Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 55: Điệp ngữ

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 55: Điệp ngữ

Tiết: 55 Ngày dạy : 28/11/2012

ĐIỆP NGỮ

A. Mức độ cần đạt

- Hiểu thế nào là phép điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ.

- Biết cách vận dụng phép điệp ngữ vào thực tiễn nói và viết.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Khái niệm điệp ngữ.

- Các loại điệp ngữ.

- Tác dụng của điệp ngữ trong văn bản.

 2. Kỹ năng

- Nhận biết phép điệp ngữ.

- Phân tích tác dụng của điệp ngữ.

- Sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh.

 3. Thái độ: Biết cách sử dụng điệp ngữ vào thực tiễn nói và viết.

C. Phương pháp

 Vấn đáp, thuyết trình

D. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ; P , KP . .

 Lớp 7A5 vắng ; P , KP . .

 2. Bài cũ: Thành ngữ là gì? Cho một số ví dụ. Thành ngữ giữ những vai trò ngữ pháp nào trong câu?

 3. Bài mới: Trong văn chương, người ta sử dụng rất nhiều phép tu từ nghệ thuật, trong đó có phép điệp ngữ. Vậy điệp ngữ là gì? Chúng có tác dụng ra sao? Điệp ngữ có mấy dạng? Để tìm hiểu những điều đó chúng ta đi vào tiết học hôm nay.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 55: Điệp ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14	 Ngày soạn: 25/11/2012
Tiết: 55	 Ngày dạy : 28/11/2012
ĐIỆP NGỮ
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu thế nào là phép điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ.
- Biết cách vận dụng phép điệp ngữ vào thực tiễn nói và viết.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Khái niệm điệp ngữ.
- Các loại điệp ngữ.
- Tác dụng của điệp ngữ trong văn bản.
 2. Kỹ năng
- Nhận biết phép điệp ngữ.
- Phân tích tác dụng của điệp ngữ.
- Sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh.
 3. Thái độ: Biết cách sử dụng điệp ngữ vào thực tiễn nói và viết.
C. Phương pháp
	Vấn đáp, thuyết trình
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ; P, KP...
 Lớp 7A5 vắng ; P, KP...
 2. Bài cũ: CThành ngữ là gì? Cho một số ví dụ. Thành ngữ giữ những vai trò ngữ pháp nào trong câu?
 3. Bài mới: Trong văn chương, người ta sử dụng rất nhiều phép tu từ nghệ thuật, trong đó có phép điệp ngữ. Vậy điệp ngữ là gì? Chúng có tác dụng ra sao? Điệp ngữ có mấy dạng? Để tìm hiểu những điều đó chúng ta đi vào tiết học hôm nay.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
* Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ
 Gv treo bảng phụ ghi khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài Tiếng gà trưa. Gọi 1 Hs đọc.
CTrong hai khổ thơ đó, từ nào được lặp đi lặp lại? Tác dụng của việc lặp lại đó?
 CNhững từ được lặp đi lặp lại gọi là điệp ngữ. Vậy em hiểu điệp ngữ là gì?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ 1.
* Hướng dẫn tìm hiểu các dạng điệp ngữ
C Em có nhận xét gì về các từ được lặp lại trong khổ 1 và khổ 8 bài “Tiếng gà trưa”?
 Khổ 1 từ “Nghe” được lặp liên tiếp ở đầu mỗi câu thơ gọi là điệp ngữ nối tiếp.
 Khổ 2 từ “Vì” lặp cách nhau giữa các câu trong khổ thơ gọi là điệp ngữ cách quãng.
 CTương tự, xét dạng điệp ngữ ở ví dụ a/Sgk?
Các từ điệp lại liên tiếp trong 1 câu thơ. Gọi là điệp ngữ nối tiếp.
CDạng điệp ngữ ở ví dụ b là dạng điệp ngữ nào?
 Đó là điệp ngữ chuyển tiếp hay còn gọi là điệp ngữ vòng.
 CVậy điệp ngữ có mấy dạng?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ 2.
Bài tập: Xác định dạng điệp ngữ trong khổ thơ sau:
 Ở đâu nghèo đói gọi xung phong,
 Lon nước, mo cơm lội khắp đồng.
 Ở đâu tiền tuyến kêu anh đến,
 Tay súng, tay cờ lại tiến công!
 (Tố Hữu)
 Điệp ngữ là cụm từ “Ở đâu”. Đây là dạng điệp ngữ cách quãng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bt1: Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích và nêu tác dụng của chúng?
Gọi Hs đọc đoạn 1, Hs khác xác định điệp ngữ và nêu tác dụng.
Làm tương tự với đoạn 2.
Bt2: Tìm điệp ngữ và nói rõ đó là dạng điệp ngữ gì?
Gọi Hs đứng tại chỗ đọc đoạn văn và xác định.
Bt3 
Gọi Hs đọc đoạn văn, chỉ ra những từ được lặp đi lặp lại.
 CViệc lặp đi lặp lại một số từ trong đoạn có tác dụng biểu cảm hay không?
 Hoàn toàn không mà còn làm cho câu văn rườm rà, lủng củng nên không có tác dụng biểu cảm.
Gv yêu cầu Hs làm ra nháp, sau đó trao đổi với bạn cùng bàn. Hs trình bày trước lớp.
Gv nghe, nhận xét và chữa bài cho Hs.
Bt4: Hướng dẫn về nhà
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và làm bài.
I. Tìm hiểu chung
1. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ
 1.1. Phân tích ví dụ
a. Văn bản Tiếng gà trưa: Lặp lại từ “nghe” và “vì” ở khổ đầu và khổ cuối.
b. Tác dụng
+ Từ “Nghe” nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà.
+ Từ “Vì” nhấn mạnh nguyên nhân đấu tranh của người chiến sỹ.
 2.2. Ghi nhớ 1: ( Sgk/152)
2. Các dạng điệp ngữ
 2.1. Phân tích ví dụ
a. Ví dụ 1: Văn bản “Tiếng gà trưa”:
- Khổ 1: Từ “Nghe” lặp liên tiếp nhau.
-> Gọi là điệp nối tiếp.
- Khổ 8: Từ “Vì” lặp cách nhau.
-> Gọi là điệp cách quãng.
b. Ví dụ 2
Các từ in đậm lặp lại liên tiếp:
- Rất lâu, rất lâu.
- Khăn xanh, khăn xanh.	
- Thương em, thương em, thương em.
-> Gọi là điệp ngữ nối tiếp.
c. Ví dụ 3: 
 Từ in đậm ở cuối câu thơ trên lặp lại ở đầu câu thơ dưới gọi là điệp ngữ chuyển tiếp hay còn gọi là điệp ngữ vòng.
2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/152)
II. Luyện tập
Bt1: Tìm điệp ngữ và cho biết tác dụng:
a. - “Một dân tộc đã gan góc”: Nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của nhân dân ta.
 - “Dân tộc đó”: Nhấn mạnh quyền độc lập, tự chủ của dân tộc.
b. Điệp từ “Trông”: Nhấn mạnh lòng mong mỏi của người nông dân về điều kiện thuận lợi để sản xuất nông nghiệp. 
Bt2: Tìm điệp ngữ, chỉ ra dạng của điệp ngữ:
+ Xa nhau: Điệp ngữ cách quãng.
+ Một giấc mơ: Điệp ngữ vòng.
Bt3
III. Hướng dẫn về nhà
- Nắm nội dung bài học
- Viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữ.
- Nhận xét cách sử dụng điệp ngữ trong một đoạn văn đã học.
- Soạn bài mới: Một thứ quà của lúa non: Cốm.
E. Rút kinh nghiệm 
Tuần: 14	 Ngày soạn: 25/11/2012
Tiết: 56	 	 Ngày dạy : 28/11/2012
CHƠI CHỮ
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu thế nào là phép chơi chữ và tác dụng của chơi chữ.
- Nắm được các lối chơi chữ.
- Biết cách vận dụng phép chơi chữ vào thực tiễn nói và viết.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Khái niệm chơi chữ.
- Các lối chơi chữ.
- Tác dụng của phép chơi chữ.
 2. Kỹ năng
- Nhận biết phép chơi chữ.
- Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản.
 3. Thái độ: Hiểu rõ phép chơi chữ để vận dụng vào thực tiễn nói và viết.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình
III. Tiến trình hoạt động
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ; P, KP...
 Lớp 7A5 vắng ; P, KP...
 2. Bài cũ: Thế nào là điệp ngữ? Có mấy dạng điệp ngữ? Cho ví dụ?
 3. Bài mới: Trong tiếng Việt người ta sử dụng rất nhiều phép tu từ nghệ thuật, trong đó có phép chơi chữ. Vậy thế nào là chơi chữ? Chơi chữ có tác dụng gì? Có mấy dạng chơi chữ? Để trả lời những câu hỏi đó, chúng ta cùng nhau đi vào tìm hiểu tiết học hôm nay.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
* Tìm hiểu thế nào là chơi chữ và tác dụng của chơi chữ
Gv treo bảng phụ ghi bài ca dao?
