Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 36: Thuật ngữ

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 36: Thuật ngữ

Tuần 8

Tiết 36: THUẬT NGỮ

3. Bài mới:

- Yêu cầu HS nêu khái niệm Gió là gì?

(Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu áp cao về các khu khí áp thấp)

- Để giải thích được khái niệm trên chúng ta cần có kiến thức về môn khoa học nào? (Địa lí) → Những từ ngữ biểu thị khái niệm như vậy được gọi là Thuật Ngữ. Vậy để hiểu cụ thể thuật ngữ là gì chúng ta đi vào tìm hiểu bài học hôm nay.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 36: Thuật ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/09/2012
Tuần 8
Tiết 36: THUẬT NGỮ 
3. Bài mới: 
- Yêu cầu HS nêu khái niệm Gió là gì?
(Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu áp cao về các khu khí áp thấp)
- Để giải thích được khái niệm trên chúng ta cần có kiến thức về môn khoa học nào? (Địa lí) → Những từ ngữ biểu thị khái niệm như vậy được gọi là Thuật Ngữ. Vậy để hiểu cụ thể thuật ngữ là gì chúng ta đi vào tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
- GV treo bảng phụ ghi ví dụ ở sgk/87
+ So sánh 2 cách giải thích sau đây về nghĩa của từ nước và từ muối? Cho biết cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức về hoá học.
- Cách 2 không hiểu được nếu thiếu kiến thức về hoá học.
- GV yêu cầu HS đọc ví dụ 2 sgk/88.
+ Em đã học các định nghĩa này ở những môn học nào?
+ Thạch Nhũ: địa lí. 
 + Bazơ: Hoá học.
+ Ẩn dụ: văn học.
+ Phân số thập phân: Toán học
+ Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào?
+ Vậy theo em thế nào là thuật ngữ?
- GV chốt lại ghi nhớ 1.
- HS cho ví dụ
Hoạt động 2
+ Thử tìm xem các thuật ngữ ở mục I. 2
ở trên còn có nghĩa nào khác không?
+ Em thấy thuật ngữ có đặc điểm gì?
+ Cho biết trong hai ví dụ, từ muối nào có sắc thái biểu cảm? 
+ Đặc điểm thứ 2 của thuật ngữ là gì?
+ Vậy thuật ngữ có những đặc điểm nào?
- GV chốt ghi nhớ 2.
- Gv cho ví dụ, HS xác định từ nước trong câu thơ sau có phải là thuật ngữ không? Vì sao?
Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non.
 (Tản Đà)
Hoạt động 3
Bài 1: Làm cá nhân, lên bảng trình bày.
Bài 2: HS thảo luận nhanh, trả lời.
Bài 3: Thảo luận, trả lời tại chỗ.
Bài 4: Thảo luận nhóm.
- HS tìm hiểu thuật ngữ về Môi trường, các thành phần của môi trường: thạch quyển, thuỷ quyển, khí quyển, sinh quyển.
VD:
- Môi trường: Bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
- Thạch quyển: là toàn bộ lớp vỏ của trái đất và phần trên cùng của lớp Manti dưới đáy đại dương được cấu tạo bởi vật chất ở trạng thái cứng.
- GV lồng ghép giáo dục HS ý thức bảo vệ MT.
I. TÌM HIỂU BÀI
1. THUẬT NGỮ LÀ GÌ?
* Ví dụ 1: Sgk/88.
+ Cách 1: Giải thích nghĩa theo cách hiểu thông thường.
+ Cách 2: Giải thích nghĩa dựa trên cơ sở khoa học (Hoá học) 
- Ví dụ 2: Sgk/88.
+ Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng. → Văn học.
- Biểu thị khái niệm khoa học 
→ Thuật ngữ 
- Thuật ngữ thường được dùng trong văn bản khoa học, công nghệ. 
* Ghi nhớ 1: sgk/88
Ví dụ: So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ
* Ví dụ: sgk/88
- Các thuật ngữ ở mục 1.2 không có nghĩa nào khác.
→ Thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm.
- Ví dụ 3: Sgk/88.
+ Muối 1: không có tính biểu cảm.
+ Muối 2: có tính biểu cảm (đắng cay, vất vả).
→ Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
* Ghi nhớ 2: Sgk/89 
II. LUYỆN TẬP
1. Xác định các thuật ngữ tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào?
- Thứ tự: lực, xâm thực, hiện tượng hoá học, trường từ vựng, di chỉ, thụ phấn, lưu lượng, trọng lực, khí áp, đơn chất, thị tộc phụ hệ, đường trung trực.
2. Không dùng: (điểm tựa) như thuật ngữ ở vật lí.
- Điểm tựa ở đây là nơi gởi gắm niềm tin và hy vọng của nhân dân tiến bộ.
3. Trong trường hợp (a) dùng như thuật ngữ. Trong (b) được dùng như một từ thông thường.
Đặt câu: Thức ăn hỗn hợp.
Chè thập cẩm là món ăn hỗn hợp nhiều thứ đậu.
4. Cá: Động vật có xương sống, sống ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.
- Người Việt Nam: Cá không nhất thiết phải thở bằng mang.
4. Củng cố:
+ Thuật ngữ là gì? Nêu đặc điểm, vai trò của thuật ngữ? Cách sử dụng thuật ngữ Tiếng Việt.
+ Đặt câu có sử dụng thuật ngữ.
5. Dặn dò:
- Hoàn thành các bài tập, nắm được đặc điểm của thuật ngữ, sưu tầm thêm các thuật ngữ mới.
- Chuẩn bị bài Trau dồi vốn từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docthuat ngu.doc