Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 165: Con chó bấc (trích tiếng gọi nơi hoang dã)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 165: Con chó bấc (trích tiếng gọi nơi hoang dã)

CON CHÓ BẤC

( Trích Tiếng gọi nơi hoang dã )

 Giắc Lân-đơn

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

Hiểu được Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này, đồng thời qua tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc, bồi dưỡng cho HS lòng thương yêu loài vật.

II. Chuẩn bị :

· GV : Phương án tổ chức lớp : hoạt động cá nhân.

· HS : Soạn bài.

III. Tiến trình tiết dạy :

1. Ổn định lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4) : Kiểm tra vở soạn của HS.

3. Bài mới :

- GV nhắc lại các tác phẩm văn học Mĩ đã học.

- GV giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm ( theo chú thích ()).

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1074Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 165: Con chó bấc (trích tiếng gọi nơi hoang dã)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
25
04
2010
TUAN :
33
NGAY DAY :
27
04
2010
TIET :
156
CON CHÓ BẤC
( Trích Tiếng gọi nơi hoang dã )
 	Giắc Lân-đơn
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
Hiểu được Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này, đồng thời qua tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc, bồi dưỡng cho HS lòng thương yêu loài vật.
II. Chuẩn bị : 
GV : Phương án tổ chức lớp : hoạt động cá nhân.
HS : Soạn bài.
III. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) : Kiểm tra vở soạn của HS.
Bài mới :
GV nhắc lại các tác phẩm văn học Mĩ đã học.
GV giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm ( theo chú thích (¶)).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS đọc, tìm hiểu chung vb :
* Hd đọc -> Đọc mẫu 1 đoạn -> Gọi HS đọc nối -> Góp ý cách đọc của HS.
-H: Bố cục, nội dung chính từng phần ?
-H: Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần, xem xét ở đây, nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của phía nào ?
Hđ 1 : Đọc, tìm hiểu chung vb
* Lưu ý cách đọc -> Đọc vb.
* Bố cục : 3 phần :
Phần 1 ( đoạn đầu tiên ) : Mở bài.
Phần 2 ( đoạn thứ hai ) : Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc.
Phần 3 ( còn lại ) : Tình cảm của Bấc đối với chủ.
* Đoạn thứ ba dài nhất, nhằm nói lên đến con chó Bấc và biểu hiện tình cảm của nó đối với chủ.
I. Đọc, tìm hiểu chung vb .
Hđ 2 : Hd HS phân tích vb :
-H: Cách cư xử của Thoóc-tơn đối với con Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào ? 
-H: Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc ?
Hđ 2 : Đọc – hiểu vb.
* Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc :
- Thoóc-tơn đối xử với những con chó của anh, và đặc biệt đối với Bấc “như thể chúng là con cái của anh vậy”. Trong ý nghĩ, trong tình cảm, dường như anh không xem Bấc chỉ là một con chó, mà là người hẳn hoi, là đồng loại với anh, là bạn bè của anh.
- Thoóc-tơn là chủ của Bấc – một ông chủ lý tưởng. Nhà văn so sánh Thoóc-tơn với các ông chủ khác để làm nỗi bật điều đó. Các ông chủ khác chăm sóc chó chỉ là vì nghĩa vụ ( nuôi nó thì phải chăm sóc nó ) và vì lợi ích kinh doanh ( kéo xe trượt tuyết để tìm vàng ).
- Các biểu hiện tình cảm đặc biệt của Thoóc-tơn : chào hỏi thâm mật hoặc nói lời vui vẻ, trò chuyện tầm phào với chó ( như với con cái hay bạn bè mình ) ; túm chặt lấy đầu Bấc, dồi dựa vào đầu mình, rồi đẩy tới đẩy lui.
- Tình cảm biểu hiện ngay cả ở trong những câu rủa của Thoóc-tơn, “tiếng rủa rủ rỉ bên tai” chứ không phải là những tiếng quát tức giận. Khi đối xử với con cái hoặc bạn bè, nhiều khi người ta cũng hay dùng lối rủa yêu như vậy. Con chó tinh lắm, nó biết những tiếng rủa ấy là “những lời nói nựng âu yếm “
- Tình cảm của Thoóc-tơn biểu hiện càng rõ rệt khi anh ta kêu lên, trân trọng : “Trời đất ! Đằng ấy hầu như biết nói đấy !”. Dường như trước mắt Thoóc-tơn bây giờ không phải là một con chó, mà là con anh, là bạn anh.
* Trong VB này, chủ yếu Lân-đôn muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc. Nhưng trước đó, nhà văn lại cho xen vào đoạn nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với các con chó của anh nói chung và đối với con chó Bấc này, mục đích là để làm sáng tỏ những tình cảm của con chó Bấc đối với anh. Không phải đối với bất cứ ông chủ nào con chó Bấc cũng được đối xử tốt đâu. Bấc đã từng qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng Thoóc-tơn là có lòng nhân từ với nó.
II. Phân tích :
Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc :
- Thoóc-tơn xem Bấc như con cái anh, là bạn bè của anh : 
+ Chào hỏi thâm mật hoặc nói lời vui vẻ, trò chuyện tầm phào với chó ; túm chặt lấy đầu Bấc, dồi dựa vào đầu mình, rồi đẩy tới đẩy lui.
- Thường rủa yêu con Bấc : “tiếng rủa rủ rỉ bên tai” chứ không phải là những tiếng quát tức giận. 
- Trân trọng con Bấc : “Trời đất ! Đằng ấy hầu như biết nói đấy !”. 
-H: Tình cảm của Bấc đối với chủ biểu hiện qua những khía cạnh khác nhau ra sao ? Nhận xét về năng lực quan sát của tác giả khi viết đoạn văn này ?
-H: Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đang đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc.
* Năng lực quan sát của Lân-đơn thật sâu sắc và tinh tế : Có lúc nó cũng sôi nổi cắn vờ Thoóc-tơn, nằm phục hàng giờ dưới chân anh mà hau háu quan sát nét mặt, ánh mắt. Có những lúc nó nằm bên cạnh hoặc đằng sau mà dán mắt vào mỗi cử động nhỏ, mắt ngời lên ánh sáng long lanh, lúc nào cũng bám theo gót chủ không dám xa rời một bước. Ban đêm vùng dậy, nó trườn đến mép lầu đứng lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ. Có lúc, quá vui sướng, nó đứng bật thẳng lên, miệng như cười, mắt hùng hồn diễn cảm, họng rung lên những âm thanh kì lạ. Đặc biệt, nó không đòi hỏi gì ở chủ cả.
* Trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đang đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc : 
- Nhà văn không nhân cách hoá con chó Bấc theo kiểu của La-phông-ten, không để cho nó nói tiếng người như các con vật trong thơ ngụ ngôn. Họng nó “chỉ rung lên những âm thanh không thốt nên lời” Nó chỉ “hầu như biết nói” như lời của Thoóc-tơn. Nhưng Thooc-tơn và cả nhà văn dường như thấu hiểu thế giới “tâm hồn” phong phú của nó.
- Qua lời của người kể chuyện, con chó Bấc dường như biết suy nghĩ : “Trước kia nó chưa hề cảm thấy một tình thương yêu như vậy ” , “Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy ” , “nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể ” , “Bấc không muốn rời Thoóc-tơn một bước”.
- Bấc không những biếc vui mừng mà còn biết lo sợ : “Việc thay thầy đổi chủ xoành xoạch  làm nảy sinh trong lòng nó nỗi lo sợ là ” , “Nó sợ Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời nó”.
- Bấc còn nằm mơ nữa : “Ngay cả ban đêm, trong giấc mơ, nó cũng bị những nỗi lo sợ này ám ảnh.
2. Những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc : 
- Aâu yếm cắn vờ chủ , thường nằm phục hàng giờ dưới chân Thoóc-tơn mà hau háu quan sát nét mặt, ánh mắt của anh. 
- Lúc nào cũng bám theo gót chủ không dám xa rời một bước. 
- Ban đêm vùng dậy, nó trườn đến mép lầu đứng lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ. Có lúc, quá vui sướng, nó đứng bật thẳng lên, miệng như cười, mắt hùng hồn diễn cảm, họng rung lên những âm thanh kì lạ. Đặc biệt, nó không đòi hỏi gì ở chủ cả.
=> Bấc rất yêu chủ, luôn trung thành với chủ.
Hđ 3 : Hd HS tổng kết
* Gọi HS khái quát bài học -> GV góp ý.
Hđ 3 : Tổng kết
* Khái quát bài.
III. Tổng kết :
 Trong đoạn trích Con chó Bấc, nhà văn Mĩ Lân-đơn có những nhận xét tinh tế khi viết về những con chó, thể hiện trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.
Hđ 4 : Dặn dò :
Nắm nội dung kiến thức bài học và học thuộc lòng những chi tiết tiêu biểu trong văn bản.
Oân luyện lại các bài tiếng Việt đã học để thực hiện tiết kiểm tra tiếng Việt.

Tài liệu đính kèm:

  • doc32-CON CHO BAC.doc