Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 59, 90: Ánh trăng

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 59, 90: Ánh trăng

ÁNH TRĂNG

 Nguyễn Duy

A. MỤC TIÊU: Giỳp học sinh:

 1. Kiến thức: Hiểu được kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính. Hiểu được ý nghĩa của hỡnh ảnh vầng trăng, từ đó hiểu đựợc cảm xúc của nhà thơ về vấn đề tư tưởng lẽ sống. Hiểu được sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ VN hiện đại. Thấy được ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.

 2. Kĩ năng: Đọc, hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975. Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại

 3. Giáo dục: GD tình cảm ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ, thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Nội dung bài. Ảnh chân dung tác giả, máy tính.

2. Học sinh: Học sinh soạn bài mới.

C. PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, thuyết trình, động não, nêu và giải quyết vấn đề.

2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, động não, hỏi và trả lời, trình bày 1 phút.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 59, 90: Ánh trăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
Tiết 59 + 60 - Văn bản 
ánh trăng
 Nguyễn Duy 
A. Mục tiêu: Giỳp học sinh:
 1. Kiến thức: Hiểu được kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính. Hiểu được ý nghĩa của hỡnh ảnh vầng trăng, từ đú hiểu đựợc cảm xỳc của nhà thơ về vấn đề tư tưởng lẽ sống. Hiểu được sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ VN hiện đại. Thấy được ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
 2. Kĩ năng: Đọc, hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975. Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại 
 3. Giáo dục: GD tình cảm ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ, thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Nội dung bài. ảnh chân dung tác giả, máy tính...
2. Học sinh: Học sinh soạn bài mới.
C. Phương pháp - Kĩ thuật dạy học
1. Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, thuyết trình, động não, nêu và giải quyết vấn đề. 
2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, động não, hỏi và trả lời, trình bày 1 phút.
D. Tiến trình bài dạy
1. ổn định.
2. Kiểm tra. 
 Câu 1. Đọc thuộc lũng một đoạn trong bài thơ “Khỳc hỏt ru những em bộ lớn trờn lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm? Đoạn thơ đó miêu tả hình ảnh bà mẹ khi đang làm gì? Bà mẹ có ước mơ gì?
* Gợi ý: Mẹ đang địu con, giã gạo -> Mơ hạt gạo trắng ngần, mơ con lớn, khỏe mạnh
Câu 2: Trong bài thơ, cú hai dũng thơ: 
Mặt trời của bắp thỡ nằm trờn đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trờn lưng.
Hỡnh ảnh “mặt trời” trong dũng thơ nào tỏc giả đó sử dụng phộp chuyển nghĩa? Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ hay hoỏn dụ? 
3. Bài mới
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Giáo viên đưa ra một số đoạn thơ, trong một số bài thơ của Nguyễn Duy và nêu vấn đề cho học sinh tìm hiểu:
Đoạn 1: 
Rơm vàng bọc tụi như kộn bọc tằm Hạt gạo nuụi hết thảy chỳng ta no
Tụi thao thức trong hương mật ong của ruộng Riờng cỏi ấm nồng nàn như lửa
Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm Cỏi mộc mạc lờn hương của lỳa
Của những cọng rơm xơ xỏc gầy gũ Đõu dễ chia cho tất cả mọi người
Đoạn 2:
 Yờu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh khụng đứng khuất mỡnh búng rõm
 Bóo bựng, thõn bọc lấy thõn
