Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 45, 46: Cảnh khuya - Rằm tháng giêng

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 45, 46: Cảnh khuya - Rằm tháng giêng

Tiết: 45 - 46 Ngày dạy : 12/11/2012

CẢNH KHUYA - RẰM THÁNG GIÊNG

 - Hồ Chí Minh –

* CẢNH KHUYA

A. Mức độ cần đạt

Hiểu giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.

- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Tâm hồn chiến sỹ - nghệ sỹ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.

- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.

 2. Kỹ năng

- Đọc - hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Phân tích để thấy được nghệ thuật chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

 3. Thái độ: Thấy được tấm lòng chan chứa yêu thiên nhiên và quê hương đất nước trong lòng lãnh tụ dân tộc Hồ Chí Minh.

C. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình, phân tích và cảm nhận tác phẩm

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 819Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 45, 46: Cảnh khuya - Rằm tháng giêng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12	 Ngày soạn: 08/11/2012
Tiết: 45 - 46	 Ngày dạy : 12/11/2012
CẢNH KHUYA - RẰM THÁNG GIÊNG
 - Hồ Chí Minh – 
* CẢNH KHUYA
A. Mức độ cần đạt
Hiểu giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.
- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn chiến sỹ - nghệ sỹ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
 2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Phân tích để thấy được nghệ thuật chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
 3. Thái độ: Thấy được tấm lòng chan chứa yêu thiên nhiên và quê hương đất nước trong lòng lãnh tụ dân tộc Hồ Chí Minh.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, phân tích và cảm nhận tác phẩm
 * RẰM THÁNG GIÊNG
A. Mức độ cần đạt
Hiểu giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ chữ Hán “Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu) của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.
- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn chiến sỹ - nghệ sỹ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
 2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Phân tích để thấy được nghệ thuật chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
- So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch bài thơ “Rằm tháng giêng”.
 3. Thái độ: Thấy được tấm lòng chan chứa yêu thiên nhiên và quê hương đất nước trong lòng lãnh tụ dân tộc Hồ Chí Minh.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, phân tích và cảm nhận tác phẩm
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ; P, KP...
 Lớp 7A5 vắng ; P, KP...
 2. Bài cũ: CĐọc thuộc phần phiên âm và dịch thơ bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” và nêu ý nghĩa bài thơ?
 3. Bài mới: Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là một con người có tâm hồn nghệ sĩ, dù Người từng viết Ngâm thơ ta vốn không ham. Hồi đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu Việt Bắc, dù bận trăm công nghìn việc, nhưng có khi giữa đôi phút nghỉ ngơi trong đêm khuya thanh tĩnh, nơi rừng sâu, núi thẳm tình cờ bắt gặp một cảnh đẹp, văng vẳng nghe tiếng hát, dõi theo một mảnh trăng xa, Người lại làm thơ. Hai bài thơ chữ Việt, chữ Hán chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này chính là hai trường hợp hiếm hoi như thế.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
* bài Cảnh khuya
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
CDựa vào chú thích Sgk, hãy nêu những hiểu biết của em về Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Gv giới thiệu thêm một số nét về Bác.
CHoàn cảnh ra đời của bài thơ này có gì đáng chú ý?
Gv: Tức cảnh sinh tình là một đặc điểm trong phong cách thơ Hồ Chí Minh. Trong những bài thơ mà Bác để lại, có nhiều bài được làm từ thực tế đó.
 CBài thơ này được sáng tác theo thể thơ nào? Giống với những bài thơ nào mà mình đã học?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản
 Gv yêu cầu giọng đọc: Đọc diễn cảm, chậm rãi, sâu lắng. Bài Cảnh khuya ngắt nhịp hơi khác lạ: Câu 1, ngắt nhịp 3/4. Câu 2+3 nhịp: 4/3. Câu 4 nhịp: 2/5. 
Gv đọc mẫu 1 lần, gọi Hs đọc lại.
Gv yêu cầu hs đọc bằng mắt phần Chú thích trong Sgk.
CNêu phương thức biểu đạt của bài thơ?	
-> Miêu tả và biểu cảm.
CBố cục bài thơ có thể chia làm mấy phần? Về cấu trúc nội dung theo trình tự khai, thừa, chuyển, hợp với 2 câu đầu tả cảnh, 2 câu sau thể hiện tâm trạng. ->2 phần.
* Hướng dẫn phân tích:
CBiện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở câu thơ thứ nhất? Có gì độc đáo trong trong cách tả cảnh của Bác? 
 Tả âm thanh tiếng suối róc rách, văng vẳng đâu đây khiến Người tưởng như có giọng hát ngọt ngào nào đó của ai vang vọng trong đêm trăng khuya yên tĩnh. So sánh tiếng suối với tiếng hát là lấy con người làm chủ, tiếng suối trở nên thân mật, gần gũi như con người.
CTìm trong những bài thơ đã học câu thơ hay tả tiếng suối, tiếng hát bằng biện pháp so sánh?
 Côn sơn suối chảy rì rầm
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. (Côn Sơn ca - NT)
 C Ở câu thơ thứ hai, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Gv: Nếu vẻ đẹp ở câu đầu là vẻ đẹp của âm thanh thì câu 2 là vẻ đẹp của hình ảnh. Nếu câu đầu có nhạc thì câu này có họa. Điệp từ lồng được sử dụng thật đắt làm cho câu thơ có vẻ đẹp của một bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Có dáng hình vươn cao tỏa rộng của vòm cổ thụ, trên cao lấp loáng ánh trăng, có bóng lá, bóng cây, bóng trăng in vào khóm hoa, in trên mặt đất như những bông hoa được thêu dệt. Bức tranh chỉ có hai màu sáng tối, trắng đen mà tạo nên vẻ lung linh, chập chờn, lại ấm áp, hòa hợp quấn quýt. 
Thảo luận: C Hai câu thơ cuối của bài thơ Cảnh khuya đã thể hiện những tâm trạng gì của tác giả?
Gv: Chữ chưa ngủ được lặp lại cho thấy 2 nét tâm trạng được mở ra, đồng thời bộc lộ chiều sâu nội tâm của tác giả. Ở câu 3, đó là sự rung động, say mê trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rừng Việt Bắc. Nhưng câu 4 bất ngờ mở ra chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ, thao thức chưa ngủ còn chính là lo nghĩ đến vận mệnh của đất nước. Hay chính là thức đến khuya lo việc nước mà Người bắt gặp được cảnh trăng đẹp? Điệp từ chưa ngủ đặt như thế chính là bản lề mở ra 2 tâm trạng trong cùng một con người. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất thể hiện sự hòa hợp giữa thi sĩ và người chiến sĩ trong vị lãnh tụ.
* Hướng dẫn tổng kết
CKhái quát lại nội dung và nghệ thuật của 2 bài thơ?
CNêu ý nghĩa của văn bản?
Gọi Hs đọc lại bài thơ thứ hai
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
Gv giới thiệu lại một số nét về Bác.
CCho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ này?
CBài thơ này được sáng tác theo thể thơ nào? 
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản
 Gv yêu cầu giọng đọc: Đọc diễn cảm, chậm rãi, sâu lắng. Bài Rằm tháng giêng ngắt nhịp 4/3 như lệ thường. Điều này thể hiện sự hiện đại trong phong cách thơ Hồ Chí Minh.
Gv đọc mẫu 1 lần, gọi Hs đọc lại.
Gv yêu cầu hs đọc bằng mắt phần Chú thích trong Sgk.
CNêu phương thức biểu đạt của bài thơ?	
-> Miêu tả và biểu cảm.
CBố cục bài thơ có thể chia làm mấy phần? Về cấu trúc nội dung theo trình tự khai, thừa, chuyển, hợp với 2 câu đầu tả cảnh, 2 câu sau thể hiện tâm trạng. ->2 phần
* Hướng dẫn phân tích:
CNhận xét về hình ảnh, không gian và cách miêu tả trong bài Nguyên tiêu. Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp rộng lớn bát ngát của không gian như thế nào?
 Nếu như bài Cảnh khuya là cảnh trăng rừng tuyệt đẹp thì 2 câu đầu của Rằm tháng giêng đã mở ra khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo. Nổi bật trên bầu trời ấy là vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng xuống khắp trời đất. Ở câu 2, vẽ ra một không gian trời đất bát ngát không giới hạn, con sông, mặt nước tiếp liền với bầu trời. Với 3 từ “xuân” được lặp lại đã nhấn mạnh vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân tràn ngập đất trời.
Hai câu sau cho ta biết điều gì? Gợi lên không khí gì?
Câu thơ không chỉ vẽ nên không khí mơ hồ, huyền ảo của đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc mà còn hé lộ cho người đọc nhận ra không khí thời đại, không khí hội họp, luận bàn việc quân, việc nước rất khẩn trương của TW Đảng, Chính phủ và Bác Hồ. Đây cũng không phải là cuộc du ngoạn, ngắm trăng của nhà ẩn sĩ lánh đời, mà đây chỉ là giây phút thảnh thơi ngắn ngủi của vị lãnh tụ trên đường về sau hội nghị quan trọng, lo cho dân tộc, cho đất nước. Ở đây, gợi cho chúng ta nhớ tới câu thơ cuối trong bài Phong kiều dạ bạc của Trương Kế: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Thảo luận: CHai bài thơ đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào?
 Cả 2 bài thơ đều được làm trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy khó khăn gian khổ. Bài Cảnh khuya được st ngay sau năm đầu của cuộc kháng chiến (1947) lúc vận nước đang rất khó khăn. Còn bài Nguyên tiêu được viết năm 1948, sau chiến thắng Việt Bắc rất quan trọng của quân và dân ta, khi đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Đặt trong hoàn cảnh ấy chúng ta thấy rõ sự bình tĩnh, chủ động, lạc quan của vị lãnh tụ. Phong thái toát ra từ những rung cảm tinh tế, dồi dào trước thiên nhiên. Phong thái ấy còn toát ra ở giọng thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại, vừa trẻ trung, khỏe khoắn.
* Hướng dẫn tổng kết
CKhái quát lại nội dung và nghệ thuật của 2 bài thơ?
 CNêu ý nghĩa bài thơ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện ở nhà.
 * Cảnh khuya
I. Giới thiệu chung
 1. Tác giả
Hồ Chí Minh (1890 - 1969): Sgk/141
 2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời: Được sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu Việt Bắc
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm.
2.2. Bố cục: 2 phần
2.3. Phân tích
a. Hai câu thơ đầu
* Câu khai
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.
- Nt so sánh: Lấy con người làm chủ.
-> Âm thanh thiên nhiên trở nên sống động, gần gũi và thân mật. (Thi trung hữu nhạc)
* Câu thừa
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”
- Điệp từ “lồng”.
-> Bức tranh đêm trong rừng khuya mang vẻ đẹp lung linh huyền ảo, lấp lánh sắc màu. (Thi trung hữu họa)
b. Hai câu sau: (Hai câu chuyển - hợp)
 “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
- Điệp từ “chưa ngủ”.
-> Tâm trạng của Người: Say mê thiên nhiên và nỗi lo toan việc nước. Là vẻ đẹp trong tâm hồn người chiến sĩ giàu lòng yêu nước thương dân; Là sự hòa hợp giữa người thi sỹ và chiến sỹ.
3. Tổng kết
a) NT
b) ND:
 * Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh: sự gắn bó, hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.
* RẰM THÁNG GIÊNG (Nguyên tiêu)
I. Giới thiệu chung
 1. Tác giả
Hồ Chí Minh (1890 - 1969): Sgk/141
 2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời: Được sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu Việt Bắc
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm.
2.2. Bố cục: 2 phần
2.3. Phân tích
a. Hai câu đầu
 “Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
 Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.”
- Điệp từ “xuân” + từ láy “lồng lộng” .
-> Vẽ ra không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng.
b. Hai câu sau
 “Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.”
- Dù bận việc nước nhưng tâm hồn Bác vẫn rung cảm trước ánh trăng đẹp.
- Phong thái ung dung, lạc quan của Bác toát ra từ giọng thơ hiện đại + cổ điển. 
=> Hai bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, lo lắng cho vận mệnh dân tộc và phong thái ung dung lạc quan của người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh.
3. Tổng kết
 a) NT:
 b) ND:
 * Ý nghĩa của văn bản: Rằm tháng giêng toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều gian khổ.
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm nội dung, học thuộc 2 bài thơ.
- Học 5 từ Hán Việt được sử dụng ở bài 2.
- Tập so sánh sự khác nhau về thể loại giữa nguyên tác và bản dịch bài Nguyên tiêu.
- Chuẩn bị bài: Các yếu tố tự sự, miêu tả
E. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 Tuan 12T4546.doc