Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 165: Tôi và chúng ta

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 165: Tôi và chúng ta

I. Mục tiêu cần đạt.

Giúp hs:

- Hiểu được phần nào tính cách của các nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyểm mình mạnh mẽ của xã hội nước ta

- Hiểu thêm về đặc điểm của thể lọai kịch: cách tạo dựng tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ

II. Chuẩn bị.

- Thầy: SGK- SGV

- Trò: Đọc soạn trước

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

1. Ổn định tổ chức

 9A 9B 9C

2. Kiểm tra

Xác định mâu thuẫn cơ bản của vở kịch Bắc Sơn và đoạn trích

Nhân vật Thơm

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 724Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 165: Tôi và chúng ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
 TIẾT 165
TÔI VÀ CHÚNG TA
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp hs:
- Hiểu được phần nào tính cách của các nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyểm mình mạnh mẽ của xã hội nước ta
- Hiểu thêm về đặc điểm của thể lọai kịch: cách tạo dựng tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ
II. Chuẩn bị.
- Thầy: SGK- SGV
- Trò: Đọc soạn trước
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1. Ổn định tổ chức
 9A 9B 9C
2. Kiểm tra
Xác định mâu thuẫn cơ bản của vở kịch Bắc Sơn và đoạn trích
Nhân vật Thơm
3. Bài mới
HĐ1 Khởi động Giới thiệu về nhà thơ nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ
Với hơn 50 vở kịch về những vấn đề nóng bỏng, gai góc của xã hội Việt Nam những năm 80 của thế kỉ 20: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Bệnh sĩ, Vụ án 2000 ngày, Tôi và chúng ta ...
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
HĐ2 HD đọc và tìm hiểu chú thích
GV cho HS đọc phân vai
Gv giới thiệu vị trí đoạn trích(cảnh 3)
 Ở cảnh trước, vở kịch đã hé mở tình huống mâu thuẫn, giới thiệu nhân vật chính. Đến cảnh 3 này vở kịch tả cuộc đối đầu gay gắt công khai giữa 2 tuyến nhân vật diến ra trong phòng làm việc của giám đốc Hoàng Việt
 Gv cho HS đọc cảnh 3
Gv cho HS đọc giới thiệu về tác giả và tác phẩm
HĐ 3 HD đọc và tìm hiểu văn bản
 ? Vấn đề cơ bản của vở kịch
- HS đọc lại chú thích để tìm hiểu vấn đề cơ bản của vở kịch
? Ý nghĩa nhan đề của vở kịch “Tôi và chúng ta”
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc phân vai
2. Chú thích
a. Tác giả
b. Từ khó
II. Đọc và tìm hiểu văn bản
1. Vấn đề cơ bản, ý nghĩa nhan đề của vở kịch
- Mâu thuẫn, xung đột giữa cái cũ và cái mới trong tình hình hiện tại của xí nghiệp
- Ý nghĩa nhan đề: Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, chung và riêng cần được nhìn nhận mới: không có chủ nghĩa tập thể chung chung, dẫn đến tình trạng cha chung không ai khóc. Cái chúng ta tạo thành từ những cái tôi cá nhân cụ thể. Khi quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân được đảm bảo và thống nhất với quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể, thì khi đó sẽ tạo ra sức mạng tổng hợp chắc chắn. còn ngược lại chỉ nói đến cái chúng ta chung chung, chỉ kêu gọi quyết tâm mà không tạo điều kiện và cơ chế để người lao động sản xuất có hiệu quả, lại cứ bám vào những nguyên tắc, chỉ thị lỗi thời thì tất cả vẫn giáo điều, giậm chân tại chỗ và vẫn chỉ là lời kêu gọi suông thôi
=> Đó là vấn đề thời sự của đất nước ta trong những năm 80 của thế kỉ XX, nhưng năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước
4. Củng cố:
5. HDVN: Soạn tiếp các câu hỏi
------------------------------------------------------
Ngày dạy:
 TIẾT 166
TÔI VÀ CHÚNG TA
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp hs:
