Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 42 đến tiết 49

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 42 đến tiết 49

BÀI 9 TIẾT 42

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2

(VĂN TỰ SỰ)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

- Nắm vững hơn cách làm văn tự sự kết hợp với miêu tả; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài văn này.

- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Dàn bài tham khảo, lỗi của HS trong bài viết.

2. Học sinh: Thực hiện như dặn dò ở tiết 44.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. KTKT đã học: Sự chuẩn bị bài mới.

3. ND bài mới

 

doc 26 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 946Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 42 đến tiết 49", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/10/2011
Ngày giảng: 28/10/2011
BÀI 9 TIẾT 42
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
(VĂN TỰ SỰ)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Nắm vững hơn cách làm văn tự sự kết hợp với miêu tả; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài văn này.
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Dàn bài tham khảo, lỗi của HS trong bài viết.
2. Học sinh: Thực hiện như dặn dò ở tiết 44.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. KTKT đã học: Sự chuẩn bị bài mới.
3. ND bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh
Phương pháp: Thuyết trình
Thời gian: 2’
Hoạt động 2: Tìm hiểu đề
Mục tiêu: Học sinh nắm được các ý cần tìm khi làm bài
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
Thời gian: 6’
*. GV ghi đề lên bảng.
-Yêu cầu:
HS đọc lại đề bài.
-Yêu cầu:
Em hãy nêu ý kiến của mình về nội dung, hình thức của bài văn.
GV nhận xét HS.
*. Diễn giảng:
Cần trình bày theo hình thức đoạn văn, phần thân bài nên tách đoạn văn. Về nội dung, phải làm nổi rõ đặc trưng đối tượng (Tự sự +Miêu tả + biểu cảm)
-Quan sát
-Trình bày khó khăn
-Đọc đề
-Trình bày ý kiến theo yêu cầu
1. Đề bài.
Hoạt động 2: Lập dàn bài
Mục tiêu: Học sinh nắm được bố cục bài làm thông qua việc lập dàn bài
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
Thời gian: 12’
-Yêu cầu:
Hãy xây dựng dàn ý cho bài viết.
Đáp án - biểu điểm:
I. Mở bài: 1đ
Giới thiệu thời gian, địa điêm viết thư, viết cho ai? lí do?
II. Thân bài. 7đ
- Kể lại buổi thăm trường sau 20 năm 
- Tưởng tượng đã trưởng thành nay về thăm lại trường cũ 
- Lí do thăm trường, thời gian thăm trường
- Đi với ai? Đến gặp ai?
- Quang cảnh trường như thế nào? Trường xưa như thế nào?
- Điểm khác trước của trường? Những gì gợi cho em nhiều niềm vui và nỗi buồn?
III. Kết bài: 1đ
- Lời hứa hẹn, chúc tụng mong ước gặp lại
GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm 1 dàn ý.
-Yêu cầu:
Hãy đọc trước lớp.
GV nhận xét HS.
Chú ý ghi nhận
-Chia 4 nhóm
-Thảo luận
-Đọc trước lớp
-Nhận xét
2. Dàn bài
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá
Mục tiêu: Học sinh nắm bắt được ưu, nhược điểm của bài làm
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
Thời gian: 10’
-Yêu cầu:
Hãy tự nhận xét đánh giá bài viết.
*. GV nhận xét, đánh giá bài viết của HS.
+ Ưu điểm:
-Một số HS trình bày khá đạt về hình thức (nêu tên cụ thể).
- Khoảng 1/3 HS của lớp biết và thực hiện khá tốt khi đưa yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự. Điều đó đã làm tái hiện rất rõ nét cảnh và người trong “quá khứ” và “hiện tại”.
-Lời văn biểu đạt khá gọn gàng, chính xác, sinh động (nêu tên cụ thể).
+ Khuyết điểm:
+ Khuyết điểm:
- Vẫn còn sai chính tả khá nhiều (tập trung ở những bài yếu kém).
- Vài học sinh dùng từ không chính xác.
- 1 số HS chưa chú ý quy tắc về đoạn viết, nhiều câu sai ngữ pháp.
- Khoảng 10 HS kể chỉ là liệt kê một chuỗi sự việc, thiếu yếu tố miêu tả. Nhưng lại có khoảng 7 HS đưa yếu tố miêu tả vào bài viết một cách tuỳ tiện, thiếu cân nhắc, chọn lọc.
-Tự đánh giá
-Chú ý
-Ghi nháp
-Phát hiện lỗi
3. Nhận xét đánh giá
Hoạt động 4: Chữa lỗi chung
Mục tiêu: Qua việc nhận xét học sinh có thể tự sửa lỗi
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
Thời gian: 10’
*. GV phát bài kiểm tra cho HS.
-Yêu cầu:
Hãy trao đổi hướng sửa chữa những lỗi mắc phải và thực hiện sửa chữa:
+Về hình thức: chính tả, bố cục.
+ Về nội dung: diễn đạt ý.
GV bổ sung, kết luận về cách sửa chữa (những lỗi HS thường mắc phải).
-Yêu cầu:
Hãy đọc bài trước lớp (2HS khá tốt, 1HS yếu).
GV đưa ra đáp án, biểu điểm.
-Nhận bài viết
-Trao đổi
-Sửa chữa
-Ghi nhận và sửa chữa
-Đọc bài
4. Chữa lỗi chung
+ Lỗi diễn đạt
+ lỗi dùng từ
+ Lỗi chính tả
+ Lỗi viết câu
4. Củng cố: (2’)
Gv cho HS đọc dàn bài (tham khảo thêm).
5. HD học sinh học ở nhà: (2’)
 - Lập dàn ý cho đề bài (bài văn số 1 và 2).
 - Cần sưu tầm các bài văn tham khảo.
 - Hoàn thành việc chữa lỗi cho bài viết.
 - Soạn bài mới (tiết 46/VH): Đồng chí.
V. Tự rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 26/10/2011
Ngày giảng: 28/10/2011
TIẾT 43
ĐỒNG CHÍ
	Chính Hữu 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
1. Kiến thức: 
- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
- Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: Ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm 
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.
3. Thái độ:
- Hiểu thêm và trân trọng vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ, học và làm theo.
II/ KĨ NĂNG SỐNG:
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án điện tử
2. Học sinh: Như dặn dò ở tiết 42
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. KTKT đã học: Không kiểm tra
3. ND bài mới
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh
Phương pháp: Thuyết trình
Thời gian: 2’
Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, phần lớn các tác phẩm viết về người lính cách mạng thường chủ yếu khai thác cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh mang dáng dấp tráng sĩ, trượng phu như “Đèo Cả” (Hữu Loan) “Tây Tiến” của Quang Dũng ® “Đồng chí” (Chính Hữu).
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung văn bản
Mục tiêu: Học sinh nắm bắt một số kiến thức về tác giả, tác phẩm
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, quan sát, đọc diễn cảm, thảo luận 
Thời gian: 15’
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả:
Gọi 1 HS đọc phần chú thích ngôi sao.
- Đọc chú thích ngôi sao.
- Tên thật Trần Đình Đắc, quê ở Hà Tĩnh.
? Em hãy trình bày những nét chính về tác giả Chính Hữu.
GV: Nhận xét
- Trình bày những nét chính về TG.
- Ông là người lính của Trung đoàn Thủ đô.
- Đề tài: Người lính và chiến tranh.
* Nhấn mạnh: Chính Hữu là người lính Trung đoàn Thủ đô trở thành nhà thơ quân đội. Thơ của ông hầu như chỉ viết về người lính và 2 cuộc kháng chiến tranh, đặc biệt là tình cảm cao đẹp của người lính.
- Chú ý ghi nhận.
Cho HS đọc diễn cảm bài thơ, kết hợp đọc cả chú thích còn lại.
? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 
* Chốt chuyển: Bài thơ được sáng tác sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch VB (1947). Bài thơ thể hiện những tình cảm chân thành, sâu sắc của TG với những đồng chí, đồng đội của mình.
( Giáo viên mở rộng kiến thức cho học sinh về hoàn cảnh sáng tác bài thơ)
? Bài thơ gồm mấy đoạn? Dòng thơ thứ bảy có gì đặc biệt?
* Chốt: Câu 7 khẳng định kết tinh tình cảm của những người lính. Mười dòng tiếp theo tiếp tục khơi mở trong những hình ảnh chi tiết biểu hiện cụ thể, thấm thía tình đồng chí và lớn mạnh của nó. 3 dòng thơ cuối đọng lại với ngân rung với hình ảnh đặc sắc “đầu súng trăng treo”.
? Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ đó?
- GV dành thời gian cho HS thảo luận, trình bày. GV nhận xét.
* Cơ sở tình đồng chí ® sự kết tinh ® khơi ở về biểu hiện tình đồng chí ® biểu tượng đẹp.
- Chú ý nghe GV đọc.
Đọc diễn cảm bài thơ.
- Nêu thời gian, hoàn cảnh sáng tác.
- Chú ý theo dõi ghi nhận.
Trao đổi ® trình bày.
- Nhận xét bạn.
- Trao đổi, trình bày ý từng đoạn.
Nhận xét lỗi nhau.
2. Tác phẩm: Viết 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc (1947)
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm chi tiết văn bản 
Mục tiêu: Học sinh nắm được cơ sở hình thành tình đồn chí
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, quan sát, đọc diễn cảm, thảo luận 
Thời gian: 25’
- Cho HS đọc 6 câu thơ đầu. GV chú ý giọng đọc cho HS.
? Những người lính xuất thân từ tầng lớp nào? Từ những làng quê ra sao?
- Bắt nguồn từ sự tương đồng và cảnh ngộ: chung giai cấp, làng quê nghèo khổ.
- GV nhận xét, bổ sung.
? Tình đồng chí của những người lính nảy sinh từ đâu?
- Được nảy sinh từ sự cùng nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
? Tình đồng chí được gắn bó như thế nào?
- Tình cảm được nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ gian lao, niềm vui.
- Đọc 6 câu đầu.
- Chú ý vào 2 câu thơ đầu ® trình bày.
- Nhận xét bạn.
- Trả lời: Nảy sinh từ nhiệm vụ.
- Trao đổi, trình bày, nhận xét.
II.Tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí.
- Cùng chung cảnh ngộ - Vốn là những người nông dân nghèo từ những miền quê hương “nước mặn đồng chua”..
- Cùng chung lí tưởng, cùng cung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
? Em hiểu thế nào là tri kỉ?
GV nhận xét.
? Em có nhận xét gì về câu thơ thứ 7?
- Giải thích từ tri kỉ.
- Nêu cảm nhận về câu thơ thứ 7.
- “Đồng chí” ® kết tinh cao độ của tình bạn, tình người.
* Chốt - Chuyển: Câu thơ thứ bảy vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định đồng thời như một bản lề gắn đoạn thơ đầu với 10 câu thơ tiếp theo sau là những biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí.
Giáo viên bình thêm.
- Nhận xét bạn.
- Chú ý nghe GV chốt lại.
4. Củng cố: Giáo viên cho học sinh đọc diễn cảm bài thơ
5. HDHS tự học: Học thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị cho tiết tiếp theo
V. Tự rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
........................................................................................................... ... ng dẫn HS tìm hiểu vấn đề trau dồi từ:
- Bước 1: ôn lại các hình thức trau dồi vốn từ.
- Hỏi: Chúng ta có những hình thức trau dồi vốn từ nào?.
- GV nhận xét chốt lại.
- Bước 2: Hướng dẫn HS giải thích những từ ngữ đã cho.
- Cho HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Chú ý: 	+ Có thể giải thích từng yếu tố trong từ.
	+ Ghép nghĩa có yếu tố đó lại, xử lí cho hoàn chỉnh nghĩa.
- GV dành thời gian cho HS trao đổi, ghi nháp, trình bày.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
- Bước 3: Hướng dẫn HS làm bài tập 3 mục V (SGK).
- Cho HS đọc và xác định đúng yêu cầu bài tập: Sửa lỗi dùng từ.
- Chú ý: 	+ Đọc kĩ các câu văn.
	+ Xác định từ sai.
 	+ Lỗi dư từ, hay sai nghĩa.
	+ Thay bằng từ khác (nếu dùng từ không đúng nghĩa).
- GV dành thời gian cho HS trao đổi trình bày. Nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- Nêu lại 2 hình thức trau dồi vốn từ.
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Chú ý hướng dẫn của GV.
- Trao đổi ý kiến.
- Thực hiện.
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Đọc các câu văn.
- Phát hiện từ sai.
- Tìm từ khác thay thế cho phù hợp.
- HS nhận xét lẫn nhau.
V. Trau dồi vốn từ:
1. Các hình thức trau dồi vốn từ:
- Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
- Rèn luyện để làm tăng vốn từ.
2. Tr 136 SGK:
Giải thích từ ngữ:
- Bách khoa toàn thư: Từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức các ngành.
- Bảo hộ mậu dịch: Bảo vệ sx trong nước chống lại sự cạnh tranh nước ngoài.
- Dự thảo: Thảo ra để đưa thông qua (đtừ)
