Tiết 58: ÁNH TRĂNG
( Nguyễn Duy )
I Mức độ cần đạt :
- Hiểu, cảm nhân được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Biết được đặc điểm và những đóng góp của thơ VN vào nền VH dân tộc
1/ Kiến thức :
- Kĩ niệm về 1 thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong 1 tác phẩm thơ VN hiện đại.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
2/ Kĩ năng :
- Đọc- hiểu văn bản thơ được sáng tác sau 1975
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biẻu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận 1 văn bản trữ tình hiện đại.
- Giáo dục kĩ năng sống cho hs
II. Chuẩn bị:
- GV:
- HS:
Tiết 58: ÁNH TRĂNG ( Nguyễn Duy ) I Mức độ cần đạt : - Hiểu, cảm nhân được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ - Biết được đặc điểm và những đóng góp của thơ VN vào nền VH dân tộc 1/ Kiến thức : - Kĩ niệm về 1 thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính. - Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong 1 tác phẩm thơ VN hiện đại. - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng. 2/ Kĩ năng : - Đọc- hiểu văn bản thơ được sáng tác sau 1975 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biẻu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận 1 văn bản trữ tình hiện đại. - Giáo dục kĩ năng sống cho hs II. Chuẩn bị: - GV: - HS: III. KTBC: Đọc thuộc bài thơ “ Khúc hát ru...” và cho biết bài thơ có những nghệ thuật đặc sắc nào? - Cảm nhận của em về người mẹ Tà-ôi trong bài. IV. Tiến trình tổ chức: HĐI. Giới thiệu bài: - Mục tiêu : Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs - Phương pháp : Thuyết trình HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - Giới thiệu bài, ghi đề HĐII. Tìm hiểu chung bài thơ : - Mục tiêu : Tìm hiểu tác giả tác phẩm, đọc, tìm bố cục - Phương pháp : Vấn đáp tái hiện, trực quan - Yêu cầu hs đọc chú thích về tác giả, tác phẩm. - Nêu vài nét chính về tác giả, tác phẩm. - HD đọc, đọc mẫu, gọi hs đọc. - Cho biết bố cục bài thơ. HĐIII : Tìm hiểu văn bản - Mục tiêu : Phân tích để nắm nội dung nghệ thuật bài thơ - Phương pháp : Vấn đáp, thảo luận - Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ, kể theo trình tự thời gian. Nhân vật trữ tình trong bài là tác giả. Vậy, ở thời điểm nào trong cuộc đời anh, vầng trăng thành tri kỉ ? - Vầng trăng thành tri kỉ là vầng trăng như thế nào? - Tại sao khi đó vầng trăng thành tri kỉ? - Thuở ấy, con người có tình nghĩa với trăng. Vì sao? - Vầng trăng trong quá khứ với con người là kỉ niệm như thế nào để anh ngỡ không bao giờ quên? (Đẹp, gắn với hạnh phúc, gian lao). - Hãy đọc lại khổ 3 và cho biết sau tuổi thơ và chiến tranh là cuộc sống ở đô thị hiện đại, khi đó vầng trăng với anh như thế nào? - Thế nào là người dưng qua đường? ( Trăng vẫn là trăng, không hề thay đổi, chỉ có con người với cuộc sống thay đổi và theo đó là thái độ thay đổi. Bạn ngày xưa,nay thành người dưng- thái độ lãng quên, thờ ơ, vô tình,...) - Hãy đọc khổ 4 và cho biết tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc sống hiện tại của tác giả là gì? - “ vội”, “bật tung”, những từ diễn tả hành động như thế nào? - Hình ảnh vầng trăng tròn đột ngột hiện ra đối lập với phòng... tối om gơị cảm xúc gì trong lòng tác giả? - Tại sao tác giả “ ngửa mặt lên nhìn mặt” mà không viết “ ... nhìn trăng”? - Cảm xúc rưng rưng biểu hiện trạng thái tâm hồn như thế nào? - Cảm xúc như là đồng, là bể, là sông, là rừng cho thấy tâm hồn người đang hướng về những kỉ niệm nào? - “Trăng cứ ... vô tình” có ý nghĩa gì? - Đối diện với con người vô tình ấy “ánh trăng im phăng phắc”, hình ảnh ấy có ý nghĩa gì? - Đối mặt với ánh trăng ấy, con người bỗng giật mình. Phân tích cái giật mình của nhân vật trữ tình. ( nhận ra sự nông nổi trong cách sống của mình+ Sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải thay đổi cách sống + Nhắc nhở bản thân không phản bội quá khứ). HĐ IV : - Mục tiêu : Hệ thống hóa kiến thức đã tìm hiểu qua bài học. - Phương pháp : Khái quát hóa. - Cho biết ý nghĩa khái quát toàn bài thơ. - Nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là gì? -Lắng nghe, ghi đề. - Đọc , nêu vài nét về tác giả, tác phẩm. - Đọc chú thích. - Chú thích 1,2. - Giọng kể chậm, nhỏ nhẹ, suy ngẫm. - Đọc, nêu bố cục bài thơ. - Trả lời. - // - // - Đọc K3 - Trả lời. - // - Đọc K4. - Trả lời. - // - // - // - // - Trả lời. - TLuận - Tluận và trả lời. Nguyễn Duy- nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, từng trải qua nhiều gian khổ, chứng kiến bao hi sinh của nhân dân đồng đội trong chiến tranh, từng gắn bó cùng núi rừng tình nghĩa. Nhưng khi đã ra khỏi thời đạn bom ác liệt, được sống trong hoà bình với những tiện nghi sinh hoạt hiện đại không phải ai cũng nhớ những gian nan kỉ niệm nghĩa tình của thời đã qua. Bài thơ “Ánh trăng” chính là tiếng lòng, cảm xúc của nhà thơ I/ Tìm hiểu chung : 1/ Tác giả, tác phẩm/ SGK. - Là nhà thơ trưởng thành trong kc chống Mỹ. - Bài thơ sáng tác 1978 2/ Bố cục: - 3 khổ thơ đầu: Quan hệ giữa tác giả với vầng trăng từ hồi nhỏ qua thời đi lính. - Khổ 4: Tình huống tình cờ gặp lại vầng trăng. - Khổ 5,6: Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả. II/ Tìm hiểu văn bản : 1/ Vầng trăng trong quá khứ, - Hồi nhỏ- với đồng, sông, bể: Kỉ niệm trong sáng. - Hồi chiến tranh- ở rừng: Kỉ niệm những ngày chiến tranh gắn liền với vầng trăng. - Vầng trăng-tri kỉ: Gắn bó thân thiết, yêu quí nhau. -> Cuộc sống giản dị, hoà hợp với thiên nhiên trong lành. 2/Vầng trăng trong hiện tại : Hồi về thành phố- ánh điện cửa gương vầng trăng- người dưng qua đường -> Xa lạ, hờ hững. 3/ Cảm xúc của nhà thơ : - Thình lình- điện tắt ( Tình huống) phòng.. tối om - Vội bật tung cửa: Khẩn trương tìm nguồn sáng - Ngửa mặt... nhìn mặt rưng rưng - Như là đồng là bể, là sông, là rừng: Gợi nhớ kỉ niệm, quá khứ tốt đẹp. - Trăng cứ tròn vành vạnh ( tượng trưng)-> Quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên không phai mờ, độ lượng, bao dung. - Ánh trăng im phăng phắc: Nghiêm khắc nhắc nhở con người. - ... giật mình: lương tâm biết suy nghĩ. III/ Tổng kết: - Lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao. - Nhắc nhở thái độ sống: “Uống nước nhớ nguồn” HĐV. Luyện tập: - Đọc lại bài thơ. - Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình, em hãy diễn tả lại dòng cảm nghĩ khi đối mặt với vầng trăng. ( Nếu không đủ thời gian, cho BT về nhà). V. Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ. - Soạn bài: “Làng”. Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu nhân vật ông Hai, chú ý diễn biến tâm trạng.
Tài liệu đính kèm: