Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 40 đến tiết 47

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 40 đến tiết 47

Tiết 40

 MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN TỰ SỰ

A.MỤC TIÊU:

 - Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong một văn bản tự sự.

 - Vận dụng hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để đọc hiểu văn bản.

 TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :

1. Kiến Thức:

 - Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.

 - Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể truyện.

 2. Kĩ năng:

- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

- Kết hợp kể truyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.

 3. Thái độ:

 - Sử dụng yếu tố trên đạt hiệu quả trong khi viết bài.

 

doc 23 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 40 đến tiết 47", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 10-10-2012
Tiết 40
 MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN TỰ SỰ
A.MỤC TIÊU:
 - Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong một văn bản tự sự.
 - Vận dụng hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để đọc hiểu văn bản.
 TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
 - Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể truyện.
 2. Kĩ năng: 
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể truyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
 3. Thái độ: 
 - Sử dụng yếu tố trên đạt hiệu quả trong khi viết bài.
B.CHUẨN BỊ:GV-HS cùng soạn bài.
Bảng phụ, bảng nhóm.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 	
 - KT sự chuẩn bị bài của học sinh
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động. Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phúc, của nhân vật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
*HOẠT ĐỘNG 1:25p
HS đọc lại đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
? Trong đoạn trích những câu thơ nào tả cảnh?Câu thơ nào miêu tả tâm trạng Kiều?
? Dấu hiệu nào cho em biết 4 câu thơ đầu và 8 câu thơ cuối tả cảnh?
Đây là những điều quan sát được trực tiếp từ bên ngoài.Đối tượng miêu tả ở những câu thơ này là: Khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích (núi, trăng)
? Câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật?
=> Từ việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên ở Lầu Ngưng Bích mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp ta thấy tâm trạng cô đơn, lẻ loi, buồn rầu, lo lắng sợ hãi...
? Tìm những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều
? Tâm trạng miêu tả như thế nào?
? Từ tâm trạng giằng xé Kiều thể hiện nỗi nhớ ai?nhớ Kim Trọng Kiều tưởng tượng ra điều gì?
Kiều có nỗi nhớ Kim Trọng, nhớ chén rượu thề, tưởng tượng Kim Trọng đang mong chờ mình.
? Sau nỗi nhớ Kim Trọng Kiều nhớ ai?Nỗi nhớ đó được miêu tả như thế nào?
Nàng đau xót ân hận thương cha mẹ đang tựa cửa ngóng trông con.Nàng xót xa không tự tay chăm sóc phụng dưỡng khi cha mẹ già yếu.
? Dấu hiệu nào cho thấy đoạn văn miêu tả nội tâm?
Miêu tả những suy nghĩ của Kiều, nghĩ thầm về số phận cố đơn, bơ vơ nơi đất khách quê người, nghĩ về cha mẹ ở chố quê nhà
? Miêu tả nội tâm có tác dụng gì đối với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự?
Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm tự sự.Để xây dựng nhân vật nhà văn thường miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm.Miêu tả nội tâm là tái hiện lại ý nghĩ,cảm xúc, diễn biến tâm trạng nhân vật.
HS đọc đoạn văn 2.
? Đoạn văn trên Nam Cao miêu tả ai, với những đặc điểm gì?
? Qua những đặc điểm được miêu tả trên em thử đoán xem Lão Hạc đang có những cảm xúc, ý nghĩ như thế nào?
? Vì sao ông lại đau khổ vật vã?
Vì đây là vật kỉ niệm của con, lão rất cô đơn nên lão coi con chó như là bạn
? Đoạn văn trên có được xem là đoạn văn miêu tả nội tâm của Lão Hạc không? em có nhận xét gì về cách miêu tả của Tác giả? ( Việc miêu tả nội tâm qua điều gì )
? Qua ngữ liệu trên em hãy cho biết thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? có mấy cách miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?
HS trả lời –rút ra ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 2: 15P.LUYỆN TẬP 
- 1H/s đọc yêu cầu của BT
- Hướng dẫn H/s làm bài. Bám sát vào đoạn trích.
- Cần chỉ ra được những câu thơ MT nội tâm của Kiều?
- Trình bày trước lớp.
- H/s khác nhận xét.
- Hướng dẫn H/s làm bài tập: chuyển toàn bộ lời kể của T/g sang lời của nhân vật Thuý Kiều, chú ý xưng hô cho phù hợp.
- Trình bày trước lớp
- H/s khác nghe, nhận xét
- GV đánh giá.
- Hướng dẫn H/s làm BT
- Trình bày trước lớp
- H/s khác nhận xét, bổ xung
- GV đánh giá
I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
a.Ví dụ1 : Đoạn trích “Kiều ở lầu ngưng bích”
Những câu thơ tả cảnh:
-Bốn câu thơ đầu.
-Tám câu cuối.
=> Điều quan sát được trực tiếp, có thể cảm nhận được bằng các giác quan.
=> Tả cảnh là phương tiện thể hiện tâm trạng của Kiều (tả cảnh ngụ tình)
=> Miêu tả nội tâm gián tiếp.
Những câu thơ miêu tả nội tâm của Thúy Kiều:
“Bẽ bàng.....tấm lòng”
=>Tâm trạng giằng xé cô đơn, bơ vơ nơi đát khách quê người.
+Nỗi nhớ Kim Trọng
“ Tưởng người... cho phai”
+ Nỗi nhớ cha mẹ
“có khi gốc tử đã vừa người ôm"
=> Miêu tả nội tâm trực tiếp.
Miêu tả nội tâm để khắc họa đặc điểm, tính cách nhân vật.
b.Ví dụ 2: đoạn văn:
- Miêu tả Lão Hạc với những đặc điểm về nét mặt, đầu,miệng(tư thế)
=>Tâm trạng đau khổ, dằn vặt của Lão Hạc khi bán con Vàng.
-> Miêu tả nội tâm Lão Hạc qua nét mặt, cử chỉ => Cách miêu tả nội tâm gián tiếp.
GHI NHỚ:SGK
II. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1: SGK/117
- Thuật lại đoạn trích "Mã Giám Sinh" bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm Thuý Kiều.
"Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Ngừng hoa bong thẹn trông gương mặt dày"
-> Buồn rầu, tủi hổ, đau đớn ê chề khi mình bị coi như một món hàng không hơn. Là người luôn ý thức được nhân phẩm, Kiều đau uất trước cuộc đời ngang trái (đau vì tình duyên trắc trở, uất vì "nỗi nhà" bị vu oan giá hoạ. Bao trùm tâm trạng Kiều ở đây là sự đau đớn, tái tê)
2. Bài tập 2: SGK/117
- Đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp Hoạn Thư.
- Tâm trạng Kiều lúc gặp Hoạn Thư: Oán giận (lời lẽ mềm mỏng, lễ phép, những thực ra là châm biếm, mỉa mai, chì chiết -> Nghe Hoạn Thư "trình bày" phân vân khó xử -> quyết tha bổng cho Hoạn Thư.
3. Bài tập 3: SGK/117
- Kể lại diễn biến sự việc, chú ý miêu tả tâm trạng sau khi gây ra việc không hay với bạn
(ví dụ: tâm trạng băn khoăn, hối hận khi việc không hay đó đó xảy ra)
Củng cố-dặn dò:3p
Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài
- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự - vai trò của nó
- 2 cách miêu tả nội tâm
- Học bài + xem lại và hoàn thành các bài tập 
- Soạn : " Lục Vân Tiên gặp nạn"
 - Chuẩn bị cho chương trình địa phương phần văn
 *************************************************
 Ngày 10-10-2012
Tiết 41
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG.
 THĂM LÚA
 Trần Hữu Thung
A.M ỤC TIÊU.
 Giúp Học sinh :
- Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của văn học địa phương Nghệ An . 
- Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học ở địa phương.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ “Thăm lúa”.
- Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học địa phương.
- Biết trân trọng những giá trị văn hoá của địa phương Nghệ An, bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước.
B. CHUẨN BỊ
- Học sinh sưu tầm, tìm hiểu các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của điạ phương.
- Đọc kỹ tài liệu Ngữ văn Nghệ An. Soạn bài “ Thăm lúa”. Tìm hiểu thêm về tác giả Trần Hữu Thung và bài thơ “ Thăm lúa”.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. ổn định tổ chức.1P
2. Kiểm tra bài cũ : 1PKiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới :2P Cho HS nghe nhạc “ Về quê mình Diễn Châu” hoặc “Tiếng hò trên đất Nghệ An”.
? Nghe giai điệu bài hát cho biết chúng ta đang đến với vùng quê nào ?
 Nghệ An, mảnh đất có thiên nhiên hữu tình cùng các làn điệu dân ca, câu hò ví dặm làm say lòng người. Điều đó đã tạo nên một cốt cách rất riêng cho con người xứ Nghệ. Hình ảnh con người xứ Nghệ đi vào trong thơ ca như một mạch rất tự nhiên có sức neo đậu lớn, đặc biệt trong bài thơ “ Thăm lúa” của Trần Hữu Thung.
HOẠT ĐỘNG1:5P.Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm .
- Giới thiệu chân dung Trần Hữu Thung.
? Dựa vào phần chú thích ở sách Ngữ văn Nghệ An em hãy giới thiệu về tác giả Trần Hữu Thung và bài thơ “ Thăm lúa” ?
Trần Hữu Thung ( 1925 - 1999)
- Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, Nghệ An.
- Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
- Sở trường : thơ và ký.
- Sống gắn bó với người nông dân , với quê hương Nghệ An nên :
+ Thơ ông chân chất, mộc mạc, đằm thắm, ân tình. => mang đậm hồn quê xứ Nghệ “ Nhà thơ chân quê xứ Nghệ” 
- Có nhiều tác phẩm có giá trị. Dặn con (1955), Ngày thu ấy (1957), Gió nam (1962), Đường tháng tám (1965), Anh vẫn hành quân (1983), Ký ức đồng chiêm (1988). 
- Tên tuổi của ông gắn với những bài thơ nổi tiếng “ Anh vẫn hành quân” đặc biệt là bài “ Thăm lúa”.
? Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào ?
-> Bài thơ được viết năm 1950 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt. Trên chiến trường quân ta đã có những bước phát triển, ở hậu phương lo tăng gia sản xuất thi đua với tiền phương... Ra đời trong hoàn cảnh ấy bài thơ mang dấu ấn, không khí của những năm cả nước kháng chiến - cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
- Vì thế ngay từ khi mới ra đời bài thơ đã được quần chúng cả nước đón nhận và đi vào đời sống kháng chiến với một sức sống lâu bền .
- Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Trần Hữu Thung.
- Bài thơ thăm lúa đã được tặng thưởng tại Liên hoan Thanh niên thế giới tại Buycaret 1953.
HOẠT ĐỘNG 2 :7P.Hướng dẫn đọc - tìm hiểu chung.
- GV hướng dẫn đọc : giọng vừa giản dị tự nhiên, vừa thủ thỉ, tâm tình.
? Đọc bài thơ em có cảm nhận ban đầu như thế nào ?
 Xác định thể loại ? Thể thơ ấy có đặc điểm gì ?
- Phương thức biểu đạt : Trữ tình có kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Thể loại trưc tình , thể thơ 5 chữ. Thể thơ này thường có kết hợp tự sự, gần với hát dặm Nghệ Tĩnh.
? Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai ?
? Cảm hứng chính của bài thơ là gì 
? Mạch cảm xúc trong bài được triển khai như thế nào ? 
? Bài thơ dùng rất nhiều từ địa phương miền trung xứ Nghệ . Hãy chỉ ra một số từ ?
? Tìm từ ngữ toàn dân tương ứng với các từ trên ?
Việc dùng một hệ thống từ ngữ địa phương xứ Nghệ nhiều như vậy tạo nên vẻ đẹp gì chúng ta sẽ tìm hiểu sau.
HOẠT ĐỘNG3.25P : Hướng dẫn phân tích .
? Chúng ta đã biết bài thơ là tâm tình của người vợ có chồng đi kháng chiến. Vậy tâm tình ấy được bộc lộ trong hoàn cảnh nào ?
-> buổi sáng thăm đồng.
Thăm đồng hay thăm lúa là một hoạt động quen thuộc của người nông dân. Họ thường ra đồng ruộng để kiểm tra mùa màng hoa màu, xem thuỷ lợi, sâu bệnh như thế nào để chăm sóc kịp thời.
 HS đọc đoạn đầu ( Từ đầu đến “ lòng khấp khởi” )
? Khung cảnh đó hiện lên qua những hình ảnh tiêu biểu nào ?
? Em có cảm nhận gì về khung cảnh và tâm trạng của nhân vật trữ tình ở đây ?
( Khung cảnh của một cảnh đồng quê sắp vào mùa trong một buổi sáng đẹp trời, với một không gian thoáng đãng, trong trẻo , đầy sức sống -> không gian ruộng đồng rất thân thuộc với mỗi con người Việt Nam nói chung và con người xứ Nghệ nói riêng.
? Những từ ngữ nào diễn tả tâm trạng người vợ ?  ...  nghĩa gốc. Ví dụ: Tay làm hàm nhai.
 Tay ghế rất vững
 b. Bài tập:
Bài 2:
 *Từ lá ở đây là từ nhiều nghĩa:
- Lá 1: nghĩa gốc.
- Lá 2 (lá phổi)=>Mang nghĩa chuyển
- Đường 1: con đường đi.
 Đường 2: đường để ăn có vị ngọt 
=> Từ đồng âm, Vì nghĩa khác nhau
6.Từ đồng nghĩa:
a. Khái niệm: Có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
b. Bài tập: 
Bài tập 2:
- Chọn cách hiểu d: "các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng"
*Bài tập 3:
- Khi người ta đã ngoài 70 xuân 
* Xuân:-Chỉ mùa xuân trong năm
 Tuổi (chuyển nghĩa)
Tác giả dùng từ xuân thể hiện tư tưởng lạc quan, dùng từ tránh lặp từ tuổi.
7. Từ trái nghĩa
a. Khái niệm: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau xét trên một cơ sở chung nào đó.
Một từ nhiều nghĩa có thể có nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
VD: Già >< Trẻ ( độ tuổi)
 Tốt –Xấu
b. Bài tập:
*Bài tập 1:
Cặp từ có quan hệ trái nghĩa:
 Xấu - đẹp, xa - gần, rộng - hẹp=>Dùng từ trái nghĩa tạo sự tương phản, gây ấn tượng mạnh,làm lời nói thêm sinh động.
*Bài tập 2:
- Cùng nhóm với sống - chết có: chẵn - lẻ; chiến tranh - hoà bình;đực-cái=> loại trừ nhau, không có khả năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ: Rất, hơi, lắm, quá
- Cùng nhóm với già - trẻ: yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu – nghèo=>khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia, có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, lắm, quá
8. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
a. Khái niệm:Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi ngữ nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi ngữ nghĩa của một số từ ngữ khác.
Một từ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Một từ có nghĩa rộng đối với từ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp với một từ ngữ khác.
VD: Động vật: chó, mèo, gà, lợn
b. Bài tập :
- Từ: Từ đơn và từ phức
- Từ phức: Từ ghép và từ láy
+ Từ ghép: Chính phụ + đẳng lập
+ Từ láy: Láy toàn bộ + láy bộ phận
Láy bộ phận: Láy âm và láy vần
- Giải thích nghĩa của những từ trong sơ đồ 
VD: Từ láy âm là từ láy các bộ phận phụ âm đầu
9. Trường từ vựng
a. Khái niệm:Tập hợp những tờ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
VD: Trường từ vựng đồ dùng học tập: vở, sách bút
-Trường từ vựng về mắt: lòng đen- lòng trắng-con ngươi- giác mạc....
b. Bài tập:
* Bài tập 2: Tắm –bể=> Tăng giá trị tố cáo tội ác dã man mà bọn thực dân, đế quốc gây nên trong quá trình nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc
Củng cố-dặn dò: 5p
- Hệ thống bài	
- Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ 
- Từ nhiều nghĩa: 
- Các nội dung: : Từ, đồng âm, , trường từ vựng
 + Ôn lại các nội dung đó học Làm các bài tập 
 - Soạn "Đồng chí" - Lập dàn ý đề bài viết số 2
 ******************************
 Ngày 11-10-2012
Tiết 44
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A.MỤC TIÊU:
 - Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài văn này, nắm vững hơn các kiến thức văn học trung đại
 TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài văn này, nắm vững hơn các kiến thức văn học trung đại