- Đại sứ quán: Cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một NN ở nước ngoài. Do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu.
- Hậu duệ: Con cháu người đã chết.
- Môi sinh: Môi trường số của sinh vật.
3. Tr 136 SGK:
Sửa lỗi dùng từ.
a) Sai “béo bổ” ® sửa “béo bở”.
b) Sai “đạm bạc” ® sửa “tệ bạc”.
c) Sai “tấp nấp” ® sửa “tới tấp”.
4. Củng cố:
	- Hãy nêu 10 thuật ngữ thuộc lĩnh vực Ngữ Văn.
	- Nêu 10 từ Hán Việt và cho biết ngữ thuần Việt của từng từ đó.
5. HDHS tự học
	- ôn lại các khái niệm, kiến thức về từ ngữ (vừa học).
	- Hoàn thành các bài tập vào tập học (theo gợi ý, hướng dẫn).
Tự rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 08/11/2011
Ngày giảng: 10/11/2011
TIẾT 49
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS hiểu
1. Kiến thức: 
- Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự.
- Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng;
- Nghị luận trong khi làm văn tự sự
- Phân tich được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự
3. Thái độ: 
- Có ý thức thực hành viết văn tự sự sử dụng yếu tố nghị luận 
II. KĨ NĂNG SỐNG:
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng phân tích
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Những dấu hiệu và đặc điểm của nghị luận trong VBTS.
2. Học sinh: Thực hiện như dặn dò ở tiết 49.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. KTKT đã học: Sự chuẩn bị bài mới.
3. ND bài mới
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh
Phương pháp: Thuyết trình
Thời gian: 2’
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
Mục tiêu: Học sinh hiểu vai trò, ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 20’
- Yêu cầu lần lượt đọc kĩ 2 đoạn trích.
? Trước hết hãy cho biết nghị luận là gì?
- GV cho HS nêu định nghĩa.
- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện (chia lớp 2 nhóm, 1 nhóm/đtrích).
+ Căn cứ vào định nghĩa trên, hãy tìm và chỉ ra những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong mỗi đoạn trích.
+ Từ việc tìm hiểu 2 đoạn trích hãy trao đổi trong nhóm để hiểu nội dung và vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự, yếu tố nghị luận cho đoạn văn sâu sắc như thế nào?
* Trong đoạn trích, nhân vật nêu ra những luận điểm nào?
* Để làm rõ luận điểm đó, người nói đã đưa ra luận cứ gì và lập luận ntn?
* Các câu văn trong đoạn trích trên, thường là loại câu gì? (miêu tả, trần thuật, khẳng định, phủ định, câu ghép có cặp từ hô ứng: nếu ... thì, không những.. mà còn, càng... càng, vì thế...cho nên).
* Các từ thường lập luận được dùng ở đây là gì? (tại sao, thật vậy, trước hết, sau cùng, nói chung, tóm lại, tuy nhiên,...)
- GV dành thời gian cho HS thảo luận trình bày.
- Cho các em nhận xét lẫn nhau.
+ Diễn giải: Tất cả các đặc điểm nội dung, hình thức và cách lập luận trên đều rất phù hợp với tính cách nhân vật ông giáo, một người có học thức, hiểu biết, giàu lòng thương người, luôn suy nghĩ, trăn trở, dằn vặt về cách sống, cách nhìn người, nhìn đời,...
Với lập luận của Hoạn Thư (đoạn b) Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư là “khôn ngoan đến mực nói năng phải lời”. Và cũng chính nhờ lập luận ấy mà Hoạn Thư đã đặt vào một hình thức rất khó xử.
- Cho HS trao đổi theo nhóm với hai yêu cầu:
+ Yêu cầu 1: Nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại với các nhận xét, phán đoán, các lý lẽ nhằm thuyết phục người đọc, người nghe như thế nào?.
+ Yêu cầu 2: Trong đoạn văn NL người ta thường dùng những loại từ và câu nào? Vì sao sử dụng các loại từ vào câu như thế?
- GV chia HS tiến hành thảo luận, trình bày. Nhận xét, bổ sung cho nhau.
* Chốt: Khi NL, người viết dùng nhiều câu khẳng định, phủ định, câu có cặp quan hệ từ. Và những từ ngữ như: tại sao, thật vậy, trước hết, sao cùng, tuy thế, tuy nhiên,...
- Hỏi: Từ việc tìm hiểu trên, em hãy cho biết người viết nghị luận bằng cách nào?
