Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 163 đến tiết 174

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 163 đến tiết 174

A. Mục tiêu cần đạt

- Giúp học sinh ôn tập và hệ thống hoá những kiến thức tập làm văn đã học .

- Rèn luyện kỹ năng về văn bản nghị luận : Tìm hiểu hiểu đề , tìm ý , lập dàn ý , liên kết câu ,diễn đạt

- Giáo dục ý thức học tập tự giác

B.Chuẩn bị

1- Thày: soạn bài, TLTK:- Thiết kế bài giảng ngữ văn 9,Tư liệu ngữ văn

 - Đọc –Hiểu văn bản ngữ văn , SGV

2. Trò: Học bài cũ, xem bài mới.

C. Tiến trình dạy học

1- Tổ chức: 9A, B

2. Kiểm tra bài cũ :

 Kiểm tra vở soạn của học sinh

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 163 đến tiết 174", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 - tiết 163
27/04/2007
Tổng kết phần tập làm văn 
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh ôn tập và hệ thống hoá những kiến thức tập làm văn đã học .
- Rèn luyện kỹ năng về văn bản nghị luận : Tìm hiểu hiểu đề , tìm ý , lập dàn ý , liên kết câu ,diễn đạt 
- Giáo dục ý thức học tập tự giác 
B.Chuẩn bị
1- Thày: soạn bài, TLTK:- Thiết kế bài giảng ngữ văn 9,Tư liệu ngữ văn 
 - Đọc –Hiểu văn bản ngữ văn , SGV
2. Trò: Học bài cũ, xem bài mới.
C. Tiến trình dạy học
1- Tổ chức: 9A, B
2. Kiểm tra bài cũ :
 Kiểm tra vở soạn của học sinh 
3- Bài mới:
I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ văn THCS 
Hãy cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản trên ? 
Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được không ? Vì sao ? 
Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể không ? Vì sao ? Nêu một ví dụ cụ thể ?
Từ bảng trên hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện , thể loại tác phẩm văn học có gì giống nhau và khác nhau ?
Hãy kể tên các thể loại văn bản đã học ?
Mỗi thể loại ấy sử dụng các phương thức biểu đạt nào ?
Tác phẩm văn học như thơ , truyện , kịch có sử dụng yếu tố nghị luận không ? Cho ví dụ ?
Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau như thế nào ?Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở những điểm nào ?
Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình khác nhau ở những điểm nào ? Nêu đặc điểm của thể loại văn học trữ tình . Cho ví dụ (HS )
Tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh , miêu tả , tự sự không ? Cần ở mức độ nào ? 
* Sự khác nhau của các kiểu văn bản 
-Khác nhau về phương thức biểu đạt 
-Khác nhau về hình thức thể hiện 
* Các kiểu văn bản trên không thể thay thế cho nhau được vì :
+Phương thức biểu đạt khác nhau 
+Hình thức thể hiệnu khác nhau 
+Mục đích khác nhau :
-Để nắm vững diễn biến sự việc ,sự kiện (Tự sự ) 
-Để cảm nhận được các sự việc , hiện tượng ( Miêu tả ) 
-Để thuyết phục người đọc , người nghe về một vấn đề nào đó ( Nghị luận ) 
-Để hiểu được thái độ , tình cảm của người nói, người viết ( Biểu cảm )
-Để tạo lập mối quan hệ xã hội theo khuôn khỏ pháp luật ( Hành chính –công vụ )
+Các yếu tố cấu thành văn bản :
-Nguyên nhân , diến biến , kết quả , sự việc ( Tự sự ) 
-Hình tượng về một sự vật , hiện tựợng ( Miêu tả ) 
-Cảm xúc cụ thể của người viết ( Biểu cảm ) 
-Các tri thức khách quan về đối tượng ( Thuyết minh ) 
-Hệ thống luận điểm , luân cứ , lập luận 