 2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và kĩ năng diễn đạt
 3. Thái độ: 
 - Nhận rừ ưu khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy.
B. CHUẨN BỊ:GV chấm chữa bài cho HS
 Lập dàn ý chi tiết cho bài văn
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Ổn định: 1P
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kết hợp trong tiết học.
 3. Bài mới:1P
 - Chúng ta đó cùng nhau viết bài TLV số 2: Đó là kiểu bài yêu cầu kể chuyện kết hợp với miêu tả. Để đánh giá xem bài viết của các em đã làm: được những gì, còn điểu gì chưa hoàn thành hoặc cần tránh. Tất cả những điều trên, chúng ta cùng nhau thực hiện trong giờ học này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1:5P
? Hãy xác định yêu cầu của đề bài? (kiểu văn bản, các kĩ năng cần vận dụng vào bài viết)
HOẠT ĐỘNG 2: 15p
 Nhận xét ưu, nhược điểm
? Hãy lập dàn ý cho đề văn
- HS khác theo dõi bổ sung
? Sử dụng yếu tố miêu tả vào các ý nào thì phù hợp?
-> Sử dụng yếu tố miêu tả vào các ý: 2, 4, 5 trong phần thân bài (cần linh hoạt)
GV nhận xét ưu điểm và nhược điểm
- Nhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của HS
a. Ưu điểm: 
- Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết)
- 1số bài vận dụng yếu tố miêu tả khá linh hoạt
- Bài viết sinh động, giàu cảm xúc: ví dụ bài làm của HS: Hậu, Lan Phương, Minh..
 - Trình bày sạch đẹp.
b.. Tồn tại:
- Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, cần chú ý tách ý, tách đoạn. 
- Sử dụng yếu tố miêu tả chưa linh hoạt, chưa nhiều
 - Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu:
- còn sai chính tả
- Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học.
- Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao
- GV: Đưa ra các lỗi trong bài -> HS sửa
- GV: Đọc mẫu những đoạn văn, bài văn viết tốt
- Trả bài cho HS-Lấy điểm vào sổ.
. ĐỀ BÀI: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó
II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM
1. Nội dung: 
- Kiểu văn bản: Tự sự
- Vận dụng các kĩ năng: Kể chuyện + tưởng tượng + miêu tả.
- Các nội dung cần nêu ra trong bài làm.
 + Vị trí của người kể chuyện: đó trưởng thành, có một công việc, một vị trí nào đó trong xã hội, mong trở lại thăm ngôi trường cũ.
 + Lí do trở lại thăm trường (đi công tác qua, hè về quê tới thăm trường)
 + Đến thăm trường vào buổi nào?
 + Đến thăm trường đi với ai?
 + Đến trường gặp ai?
 + Quang cảnh trường như thế nào? (có gì thay đổi, có gì còn nguyên vẹn? )
 + Hồi tưởng lại cảnh trường ngày xưa mình học ( Những gì gợi lại kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò, trong giờ phút đó bạn bè hiện lên như thế nào? )
2. Đáp án chấm:
a. Mở bài: (1 điểm)
 + Lí do viết thư của bạn.
b. Thân bài: (7 điểm)
Nội dung bức thư
 + Lời thăm hỏi bạn.
 + Kể cho (nghe) biết về buổi thăm trường đầy xúc động:
 . Lí do trở lại thăm trường
 . Thời gian đến thăm trường
 . Đến thăm trường với ai?
 . Quang cảnh trường ntn?
 . Suy nghĩ của bản thân
c. Kết bài: (1 điểm)
- Lời chúc, lời chào, lời hứa hẹn.
Củng cố-dặn dò:5p
- Hệ thống bài - Nhận xét ý thức học tập trong giờ
 - Xem lại bài + bổ sung ND còn thiếu trong bài làm
 - Soạn bài: Đồng chí.
 *******************************
 Ngày12-10-2012
Tiết 48
 KIỂM TRA VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến Thức:
 - Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: Những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu .
2. Kĩ năng: 
- Đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt. 
 3.Thái độ: 
 - Nghiêm túc, tập trung khi làm bài
B.CHUẨN BỊ:GV ra đề
 HS ôn tập kĩ
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định:1p
