Tuần 11
Tiết 51. Văn bản ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
( Huy Cận )
I. Mục tiêu cần đạt :
Sau năm 1954 , hòa bình lập lại ở Miền Bắc .Miền Bắc bước vào thời kì xây dựng CNXH . Còn MIền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Cuộc sống mới ở Miền Bắc lúc này trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả như Tố Hữu , Tế Hanh, Nguyễn Khải . Với Huy Cận , đó là thời điểm đánh giấu sự thay đổi trong sáng tác của ông. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một bài thơ tiêu biểu viết về cuộc sống mới trong những năm đầu xây dựng CNXH ở Miền Bắc.
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ : Đoàn thuyền đánh cá .
Ngày soạn : 28/10/2011 Ngày dạy : /10/ 2011 Tuần 11 Tiết 51. Văn bản ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ ( Huy Cận ) Mục tiêu cần đạt : Sau năm 1954 , hòa bình lập lại ở Miền Bắc .Miền Bắc bước vào thời kì xây dựng CNXH . Còn MIền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Cuộc sống mới ở Miền Bắc lúc này trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả như Tố Hữu , Tế Hanh, Nguyễn Khải . Với Huy Cận , đó là thời điểm đánh giấu sự thay đổi trong sáng tác của ông. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một bài thơ tiêu biểu viết về cuộc sống mới trong những năm đầu xây dựng CNXH ở Miền Bắc. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ : Đoàn thuyền đánh cá . Hoạt động của Thầy và Trò Nội Dung Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn tìm hiểu chung. GV : Hướng dẫn đọc . GV đọc mẫu 2 khổ đầu. 2 học sinh đọc. Trình chiếu : Cho học sinh nghe bài thơ được ngâm. H ? Dựa vào chú thích * Em hãy giới thiệu vài nét cơ bản về tác giả Huy Cận ? HS trả lời GV trình chiếu : Giới thiệu chân dung Huy Cận. GV mở rộng thêm sự nghiệp của tác giả .Phong cách thơ của ông trước và sau Cách mạng. H? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ? HS trả lời GV trình chiếu : Hệ thống một số chú thích về các loài cá H ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? Nêu phương thức biểu đạt và cảm hứng chủ đạo của bài thơ? HS: Trả lời . GV mở rộng : Cảm hứng chủ đạo : Kết hợp hai nguồn cảm hứng về thiên nhiên ,vũ trụ và cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng CNXH . H ? Nhận xét mạch cảm xúc của bài thơ? HS trả lời GV chốt : ( Cảm hứng trữ tình được diễn tả theo mạch thời gian : hoàng hôn – đêm trăng – bình minh , Cũng là hành trình của đoàn thuiyền đánh cá : ra khơi đánh cá lúc hoàng hôn – đánh cá trong đêm – trở về lúc bình minh lên. H ? Theo mạch cảm xúc đó , bài thơ có thể chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần? HS trả lời GV trình chiếu bố cục : Khổ 1,2 : Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Khổ 3,4,5,6 : Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng. Khổ cuối : Bình minh trên biển , đoàn thuyền đánh cá trở về. H? Đoàn thuyền đánh cá ta khơi trong thời điểm nào ? Câu thơ nào thể hiện điều đó ? HS trả lời GV trình chiếu : Hình ảnh hoàng hôn trên biển và 2 câu thơ: H ? Hai câu thơ trên có gì độc đáo ? Ở đây tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? HS trả lời H ? Em hãy hình dung và tả lại khung cảnh thiên nhiên lúc này ? HS trả lời GV chốt: Mặt trời như hòn lửa đỏ rực đang lặn dần vào lòng biển . Vũ trụ như một ngôi nhà lớn ,màn đêm xuống