-Trình bày theo mẫu ( Hành chính –công vụ ) 
* Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể , Vì : 
-Trong văn bản tự sự có thể sử dung phương thức miêu tả , thuyết minh , nghị luận ...và ngược lại 
-Không có văn bản nào sử dụng một phương thức biểu đạt 
* So sánh kiểu văn bản và thể loại văn học 
+Giống nhau : Các kiểu văn bản cùng chung một phương thức biểu đạt nào đó 
VD: Kiểu tự sự có trong văn bản tự sự 
+Khác nhau : 
-Kiểu văn bản là cơ sở của thể loại văn học 
-Thể loại văn học là môi trường để xuất hiện các kiểu văn bản 
VD : Thể loại văn học :Tự sự , trữ tình , kịch, kí thì thể loại tự sự có thể sử dụng các kiểu văn bản tự sự , miêu tả , biểu cảm , thuyết minh . nghị luận ...
-Tác phẩm thơ , truyện , kịch có sử dụng yếu tố nghị luận 
VD : Đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán 
* Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau : Kiểu Văn bản tự sự không chỉ dùng cho văn bản nghệ thuật mà còn dùng cho các loại văn bản khác (Báo chí , đơn từ ...) , còn thể loại văn học tự sự chỉ một thể loại nhằm phân biệt với các thể loại trữ tình , kịch 
*Tác phẩm nghị luận cũng cần đến yếu tố thuyết minh , miêu tả , tự sự nhưng đây chỉ là các yếu tố phụ , không nên đưa quá nhiều sẽ phá vở mạch lập luận 
D. Củng cố – Hướng dẫn 
1. Củng cố : 
Bài tập : Viết một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận 
GV cho HS làm bài , sau đó trình bày trước lớp , cuối cùng GV tổng kết , nhận xét 
2. Hướng dẫn : 
 -Học bài cũ , xem phần II, III giờ sau học tiếp 
....................................................................................................................................
Tuần 33 - tiết 164
27/04/2007
Tổng kết phần tập làm văn 
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh ôn tập và hệ thống hoá những kiến thức tập làm văn đã học .
- Rèn luyện kỹ năng về văn bản nghị luận : Tìm hiểu hiểu đề , tìm ý , lập dàn ý , liên kết câu ,diễn đạt 
- Giáo dục ý thức học tập tự giác 
B.Chuẩn bị
1- Thày: soạn bài, TLTK:- Thiết kế bài giảng ngữ văn 9,Tư liệu ngữ văn 
 - Đọc –Hiểu văn bản ngữ văn , SGV
2. Trò: Học bài cũ, xem bài mới.
C. Tiến trình dạy học
1- Tổ chức: 9A, B
2. Kiểm tra bài cũ :
 Kiểm tra vở soạn của học sinh 
3- Bài mới:
II. Phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS 
 Phần Văn và tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào ?Hãy nêu ví dụ cho thấy mối quan hệ đó trong chương trình đã học ?
Phần tiếng việt có mối quan hệ với phần văn , tập làm văn như thế nào ? Cho ví dụ chứng minh ? ( mói quan hệ qua lại , tích hợp lẫn nhau )
Các phương thức biểu đạt miêu tả , tự sự , nghị luận ,biểu cảm , thuyết minh , có ý nghĩa như thế nào trong việc rèn luyện kĩ năng tập làm văn ?
* Mối quan hệ giữa phần văn và tập làm văn :
Phần văn và phần tập làm văn có mối quan hệ chặt chẽ , cụ thể các kiểu văn bản của tập làm văn giúp các em học tốt kiến thức văn học , ngược lại những văn bản văn học sẽ hình thành kĩ năng về các kiểu văn bản 
VD: Phần Đọc –hiểu văn bản Hịch Tướng sĩ sẽ giúp tạo lập kiểu văn bản nghị luận trong tập làm văn 
* Các phương thức biểu đạt miêu tả , tự sự , nghị luận , biểu cảm , thuyết minh có thể phối hợp với nhau tạo nên những kiểu văn bản 