 CEm có nhận xét gì về nghĩa của từ “lợi” trong bài ca dao này? -> Bà già muốn biết lấy chồng có lợi hay không? Lợi ở đây có nghĩa là thuận lợi, lợi lộc. Trong câu trả lời của thầy bói, mới nghe vế đầu “lợi thì có lợi”, ta có thể nghĩ rằng từ “lợi” ở đây được dùng đúng theo ý của bà già, và câu hỏi của bà được giải đáp theo đúng chiều hướng bà mong muốn. Nhưng đọc đến vế sau “nhưng răng không còn” ta mới thấy được cái ý đích thực của thầy bói: Bà đã quá già rồi, tính chuyện chồng con làm gì nữa. Hóa ra cái “lợi” ở đây không còn là nghĩa “thuận lợi” nữa mà chuyển sang một nghĩa khác. Đó là “lợi”, một bộ phận nằm trong khoang miệng.
 Em có nhận xét gì về câu trả lời của thầy bói ở cuối bài? -> Trả lời gián tiếp, đượm chất hài hước mà không cay độc.
 CViệc vận dụng từ “lợi” ở cuối bài là vận dụng hiện tượng gì của từ? -> Dựa trên hiện tượng đồng âm hay còn là nghệ thuật “đánh tráo ngữ nghĩa”.
 CViệc vận dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì? 
-> Gây cảm giác bất ngờ, thú vị.
 CTừ những vận dụng trên, em nào có thể cho cô biết, thế nào là chơi chữ?
Hs trả lời gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 1. Hs đọc
* Hướng dẫn tìm hiểu các lối chơi chữ
 CEm hãy chỉ rõ các lối chơi chữ trong các đoạn thơ sau đây?
Vd 1: Ranh tướng: Tướng ranh con.
 Danh tướng: Tướng tài giỏi.
-> Gần âm lời nói, có ý giễu cợt Na-va.
Nồng nặc với tiếng tăm tạo sự tương phản về ý nghĩa nhằm châm biếm, đả kích Na-va.
Vd 3: Cá đối – cối đá; Mèo cái – mái kèo
Vd 4: Sầu riêng: Chỉ một trạng thái tâm lý tiêu cực cá nhân (tính từ).
 Sầu riêng: Chỉ một loại quả (danh từ).
-> Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm.
Vui chung: Niềm vui tập thể.
Sầu riêng >< vui chung.
-> Chơi chữ bằng cách sử dụng từ trái nghĩa.
CNhư vậy, về cơ bản có mấy cách chơi chữ?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ 2. Hs đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bt1: Tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chơi chữ?
Bt2: Mỗi câu sau đây có những tiếng nào chỉ các sự vật gần gũi nhau? Cách nói như vậy có phải là chơi chữ không?
Bt4: Sử dụng thành ngữ “Khổ tận cam lai”, có nghĩa là hết khổ sẽ đến sướng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và làm bài
I. Tìm hiểu chung
1. Thế nào là chơi chữ?
1.1. Phân tích ví dụ
Lợi 1: Ích lợi, điều may mắn (tính từ)
Lợi 2: Bộ phận / phần để răng bám vào (danh từ).
-> Được dùng dựa trên hiện tượng đồng âm khác nghĩa.
=> Chơi chữ
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/164)
2. Các lối chơi chữ	
2.1. Phân tích ví dụ
Vd 1: Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp
 Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương
Ranh tướng: tướng ranh con.
Danh tướng: tướng tài giỏi.
-> Chơi chữ bằng cách dùng lối nói trại âm (gần âm).
Vd 2: Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
 Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
 -> Dùng lối nói điệp phụ âm đầu.
Vd 3: Cá đối cối đá
 Mèo cái mái kèo
 -> Chơi chữ bằng cách nói lái.
Vd 4: - Sầu riêng # vui chung
 -> Dùng từ trái nghĩa.
- Sầu riêng: Một loại quả ở Nam Bộ.
 Sầu riêng: Một trạng thái tiêu cực cá nhân.
-> Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm.
2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/165)
II. Luyện tập
Bt1: Tác giả sử dụng những từ ngữ có nghĩa gần gũi nhau, đó là các từ chỉ loài rắn: liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang.
Bt2: - Thịt, mỡ, dò, nem, chả.
 - Nứa, tre, trúc, hóp.
-> Chơi chữ bằng cách sử dụng từ gần nghĩa.
Bt4: - Cam 1: Danh từ chỉ một loại quả.
 - Cam 2: Tính từ chỉ sự vui vẻ, hạnh phúc, tốt đẹp.
-> Chơi chữ bằng cách sử dụng từ đồng âm.
III. Hướng dẫn về nhà
- Nắm nội dung bài học; học thuộc Ghi nhớ.
- Sưu tầm các câu ca dao có sử dụng lối chơi chữ và phân tích giá trị của chúng.
- Soạn bài mới: Một thứ quà của lúa non: Cốm.
E. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan7 tuan 14T5556.doc