2.GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra: Đọc kĩ đề không sử dụng tài liệu.
3.GV phát đề cho HS.
Đề ra:
a.Xác định hình thức kiểm tra.
Đề kiểm tra tự luận.
b.Thiết lập ma trận.
 	MỨC ĐỘ
NỘI DUNG
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
ĐIỂM
THẤP
CAO
Truyện kiều
Câu 1:3.5 điểm
3.5
chuyện người con gái Nam xương
Câu3: 2điểm 
2
Lục Vân Tiên
Câu3:1 điểm
1
Phong cách Hồ Chí Minh
Câu 4:3.5 điểm 
3.5
1câu
2câu
1câu
10
c.Biên soạn câu hỏi.
Câu 1.3,5 điểm Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện Kiều.
Câu 2:2điểm Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương trong truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. ( 2 điểm)
Câu3:.1 điểm.Nhận xét hành động nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
Câu4.3.5 điểmCảm nhận của em về vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh
d.Hướng dẫn chấm.- biểu điểm.
Câu 1 :3.5 điểm
a. Giá trị nội dung
 * Giá trị hiện thực :2 điêm
 - Phản ánh xã hội đương thời qua những bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị ( Bọn quan lại, tay chân, buôn thịt bán người Sở Khanh, Hoạn Thư ) tàn ác , bỉ ổi.
 - Phản ánh số phận những con người bị áp bức đau khổ đặc biệt là số phận của người phụ nữ.
 * Giá trị nhân đạo : 3điểm
 - Cảm thương sâu sắc trước những khổ đau của con người.
 - Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo 
 - Trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất ® Ước mơ khát vọng chân chính.
b. Giá trị nghệ thuật: ( Ngôn ngữ và thể loại) 2 điểm
 - Tiếng Việt đạt tới đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng biểu đạt + biểu cảm + thẩm mỹ ( Vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ: Giàu, đẹp)- Lối văn kể chuyện trực tiếp, gián tiếp
 - Cách khắc họa nhân vật, miêu tả thiên nhiên, miêu tả nội tâm nhân vật
Câu 2: 2 điểm Nguyên nhân: 
Xã hội PK nam quyền độc đoán 
Trương Sinh vô học cả ghen 
Lời nói vô tình của đứa trẻ 
 -Vũ Nương bế tắc bất lực
 Câu 3: 1 điểm. Nhận xét hành động LVT: rất đúng mực là một chứng nhân quân tử khi đánh cướp cũng như khi trò chuyện với KNN
Câu4: 3.5điểm.HS nói lên được tình cảm, cảm nhận trước vẻ đẹp của phong cách HCM
 - Giáo viên phát đề kiểm tra, theo dõi học sinh làm bài 
 - Học sinh : Làm bài nghiêm túc. 
 - Giáo viên thu bài
 - Giáo viên nhận xét tiết kiểm tra, rút kinh nghiệm cho HS
Dặn dò:3p:
Ôn lại kiến thức đã học.
Soạn bài “Đồng chí”
 *****************************************
 Ngày 12-10-2012
Tuần 10
Tiết 46-47
 ĐỒNG CHÍ
 ( Chính Hữu)
A.MỤC TIÊU:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc hoạ trong bài thơ - những người đã viết nên những trang sử Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
 - Thấy được những đặc điểm của nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ này.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
 - Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
 - Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : Ngôn ngữ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.
 3. Thái độ: 
 - Chân trọng tình cảm bạn bè,biết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
B. CHUẨN BỊ: GV-HS cùng soạn bài
 Chân dung Chính Hữu
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định: 1P
 2. Kiểm tra bài cũ:1P .Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới:
 - Từ sau Cách mạng tháng Tám1945, trong văn học hiện đại Việt Nam xuất hiện một đề tài mới: Tình đồng chí, đồng đội của người chiến sĩ cách mạng – anh bộ đội cụ Hồ. Chính Hữu đã là một trong những nhà thơ đầu tiên đóng góp thành công vào đề tài ấy bằng bài thơ đặc sắc: Đồng Chí

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 tuan 9 cam soan.doc