III.Các kiểu văn bản trọng tâm 
Văn bản thuyết minh có đích biểu đạt là gì ?
Muốn làm văn bản thuyết minh cần chuẩn bị những gì ? 
Hãy cho biết phương pháp sử dụng trong văn bản thuyết minh ? 
Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh có đặc điểm gì ? 
Văn bản tự sự có đích biểu đạt là gì ?
Nêu các yếu tố tạo thành văn bản tự sự ?
Vì sao văn bản tự sự thường kết hợp với các yếu tố miêu tả , biểu cảm , nghị luận ? Hãy cho biết tác dụng của các yếu tố đó đối với văn bản tự sự ? 
Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có đặc điểm gì ? 
Văn bản nghị luận có đích biểu đạt là gì ? 
Văn bản nghị luận do các yếu tố nào tạo nên ?
Nêu yêu cầu đối với luận điểm , luận cứ ,lập luận?
Nêu dàn bài chung của bài văn nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng đạo lí ?
Nêu dàn bài chung của bài văn nghị luận về tác phẩm văn học ?
1. Văn bản thuyết minh 
+Mục đích : Để cung cấp tri thức về đối tượng ( Nhận thức về đối tượng )
+Muốn viết được văn bản thuyết minh cần quan sát, tích luỹ , tìm hiểu về đối tượng đầy đủ . 
+ Phương pháp : 
- Phương pháp nêu ví dụ 
-Phươngpháp dùng số liệu 
-Phương pháp so sánh 
-Phương pháp phân tích –phân loại 
+Ngôn ngữ cần chính xác , khách quan , khoa học 
2. Văn bản tự sự 
+Mục đích : Kể một câu chuyện theo một trình tự nào đó 
+Các yếu tố tạo văn bản tự sự : Sự việc , nhân vật , tình huống , hành động , lời kể , kết cục 
+Văn bản tự sự thường sử dụng các yếu tố miêu tả , biểu cảm để làm câu chuyện thêm sinh động , hấp dẫn ; sử dụng yếu tố nghị luận để câu chuyện thêm phần triết lí sâu sắc 
+Ngôn ngữ trong văn bản tự sự thường sử dụng nhiều từ chỉ hành động , giới thiệu , từ chỉ thời gian , tính từ để người đọc hình dung đối tượng , sự việc một cách sinh động 
3. Văn bản nghị luận 
+Mục đích : Để thuyết phục người đọc , người nghe tin theo một vấn đề nào đó 
+Yếu tố tạo văn bản nghị luận : Hệ thống luận điểm , luận cứ , lập luận 
+Luận điểm cần rõ ràng , luận cứ xác thực, thuyết phục , lập luận phù hợp .
* Dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc ,hiện tượng đời sống .
+Mở bài : Giới thiệu sự việc ,hiện tượng có vấn đề 
+Thân bài : Liên hệ thực tế , phân tích các mặt đúng ,sai , đánh giá nhận định 
+Kết bài : Kết luận , khẳng định , lời khuyên 
 * Dàn bài chung của bài nghị luận về một tác phẩm 
+Mở bài : Giới thiệu tác phẩm và nêu đánh giá sơ bộ của mình 
+Thân bài Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm , có phân tích ,chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu , xác thực 
+Kết luận : Nêu nhận xét , đánh giá chung về tác phẩm 
D. Củng cố – Hướng dẫn 
1. Củng cố : 
Bài tập :Nối tên kiểu văn bản ở cột A với nội dung phù hợp ở cột B
 A
Nối 
 B
1.Văn bản tự sự 
a. Bày tỏ trực tiếp , gián tiếp tình cảm , cảm xúc của con người đối với con người , thiên nhiên , xã hội 
2.Văn bản miêu tả 
b. Trình bày theo mẫu chung bày tỏ nguyện vộng của cá nhân hay tập thể với cơ quan quản lí hoặc bày tỏ yêu cầu , quyết định , thoả thuận giữa hai bên có trách nhiệm 
3.Văn bản biểu cảm 
c. Trình bày tư tưưỏng đối với tự nhiên , xã hội . con người , tác phẩm văn học bằng các luận điểm , luận cứ , và cách lập luận thuyết phục 
4.Văn bản thuyết minh 