- Hiểu được phần nào tính cách của các nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội nước ta
- Hiểu thêm về đặc điểm của thể lọai kịch: cách tạo dựng tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ
II. Chuẩn bị.
- Thầy: SGK- SGV
- Trò: Đọc soạn trước
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1. Ổn định tổ chức
 9A 9B 9C
2. Kiểm tra
3. Bài mới
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
HĐ 3 Tiếp
? Có thể phân chia các nhân vật thành 2 tuyến như thế nào
? Tình huống gây xung đột kịch của cảnh3 là gì?
? Các vấn đề được nêu ra giữa hai tuyến nhân vật là gì
Giám đốc Hoàng Việt
Kĩ sư Lê Sơn 
PGĐ Nguyễn Chính
Quản đốc Trương
? Giám đốc Nguyễn CHính đã trả lời như thế nào về các khó khăn mà phe những người bảo thủ nêu ra
? Qua mâu thuẫn cơ bản và phần giới thiệu về các nhân vật, hãy nêu tính cách của các nhân vật
? Cảm nhận của em về xu thế phát triển cuả vở kịch
? Cuối cùng , ai sẽ là người giành chiến thắng
HĐ 4 HD Tổng kết
HS đọc ghi nhớ SGK
2. Diễn biến mâu thuẫn – xung đột trong đoạn trích. Tính cách nhân vật
- Tuyến nhân vật
Những người tiên phong
Những người bảo thủ
- Giám đốc H. Việt
- Lê Sơn, các công nhân như Dũng, ông Quých, bà Bông
- Pgđ N. Chính
- Trưởng phòng tài vụ, quản đốc Trương
- Tình huống xung đột kịch: Quyết định táo bạo của giám đốc Hoàng Việt và kĩ sư Lê Sơn đã gây ra nhưng phản ánh gay gắt từ PGĐ Nguyễn Chính, quản đốc Trương
- Các vấn đề được nêu ra:
+ Những người tiên phong:Mức sản xuất có thể tăng hơn 5 lần so với hiện nay; chủ động đặt ra kế hoạch của chúng ta; cần thêm 300 công nhân nữa; chuẩn bị lĩnh lương mới, tăng ít ra là 4 lần; Bỏ chức quản đốc 
+ Phe bảo thủ nêu khó khăn: Biên chế công nhân không thể thêm; kế hoạch đã do cấp trên quy định, phải có thêm kế hoạch 2,kế hoạch 3; không có quỹ lương cho thợ hợp đồng; lương mới lấy đâu mà trả.
+ Giám đốc Nguyễn Chính đã trả lời các vấn đề trên: Không thể có kế hoạch ngược đời chỉ làm theo cấp trên, Xí nghiệp chỉ cần một kế hoạch, nhưng là kế hoạch do chúng ta tự định ra; phải tuyển dụng thêm khá công nhân; Sử dụng thợ hợp đồng; Dừng việc xây nhà khách sẽ có tiền trả đủ hai tháng lương; Phá vỡ nguyên tắc chi tiêu cho tiền sửa máy móc
- Tính cách của các nhân vật
+ Giám đốc Hoàng Việt: Một người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động dám nghĩ dám làm vì sự phát triển cuả xí nghiệp và quyền lợi của anh chị em công nhân. Anh cũng là người trung thực thảng thắn kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lí
+ Lê Sơn: là một kĩ sư có năng lực, có trình độ chuyên môn giỏi, từng gắn bó nhiều năm cùng xí nghiệp. Dù biết cuộc đấu tranh sẽ rất khó khăn nhưng anh vẫn chấp nhận, sẵn sàng cùng H.Việt cải tiến toàn diện hoạt động của đơn vị
+ PGĐ Nguyễn Chính: tiêu biểu cho loại người máy móc, bảo thủ nhưng cũng gian ngoan, nhiều mánh khoé.Nguyễn Chính luôn vin vào cơ chế , nguyên tắc dù nó đã trở thành lạc hậu để chống lại sự đổi mới
+ Quản đốc Trương: là người suy nghĩ làm việc như cái máy, khô cằn tình người, thích tỏ ra quyền thế, hách dịch với chị em công nhân
3. Cảm nhận về xu thế phát triển và kết thúc của vở kịch
- Đây là cuộc đấu tranh có tính tất yếu và gay gắt: tình huống xung đột mà vở kịch nêu lên là vấn đề nóng bỏng của thực tiến đời sống. Các quan niệm, cách làm mới, táo bạo ở giai đoạn đầu tất nhiên sẽ vấp phải nhiều cản trở.
- Cuộc đấu tranh này gay go nhưng cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về cái mới, tiến bộ
III. Tổng kết
4. Củng cố: Mâu thuẫn giữa cái mới và cái cũ, cái lạc hậu và cái tiên tiến
5. HDVN: Tổng kết văn học
------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTôi và chúng ta.doc