- Chốt lại và cho HS đọc phần ghi nhớ.
- Lần lượt đọc 2 đoạn trích.
- Nêu khái niệm về nghị luận.
- Phân tích (4).
- Ghi nhận tất cả hướng dẫn của GV.
- Suy nghĩ.
- Phát hiện những câu văn, từ mang tính nghị luận.
- Xác định luận điểm, lập luận.
- Ghi ra những luận cứ.
- Tiến trình thảo luận, ghi chép.
- Nhận xét nội dung đã thực hiện trong lớp.
- Trình bày trước lớp.
- Nhận xét nhóm bạn.
- Chú ý lời giảng của giáo viên.
- Chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 2 yêu cầu.
- Đọc kĩ lại 2 đoạn trích.
- Tìm hiểu kĩ yêu cầu.
- Tiến hành thảo luận, trình bày.
- Chú ý nghe đúc kết của GV.
- Đúc kết, trình bày.
- HS khác đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong VB tự sự:
1. Ví dụ 
a) Đoạn trích “Lão Hạc” Nam Cao.
- Đây là những suy nghĩ nội tâm của ông giáo đối thoại với mình, thuyết phục mình rằng vợ không ác. Để đi đến kết luận ấy, ông giáo đưa ra các luận điểm và lập luận chặt chẽ.
+ Nếu ta không cố tìm hiểu họ thì ta luôn có cớ tàn nhẫn (Nêu vấn đề).
+ Vợ tôi không phải là kẻ ác, nhưng sở dĩ thị ích kỷ tàn nhẫn vì quá khổ (phát triển vấn đề).
+ Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận (kết thúc vấn đề).
- Về hình thức: Đoạn văn chứa nhiều từ, câu mang tính chất nghị luận.
b) Đoan trích “Kiều báo ân, báo oán”:
- Cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư được diễn ra dưới hình thức nghị luận.
- Lập luận của Kiều: Lời lẽ đay nghiến ® khẳng định tội lỗi của Hoạn Thư.
- Lập luận của Hoạn Thư thật xuất sắc:
+ Lấy chuyện thường trình của đàn bà.
+ Cho mình là người ơn.
+ Cái khó khi có chồng chung.
+ Nhận lỗi, nhờ lòng Kiều.
® Kiều công nhận tài của Hoạn Thư.
* Những dấu hiện và đặc điểm của nghị luận:
- Người viết nêu lên các nhận xét, phán đoán, lý lẽ thuyết phục người khác.
- Thường dùng câu khẳng định, phủ định. Câu có cặp quan hệ từ; và những từ: tạo sao, tuy thế, trước hết, sau cùng,...
- Ghi nhớ: (trang 138 SGK).
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Trên cơ sở lý thuyết, học sinh vận dụng giải quyết các bài tập cụ thể
Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thảo luận nhóm
Thời gian: 20’
* BT1:
- Đọc lại đoạn trích “Lão Hạc” mục I1.
- Trả lời các câu hỏi:
+ Lời văn trong đoạn trích là lời văn của ai?
+ Người ấy đang thuyết phục ai?
- GV yêu cầu HS liên hệ kiến thức phần TH6 ® nói trước lớp.
BT2: Đọc lại đoạn trích mục I.1b.
- Xem Hoạn Thư lập luận như thế nào?
- Hãy tóm tắt nội dung lý lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư làm sáng tỏ lời khen của nàng Kiều.
- Dựa vào phần tìm hiểu trên, đoạn trích (những lời của Hoạn Thư) ® trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Vận dụng kiến thức tìm hiểu ở trên để nói trước lớp (3HS).
- HS khác nhận xét.
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Vận dụng kiến thức tìm hiểu ở trên để nói, viết, trình bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
II. Luyện tập:
1. Thực hành nói:
Đoàn trích mục I.1a.
(Dựa vào câu hỏi và tìm hiểu bài mục I).
2. Thực hành: Nói chuyển sang viết.
Đoạn trích mục I.1b.
(Dựa vào gợi ý phần tìm hiểu bài mục I).
4. Củng cố: (2’)
Khi viết văn nghị luận trong văn bản tự sự, người viết cần chú ý những gì? (hãy nêu cụ thể).
5.HDHS tự học ở nhà: (1’)
- Học kĩ phần ghi nhớ.
- Hoàn thành 2 bài tập (trang 139 SGK).
- Soạn bài:Đoàn thuyền đánh cá (1)
	- Bếp lửa (2) 
	- Những nét chính về tác giả - tác phẩm (chú thích ngôi sao).
	- Đọc kĩ hai bài thơ, đọc chú thích còn lại.
	- Thực hiện các yêu cầu trong “Đọc - Hiểu văn bản”.
	* Chú ý tìm hiểu thật kĩ bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”:
	- Bố cục.
	- Hình ảnh con người lao động được giới thiệu miêu tả như thế nào?
	- Phân tích vẻ đẹp lao động được giới thiệu, miêu tả như thế nào?
	- Giọng điệu, âm hưởng bài thơ.
Tự rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van tuan 10.doc