d. Trình bày các sự kiện có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục , qua đó biểu hiện co9n người , quy luật cuộc sống , bày tỏ thái độ 
5.Văn bản nghị luận 
e. Tái hiện tính chất , thuộc tính của sự vật , hiện tượng giúp con người cảm và hiểu được chúng 
6. Văn bản điều hành 
f.Trình bày , giới thiệu thuộc tính , cấu tạo , công dụng của sự vật , hiện tượng , cung cấp tri thức khách quan về đối tượng .
2. Hướng dẫn : 
 - Học bài cũ , xem bài “ Tôi và chúng ta” 
......................................................................................................................................
Tuần 33 - tiết 165
28/4/2007
 Tôi và chúng ta 
 ( Lưu Quang Vũ ) 
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh nắm được mâu thuẫn , xung đột trong vở kịch và đoạn trích : Mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới qua cuộc đấu tranh giữa những con người mạnh dạn đổi mới và những kẻ mang tư tưởng bảo thủ , lạc hậu , khôn ngoan , xảo trá .Cúng cố đặc điểm thể loại kich , nghệ thuật tạo tình huống , ngôn ngữ ,hành động kịch 
- Rèn luyện kỹ năng đọc phân vai , phân tích xung đột kịch qua tình huống kịch , qua lời đối thoại giữa các nhân vật 
- Giáo dục ý thức , tư tưởng tiến bộ , tinh thần đấu tranh chống cái bảo thủ , lạc hậu 
B- Chuẩn bị
1- Thày: soạn bài, TLTK:- Thiết kế bài giảng ngữ văn 9,Tư liệu ngữ văn 
 - Đọc –Hiểu văn bản ngữ văn , SGV
2. Trò: Học bài cũ, xem bài mới.
C. Tiến trình dạy học
1- Tổ chức: 9A, B
2. Kiểm tra bài cũ :
 Em hãy chỉ ra mâu thuẫn , xung đột kịch trong đoạn trích Bắc Sơn ?
3.Bài mới 
I.Giới thiệu chung 
Em hãy nêu đôi nét về tác giả Lưu Minh Vũ ?
GV: Là chồng của nữ sĩ Xuân Quỳnh , có nhiều vở kịch hay như Hồn Trương ba ra hàng thịt , Bệnh sĩ ...
Em hiểu gì về tác phẩm và đoạn trích ?
1.Tác giả 
+Lưu Quang Vũ ( 1948-1988) –sinh tỉnh Phú Thọ , quê gốc ở Quảng Nam 
+Là nhà viết kịch nổi tiếng của văn học Việt Nam TK XX
+Năm 2000 được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật 
2.Tác phẩ ... ểu quan hệ nào ?
Quan hệ bổ sung C. Quan hệ nghịch đối 
Quan hệ thời gian D.Quan hệ nguyên nhân 
Câu 10 . Trong đoạn văn “ Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa...Rồi bỗng chốc , sau một cơn mưa đá , chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi ...” sử dụng những phép liên kết nào ?
Phép lặp , phép thế C. Phép đối , phép nối 
Phép đối , phép lặp D. Phép đối , phép thế 
Câu 11. Đoạn văn trong câu hỏi 9 sử dụng biện pháp tu từ nào ?
A. ẩn dụ B. Nhân hoá C. So sánh D. Chơi chữ 
Câu 12. Câu nào sau đây là câu đặc biệt ?
Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá .
 B. Tôi bỗng thẫn thờ , tiếc không nổi .
C. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố .
D. Rồi bỗng chốc , sau một cơn mưa đá , chúng xoáy mạnh như sóng vào tâm trí tôi.
Phần II. Tự luận (7 điểm)
 Phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê . 
Đáp án môn Ngữ văn 9 ( 2006-2007)
Phần I. Trắc nghiệm ( 3 điểm ). Mỗi ý đúng 0,3 điểm 
Câu 
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
 9
10
11
12
Đáp án 
D
C
C
B
 A
A
D
B
A
A
C
C
Phần II. Tự luận (7 điểm )
*Mở bài (1 điểm )
Giới thiệu nhân vật Phương Định , nhân vật chính tiêu biểu cho vẻ đẹp nử thanh niên xung phong trong thời kì chống Mĩ trong tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi” cuae Lê Minh Khuê . 
*Thân bài : (4 điểm ) . Mỗi ý 1 điểm 
+Là cô gái dũng cảm , có tinh thần trách nhiệm , sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc 
 +Là cô gái giàu cảm xúc , nhạy cảm , hay mơ mộng , thích hát và thích làm điệu 
+Yêu mến , gắn bó với đồng đội trong tổ , cảm phục những chiến sĩ tài hoa , dũng cảm 
+Bày tỏ quan điểm về vẻ đẹp của những nữ thanh niên xung phong trong những năm kháng chiến chống Mĩ .
 *Kết bài : ( 1 điểm ) 
Khái quát cảm nghĩ , đánh giá của cá nhân về nhân vật Phương Định và ý nghĩa công việc của cô 
* Bài viết lưu loát , diễn đạt trong sáng , luận cứ xác đáng thuyết phục , không có lỗi dùng từ , câu ( 1 điểm )
D- Củng cố – Hướng dẫn
 - Giáo viên thu bài
 - Nhận xét ưu khuyết điểm của gời kiểm tra
 - Hướng dẫn học bài : Chuẩn bị bài “ Thư điện, chúc mừng”
Tuần 35 - tiết 171
10/5/2007
Thư , điện 
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp học nắm được các tình huống cần sử dụng thư , điện chúc mừng và thăm hỏi 
, nắm được cách viết một bức thư , điện 
- Rèn kĩ năng viết thư , điện đạt yêu cầu 
- Giáo dục ý thức tự giác học bài , có thói quen viết thư , điện chúc mừng và hỏi thăm .
B- Chuẩn bị
1- Thày: soạn bài, TLTK : Thiết kế bài giảng , Tư liệu ngữ văn 
2. Trò: Học bài cũ, ôn tập .
C. Tiến trình dạy học
1- Tổ chức: 9A, B
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới
I. Những trường hợp cần viết thư , điện chúc mừng và hỏi thăm 
GV cho học sinh đọc ví dụ SGK 
Những trường hợp nào cần sử dụng thư , điện chúc mừng và trường hợp nào sử dụng thư , điện hỏi thăm ?
Hãy kể thêm một số trường hợp cần sử dụng thư , điện chúc mừng và hỏi thăm ?
Cho biết mục đích và tác dụng của thư , điện chúc mừng và hỏi thăm ?
- Sử dụng thư , điện chúc mừng khicó nhu cầu trao đổi tình cảm :a,b
- Sử dụng thư , điện hỏi thăm khi có những khói khăn trở ngại khiến người viết không thể đến nơi để trực tiêp nói với người nhận (c; d)
- Thư điện chúc mừng: để biểu dương khích lệ chia vui với người nhận 
- Thư điện hỏi thăm: để chia buồn động viên an ủi người nhận vượt qua khó khăn hoặc rủi ro
II. Cách viết thư điện chúc mừng và hỏi thăm
GV gọi học sinh đọc ví dụ sách giáo khoa
Nội dung thư điện chúc mừng và thư điện hỏi thăm có gì giống và khác nhau ?
Em có nhận xét gì về độ dài của thư điện chúc mừng và hỏi thăm ?
Trong thư điện chúc mừng và thư điện hỏi thăm tình cảm được thể hiện như thế nào ?
Lời văn của thư điện chúc mừng và thư điện hỏi thăm có điểm nào giống nhau ?
Từ bài tập trên em hãy cho biết nội dung chính của thư điện chúc mừng, thư điện hỏi thăm và cách diễn đạt trong các thư điẹn đó ?
1- Ví dụ
2 – Nhận xét
- Giống nhau: Đều có một quy trình viết giống nhau, nội dung đều dùng để trao đổi tình cảm: lý do lời chúc mừng hỏi thăm
- Khác nhau: ở mục đích của mỗi loại thư điện
- Thư điện viết ngắn gọn, súc tích.
- Trong thư điện người viết thể hiện tình cảm mong muốn người nhận sẽ có điều tốt lành
- lời văn ngắn gọn, thể hiện tình cảm chân thành
3 – Ghi nhớ: ( ghi nhớ 2 và 3/ SGK)
III – Luyện tập
 Bài tập 1: Giáo viện treo bảng phụ học sinh điền vào mẫu hoàn thiện 3 bức điện ở mục II.1
Học sinh khác nhận xét, giáo viên củng cố bổ sung
 Bài tập 2: 
- Tình huống viết thư điện chúc mừng a; b ; d; e
- Tình huống viết thư điện thăm hỏi: c
D – Củng cố hướng dẫn
1 – Củng cố 
Học sinh làm bài tập
2- Hướng dẫn
Học bài ôn bài, chuẩn bị nội dung để tiết sau học tiếp
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 35 - tiết 172
10/5/2007
Thư , điện( tiếp) 
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp học nắm được các tình huống cần sử dụng thư , điện chúc mừng và thăm hỏi 
, nắm được cách viết một bức thư , điện 
- Rèn kĩ năng viết thư , điện đạt yêu cầu 
- Giáo dục ý thức tự giác học bài , có thói quen viết thư , điện chúc mừng và hỏi thăm .
B- Chuẩn bị
1- Thày: soạn bài, TLTK : Thiết kế bài giảng , Tư liệu ngữ văn 
2. Trò: Học bài cũ, ôn tập .
C. Tiến trình dạy học
1- Tổ chức: 9A, B
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới
III – Luyện tập
Bài tập 1: Chuyển bức điện sau thành bức thư thăm hỏi
Kính gửi: ÔNg chủ tịch tỉnh X
Chúng tôi xin gửi tới ông và đồng bào tỉnh nhà lời thăm hỏi và tấm lòng cảm thông sâu sắc nhất khi nhận được tin bão lũ lụt làm cho mùa màng thất bát, sinh hoạt của đồng bào gặp nhiều khó khăn. chúng tôi xin gửi trợ giúp tỉnh nhà 10.000.000đồng( Mười triệu đồng)
Mong tỉnh nhà vượt qua khó khăn nhanh chóng khôi phục lại cuộc sống bình thường
Sau khi học sinh trình bày GV bổ sung
Kính gửi ông chủ tịch tỉnh X
Thưa ông, 
Chúng tôi xin gửi tới ông và đồng bào tỉnh nhà lời thăm hỏi và tấm lòng cảm thông sâu sắc nhất khi nhận được tin bão lũ lụt đã làm mùa màng, nhà cửa của nhân dân, trường học, bệnh viện tỉnh nhà bị hư hại.
 Để góp phần vào khắc phục hậu quả lụt lội và chia sẻ khó khăn với nhân dân tỉnh nhà, chúng tôi xin gởi trợ giúp tỉnh nhà 10.000.000đồng( Mười triệu đồng) cùng một số vở tập và đồ dùng học tập cho các em học sinh.
 Chúng tôi hy vọng rằng, với sự lỗ lực của mình cùng với sự giúp đỡ động viên của cả nước nhất định tỉnh nhà sẽ khắc phục thiên tai đưa cuộc sống đồng bào trở lại bình thường.
 Trân trọng kính chào !
	Thay mặt giáo viên và học sinh
	Trường THCS......
	( Họ tên và chữ ký)
Bài tập 2: Hãy chuyển bức rthư chúc mừng sau thành bức điện chúc mừng
Kính thưa thầy
 Thay mặt tất cảe học trò cũ đã được thầy dậy dỗ chúng em xin chân thành chúc mừng thầy nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11
 Chúng em không bao gờ quên hình ảnh kính yêu và tấm lòng nhân hậu của thầy. Những thành đạt của chúng em trong cuộc sống ngày hôm nay đều bắt nguốn từ công lao dạy dỗ của thầy.
Xchúng em xin kính chúc thầy luôn mạnh khoẻ , hạnh phúc trong cuộc sống và đạt nhiều thành tích trong sự nghiệp trồng người
Trân trọng kính chào thầy!	
	Học trò của thầy
Sau khi học sinh trình bày GV đưa ra phương án
Thay mặt tất cả học trò cũ, chúng em xin gửi tới thầy lời chúc mừng nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Chúc thầy luôn mạnh khoẻ hạnh phúc.
D – Củng cố hướng dẫn
1 – Củng cố 
Học sinh làm bài tập
2- Hướng dẫn
Học bài ôn bài, chuẩn bị nội dung tiết trả bài kiểm tra Tiếng Việt, Văn, bài kiểm tra tổng hợp.
Tuần 35 - tiết 173 
10/5/2007
Trả bài kiểm tra văn, tiếng việt, bài kiểm tra tổng hợp 