mau ,khép lại ánh sáng như đóng sập cánh cửa khổng lồ mà những lượn sóng là chiếc then cài. GV trình chiếu ảnh: HS quan sát ảnh và nhận xét của em về cảnh biển lúc này ? HS nhận xét : GV chốt : Sự vận động của vũ trụ , biển cả đang dần khép lại , chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi , nhưng mặc dù vậy , cảnh lúc này vẫn hiện lên một cách huy hoàng , tráng lệ. Ta thấy hoàng hôn trong thơ Huy Cận không gợi buồn mà đẹp rực rỡ , tráng lệ. H ? Hình ảnh con người trước thiên nhiên , vũ trụ ấy ? HS trả lời : GV chốt : Con người bắt đầu ra khơi , bắt dầu một ngày lao động mới . H ? Hãy tìm những từ ngữ diễn tả hình ảnh đoàn thuyền ra khơi ? Từ “lại” cho em hiểu thêm điều gì ? HS trả lời GV chốt: Công việc của người dân chài diễn ra như một nếp sống đều đặn trở thành quen thuộc , tuy vậy , cái náo nức của những lần ra khơi vẫn không vơi đi. H? Qua đó làm nổi bật một khung cảnh , khí thế như thế nào của người lao động ? HS trả lời H ? Câu thơ : “ Câu hát căng buồm cùng gió khơi” gợi cho em liên tưởng gì ? HS trả lời GV chốt: Câu thơ xuất hiện 3 sự vật khác biệt “ câu hát , cánh buồm , gió khơi” ....nhưng lại gắn kết với nhau . Người dân chài vừa chèo thuyền vừa cất cao tiếng hát . Tiếng hát vang khỏe của người lao động hòa quyện vào gió nâng cánh buồm , đẩy con thuyền ra khơi. Câu hát là niềm tin , sự phấn chấn của người lao động . Như vậy người lao động ở đây được sáng tạo với niềm cảm hứng lãng mạn , mang niềm tin , niềm vui trước cuộc sống mới ( cuộc sống ở Miền Bắc thời kì đầu tràn đầy niềm vui , lạc quan . Đó là nguồn lực to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam) H ? Nêu nội dung câu hát ? Câu hát gửi gắm ước mơ gì của người dân đánh cá ? HS trả lời H? Phân tích lời thơ để thấy rõ điều đó ? HS trả lời. GV chốt : cá -> đoàn thoi -> dệt biển . H ? Hình thức câu thơ có gì chú ý ? HS trả lời GV chốt : sử dụng dáu câu đặc biệt là dấu chấm than. H ? Với hình thức ấy cùng nội dung câu hát , em có cảm nhận như thế nào về tâm hồn của người dân chài lúc này ? HS trả lời GV chốt : Tâm hồn chan chứa niềm vui , phấn khởi , sôi nổi.Niềm vui của những con người lao động làm chủ thiên nhiên , đất nước , làm chủ cuộc đời , làm chủ công việc mà suốt đời họ gắn bó. H? Như vậy , nội dung của 2 khổ thơ đầu đã cho ta thấy rõ được cảm hứng của bài thơ ? Đó là gì ? I. Đọc – hiểu chú thích 1. Đọc. 2. Chú thích: a/ Tác giả : Cù Huy Cận ( 1919 – 2005) - Nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. - Sau CMT8 : Thơ ông tràn đầy niềm vui , tình yêu cuộc sống. b/ Tác phẩm : Ra đời giữa năm 1958 , in trong tập “ Trời mỗi ngày lại sáng” c/ Từ khó: d/ Thể thơ : Tự do - PTBĐ: Biểu cảm – miêu tả. 3. Bố cục : 3 phần II. Phân tích : 1. Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền ra khơi đánh cá: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa. Liên tưởng . nhân hóa , so sánh độc đáo , mới mẻ. Thiên nhiên : - Vũ trụ chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi yên tĩnh. - Cảnh biển hiện lên rực rỡ , huy hoàng , tráng lệ. - Con người : Bắt đầu một ngày lao động mới. - Lao động nhiệt tình , sôi nổi , hào hứng , vui , phấn khởi. - Ca ngợi sự giàu có của biển. - Mơ ước đánh bắt được nhiều cá. - Khát vọng chinh phục thiên nhiên. - Tư thế làm chủ. => Ca ngợi thiên nhiên và con người lao động mới.
Tài liệu đính kèm: