Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 36, 37: Viết bài tập làm văn số 2 – văn tự sự

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 36, 37: Viết bài tập làm văn số 2 – văn tự sự

 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 – VĂN TỰ SỰ

I. Mục đích kiểm tra

- Qua bài kiểm tra học sinh củng cố kiến thức và kỹ năng làm bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.

- Biết vận dụng những kiến thức đã học để viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người

- Rèn luyện các kỹ năng diễn đạt, trình bày; nhất là kỹ năng sử dụng từ ngữ .

II. Hình thức kiểm tra - Hình thức: Tự luận.

 - Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm kiểm tra ở lớp.

III. Câu hỏi đề kiểm tra

Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.

IV. Hướng dẫn chấm, đáp án và biểu điểm

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 797Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 36, 37: Viết bài tập làm văn số 2 – văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 Ngày soạn : 12/10/2012
TIẾT 36 -37 Ngày dạy: 16/10/2012
	VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 – VĂN TỰ SỰ
I. Mục đích kiểm tra
- Qua bài kiểm tra học sinh củng cố kiến thức và kỹ năng làm bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người
- Rèn luyện các kỹ năng diễn đạt, trình bày; nhất là kỹ năng sử dụng từ ngữ .
II. Hình thức kiểm tra - Hình thức: Tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm kiểm tra ở lớp.
III. Câu hỏi đề kiểm tra
Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
IV. Hướng dẫn chấm, đáp án và biểu điểm
Hướng dẫn chấm
Điểm
1. Yêu cầu chung: 
- Bài làm của học sinh cần đảm bảo bố cục rõ ràng; trình bày dưới dạng bức thư có đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; nắm vững phương pháp làm bài văn tự sự. Bài làm đảm bảo chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, lời văn trong sáng.
- Thể loại: Văn tự sự (tưởng tượng). Tình cảm biểu hiện trong bài phải chân thành, sâu sắc và tự nhiên.
- Nội dung: + Viết thư cho bạn kể lại buổi thăm trường sau 20 năm (lưu ý tưởng tưởng sau 20 năm khi ấy mình ntn ? )
 + Hướng kết hợp: Tự sự kết hợp miêu tả
 + Hình thức : Một bức thư gửi bạn học cũ
2. Yêu cầu cụ thể: * Dàn ý
 a. Phần đầu thư (Mở bài): - Ngày tháng năm viết thư
 - Lời xưng hô với người nhận thư
b. Phần chính bức thư (Thân bài): Đảm bảo được những nội dung sau:
( Em phải tưởng tưởng ra khi ấy em đã trưởng thành, đã có một nghề nghiệp nhất định, một vị trí xã hội nhất định hay em ở nhà tự kiếm sống bằng nghề nghiệp khác)
- Lý do em về thăm trường cũ?
- Khi về trường cũ thì: + Cảnh sắc như thế nào?
 + Gặp gỡ ai và không gặp được ai? Vì sao?
- Cảm xúc của em khi đến ngôi trường cũ như thế nào?
- Khi chia tay ngôi trường cũ thì em có cảm xúc ntn?
c. Phần cuối bức thư(Kết bài): - Lời hỏi thăm và chúc sức khỏe gia đình bạn
 - Hẹn gặp (nếu có)
** Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em.
1.0 điểm
1.0 điểm
7.0 điểm
1.0 điểm 
V. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
TUẦN 8 Ngày soạn :14/10/2012
Tiết 38	 Ngày dạy: 18/10/2012 	TRAU DỒI VỐN TỪ
A. Mức độ cần đạt:
 Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
B.Trọng tâm kiến thức,kĩ năng thái độ.
 1.Kiến thức.
 - Những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
 - Thấy được vai trò của việc trau dồi vốn từ trong nói, viết và phát triển tư duy, giao tiếp.
 2. Kỹ năng.
 Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
 3.Thái độ.
 Tự giác tích cực trau dồi vốn từ cho bản thân
C.Phương pháp :
 vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, 
D Tiến trình dạy học: 
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 3 học sinh.
3. Bài mới: 
* GV giới thiệu bài: Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu giao tiếp ngày càng tăng . Vì vậy để đáp ứng được vốn ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp thì mỗi chúng ta phải tích cực trau dồi vốn từ. Nhưng trau dồi bằng cách nào hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu.
* Bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung : 
* Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
Gọi HS đọc ý kiến của cố thủ tướng - nhà văn hoá Phạm Văn Đồng ( Ghi bảng phụ )
C Qua ý kiến trên,em hiểu tác giả muốn nói điều gì?
( Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của của người Việt; muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là trau dồi vốn từ)
- Đọc VD sgk/100 được ghi ở bảng phụ
* Thảo luận 3p: C Xác định lỗi diễn đạt trong những câu trên? Giải thích vì sao có những lỗi này? (Trong 3 câu trên người viết mắc lỗi dùng từ . Trong câu (a) dùng từ đẹp bị thừa vì từ thắng cảnh có nghĩa là cảnh đẹp; câu 
(b) dùng sai từ dự đoán, vì dự đoán có nghĩa là đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai. Vì thế ở đây chỉ có thể dùng những từ như: phỏng đoán, ước đoán; trong câu (c) dùng sai từ đẩy mạnh, vì đẩy mạnh có nghĩa là thúc đẩy cho sự phát triển nhanh lên. Nói về quy mô thì có thể là mở rộng hay thu hẹp, chứ có thể nhanh hay chậm được)
C Như vậy để biết dùng tiếng ta cần phải làm gì?
 ( ghi nhớ 1 sgk/100)
* Rèn luyện để làm tăng vốn từ
Gọi HS đọc ý kiến của Tô Hoài sgk/100
C Em hiểu ý kiến đó ntn? (nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách trau dồi lời ăn tiếng nói của nhân dân)
C So sánh hình thức trau dồi vốn từ đã được nêu trong phần trên và hính thức trau dồi vốn từ của Nguyễn Du qua đoạn văn phân tích của Tô Hoài? (qua phần trên chúng ta đề cập đến việc trau dồi vốn từ trong quá trình rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ. Còn trau dồi vốn từ mà Tô Hoài đề cập đến đều theo hình thức học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết)
GV khái quát nội dung ghi nhớ 2 sgk/101
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập
Bài 1/101: Chọn cách giải thích đúng
Bài 2/101: Xác định nghĩa của các yếu tố Hán Việt
(HS thảo luận)
Bài 3/102: Sửa lỗi dùng từ (HS thảo luận)
Bài 4/102: GV hướng dẫn HS về nhà làm
Bài 5/102: Hướng dẫn HS về nhà làm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học :
 Gv hướng dẫn HS chú ý lắng nghe.
I.Tìm hiểu chung :
1. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
1.1. Ví dụ: Bảng phụ
a. Thừa từ đẹp (thắng cảnh đ cĩ nghĩa l đẹp)
b. Sai từ dự đoán (đoán trước tình hình)
c. Sai từ đẩy mạnh (thúc đẩy cho sự phát triển nhanh lên)
1.2. Ghi nhớ 1 sgk/100
2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ
1. Ví dụ: ý kiến của Tô Hoài
=> Trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách trau dồi lời ăn tiếng nói của nhân dân
2. Ghi nhớ 2 sgk/101
II. Luyện tập:
Bài 1/101
- Hậu quả: Kết quả xấu
- Đoạt : chiếm được phần thắng
- Tinh tú: Sao trên trời
Bài 2/101
a. Tuyệt chủng: bị mất hẳn nòi giống
b. Tuyệt giao: cắt đứt mọi quan hệ
c. Tuyệt tự: không có con trai nói dõi
d. Tuyệt thực: nhịn ăn hoàn toàn
e. Tuyệt đỉnh: điểm cao nhất, mức cao nhất
g. Tuyệt mật: giữ bí mật tuyệt đối
h. Tuyệt tác: tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ
i. Tuyệt trần: nhất trên đời, không có gì sánh bằng
Bài 3/102
a. Về khuya đường phố rất yên tĩnh (vắng lặng)
b. . Việt Nam đã thiết lập 
c. .. tôi rất cảm động (xúc động, cảm phục) 
Bài 4/102:
III. Hướng dẫn tự học: 
- Học bài, làm bài tập còn lại
- Chuẩn bị bài tiết sau: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
 - Hiểu và biết cách sử dụng một số từ Hán Việt thông dụng
E.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tuan 8.doc