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh nhận thức được kết quả tổng hợp sau cả quá trình học tập ngữ văn học kỳ II lớp 9 nói riêng, chương trình ngữ văn THCS nói chung. Thấy được khả năng nhận thức vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề cụ thể trong đầu bài.
- Rèn kỹ năng tự nhận xét đánh giá, sửa chữa và hoàn chỉnh bài viết
- Giáo dục ý thức tự học 
B – Chuẩn bị:
1 – Thầy: chuẩn bị hệ thống tư liệu dẫn chứng trong các bài làm của học sinh
2 – Trò: Tự suy nghĩ về kết quả học tập của mình, ôn bài
C – Tiến trình dạy học:
1- Tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:
3 – Bài mới:
I – Trả bài kiểm tra văn
1- Giáo viên trả bài cho học sinh
2 – Nhận xét
a - 
 III. Nhận xét – Sửa chữa 
1 - Nhận xét :
 a. Ưu điểm :
 - Đa số các em làm đúng phần trắc nghiệm, làm bài tự luận đã nêu được đặc điểm của nhữngthanh niên xung phong 
 - Nhiều em diễn đạt tốt , trình bày sạch sẽ : 
 9A: Chinh , Hưng , Phạm Huy , Dũng 
 9B : Len , Vân , Phương , Hoàng Trang , Lan ...
 b. Nhược điểm :
 + Có một số em diễn đạt lủng củng : 9A : Nguyên , Khương , An , Đoan , 	Hinh ,..; 9B : Vũ Trang , Tuyền , Nguyễn Tuyến , Quyền ...
 + Mắc lỗi chính tả nhiều , chũ cẩu thả , trình bày bẩn : An , Nguyên , Biển , 	...; Mai , Tuyến , Vui , Nghĩa ...
 + Bài viết còn thiếu ý , sơ sài, có nhiều bài chưa hoàn thiện
2 - Sửa chữa 
 - Vương Mạnh: Chuyện kể về 3 cô gái thanh niên xung phong... để cho những chiếc xe chạy, của hố bon, phá bom
- Nghĩa: Tác giả Lê Minh Khuê đã triết 3 thanh niên xung phong
- Lỗi chính tả: Nhung ( Tràng trai, sung phong..,)
 Triệu Hà: Lạc quan với thần chết
D – Củng cố – dặn dò
1- Củng cố:
Học sinh xem lại bài
2- Hướng dẫn:
Học sinh chuẩn bị nội dung tiết trả bài tiếng việt
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 35 - tiết 174 
10/5/2007
Trả bài kiểm tra văn, tiếng việt, bài kiểm tra tổng hợp (tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh nhận thức được kết quả tổng hợp sau cả quá trình học tập ngữ văn học kỳ II lớp 9 nói riêng, chương trình ngữ văn THCS nói chung. Thấy được khả năng nhận thức vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề cụ thể trong đầu bài.
- Rèn kỹ năng tự nhận xét đánh giá, sửa chữa và hoàn chỉnh bài viết
- Giáo dục ý thức tự học 
B – Chuẩn bị:
1 – Thầy: chuẩn bị hệ thống tư liệu dẫn chứng trong các bài làm của học sinh
2 – Trò: Tự suy nghĩ về kết quả học tập của mình, ôn bài
C – Tiến trình dạy học:
1- Tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:
3 – Bài mới:
I – Trả bài kiểm tra tiếng việt
- Giáo viên trả bài cho học sinh
 II. Nhận xét – Sửa chữa 
1 - Nhận xét :
 a. Ưu điểm :
 - Đa số các em làm đúng phần trắc nghiệm, làm bài tự luận làm tương đối tốt câu 2
 - Nhiều em diễn đạt tốt , trình bày sạch sẽ : 
 9A: Chinh , Hưng , Phạm Huy , Dũng 
 9B : Len , Vân , Phương , Hoàng Trang , Lan ...
 b. Nhược điểm :
 + Có một số em bài làm chưa tốt : 9A : Nguyên , Khương , An , Đoan , 	Hinh ,..; 9B : Vũ Trang , Tuyền , Nguyễn Tuyến , Quyền ...
 + Mắc lỗi chính tả nhiều , chũ cẩu thả , trình bày bẩn : An , Nguyên , Biển , 	...; Mai , Tuyến , Vui , Nghĩa ...
 + Nhiều em làm sai câu 5 trắc nghiệm và câu 1 tự luận
D – Củng cố hướng dẫn
1- Củng cố
Học sinh xem lại bài
2- Hướng dẫn:
Học sinh chuẩn bị nội dung tiết trả bài kiểm tra tổng hợp

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ngu van 9 CKNKT.doc