèo nhưng sống đúng đắn, nghiêm túc.
- Nghiêm nghị, đứng đắn khi đứng trước người đàn ông lạ.
- Đau đớn đến tê tái, quằn quại khi con bị bạn đánh vì không có bố, và khi con yêu cầu người khách lạ làm bố của mình.
=> Chị Blăng-sốt là người mẹ rất mực thương con, tính cách đứng đắn.
Hđ 2 : Hd HS phân tích nhân vật Phi-líp.
-H: Em hãy phân tích diễn biến tâm trạng của bác Phi-líp qua các giai đoạn : 
 + Trên đường đưa Xi-mông về nhà ; 
 + Khi gặp chị Blăng-sốt ; 
 + Lúc đối đáp với Xi-mông.
Hđ 2 : Phân tích nhân vật Phi-líp.
 * Diễn biến tâm trạng Phi-líp :
- Khi đưa Xi-mông về nhà, Phi-líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng-sốt, “nghe đồn chị là một trong những cô gái đẹp nhất vùng” và “tự nhủ thầm rằng một tuổi xuân đã lầm lỡ, rất có thể lỡ lầm lần nữa”.
- Khi gặp chị Blăng-sốt, ý nghĩ kia không còn. Bác hiểu ra chị là người tốt, nên không thể đùa bỡn với chị được nữa.
- Cuối cùng, khi đối đáp với Xi-mông, phần vì thương Xi-mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt, bác nói nửa như thật, nửa như đùa là bác vui lòng làm bố Xi-mông.
3. Nhân vật Phi-lip :
* Là một bác thợ rèn cao lớn, râu tóc đen, quăn, vẻ mặt nhân hậu.
* Diễn biến tâm trạng Phi-líp :
- Khi đưa Xi-mông về nhà, Phi-líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng-sốt vì chị đã từng lầm lỡ.
- Khi gặp chị Blăng-sốt, Bác hiểu ra chị là người tốt nên rất nghiêm túc, lịch sự. 
- Vì thương Xi-mông và cảm mến Blăng-sốt, Phi-lip vui lòng nhận làm bố của Xi-mông.
Hđ 3 : Hd HS tổng kết.
-H: Qua việc phân tích trên, em thấy tâm trạng của các nhân vật diễn biến ntn ?
-H: Qua vb này, G. Mô-pa-xăng muốn nhắc nhở mọi người điều gì ?
Hđ 3 : Tổng kết
* Tâm trạng của Xi-mông diễn biến từ buồn đến vui ; tâm trạng của Blăng-sốt ngượng ngùng đến đau khổ, rồi quằn quại hổ thẹn. Diễn biến tâm trạng của Phi-líp vừa phức tạp, vừa bất ngờ.
III. Tổng kết : Nhà văn Guy đơ Mô-pa-xăng đã thể hiện sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật Xi-mông, Blăng-sốt, Phi-líp trong đoạn trích Bố của Xi-mông, qua đó nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bạn bè, mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác.
Hđ 3 : Dặn dò :
Nắm nội dung kiến thức bài học và học thuộc lòng những chi tiết tiêu biểu trong vb.
Soạn bài “Oân tập ngữ pháp” ( tiếp theo ) ( SGK – tr 145 đến 151 ).

Tài liệu đính kèm:

  • doc31-BO CUA XI-MONG.doc