Tay ụm, tay nớu tre gần nhau thờm. 
 Thương nhau tre chẳng ở riờng
Luỹ thành từ đú mà nờn hỡi người.
Đây là hai đoạn thơ trong hai bài thơ của cùng một nhà thơ? Đó là nhà thơ nào?
(Là nhà thơ Nguyễn Duy).
Đây là một nhà thơ quân đội, thơ ông viết về nhiều đề tài: Như về con người Việt Nam mộc mạc, giản dị, về cảnh vật, về tình yêu quê hương đất nước. Nội dung các bài thơ thường ẩn chứa những triết lí sâu sa. Bài thơ ánh trăng cũng là một bài thơ như vậy: Từ đề tài quen thuộc của thơ ca - ánh trăng, nhà thơ muốn gửi gắm vào đó một nội dung tư tưởng mang tính triết lí. Chúng ta cùng tiếp cận bài thơ để hiểu điều đó.
Hoạt động dạy - học
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 2 : Giới thiệu chung
- Quan sát chân dung nhà thơ:
- Dựa vào phần chú thích, hãy nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Nguyễn Duy? 
- GV bổ sung thêm:
 Quan sát một số tập thơ của Nguyễn Duy. 
- Nêu một số tác phẩm tiểu biểu?
Đọc Thơ Nguyễn Duy có một vẻ đẹp không có gì so sánh được. Quen thuộc mà không nhàm chán, chất thơ Nguyễn Duy chính là cái hiện thực, một cái gì rất Việt Nam - Phong cách thơ độc đáo, nhất là ở thể thơ lục bát (có nhiều sáng tạo, uyển chuyển, mượt mà). - Được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1972-1973.
- Dựa vào chú thích và hiểu biết của mình, em nêu vài nét về tác phẩm: Xuất xứ, Thể thơ, phương thức biểu cảm, nội dung chính của bài theo? 
=> Tập thơ ánh trăng, tập thơ được tặng giải A của Hội nhà văn VN-1984. Bài thơ được viết tại thành phố HCM, năm 1978, (3 năm sau giải phóng thành phố HCM - miền Nam - thống nhất đất nước) 
- Bài thơ mang dáng dấp như một câu chuyện, men theo đó bộc lộ cảm xúc - Những chữ đầu dòng không viết hoa nhằm tạo sự liền mạch về ý tưởng và hình ảnh trong từng khổ thơ cũng như trong cả bài.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu bài thơ: Bài thơ có cấu trúc như một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Nhà thơ kể câu chuyện về mối quan hệ giữa mình với vầng trăng: Hồi nhỏ, hồi chiến tranh và từ hồi về thành phố. Vậy mỗi phần của bài thơ cần có giọng đọc phù hợp:
(Đưa ra bài thơ và miêu tả cách đọc từng phần)
- Giáo viên - Học sinh đọc: 
- Với cách trình bày rất đặc biệt: Chỉ chữ đầu khổ thơ viết hoa, các chữ đầu câu khác viết bình thường khiến ta hình dung cả bài thơ như một vệt ánh trăng có đầu đậm nhạt, cách trình bày này đã như một ngụ ý của nhà thơ.
- Giáo viên cho sinh quan sát bài thơ và nêu một số từ ngữ và yêu cầu học sinh nêu nghĩa:
- Nghĩa của những từ này được giải thích bằng cách nào? –> Dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa, hoặc trái nghĩa hay nêu khái niệm mà từ biểu thị?
-GV chuyển ý : Bài thơ có cấu trúc như một câu chuyện nhỏ được kể theo một trình tự. Dựa vào đó em hãy biết khổ thơ nào nêu nên tình huống câu chuyện? Khổ 4. 
- Đó chính là bước ngoặt của bài thơ - Việc mất điện, việc ánh trăng đột ngột xuất hiện chính là sự việc bất thường. Đây là cái cớ, cái lí do để nhà thơ bộ lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề bài thơ. Cách cấu trúc này được Tố Hữu sử dụng khi viết bài Lượm: Tin Lượm hi sinh đã khiến tác giả đau xót và nhà tthơ đã trào dâng cảm xúc viết bài thơ Lượm.
- Căn cứ vào đó tìm bố cục bài thơ? Nội dung chính của từng phần? Em có nhận xét gì về trình tự bố cục của bài thơ?
- Trong tiết học thứ nhất, hướng dẫn học sinh phân tích phần đầu bài thơ:
- Đọc diễn cảm hai khổ thơ đầu.
- Trong hai khổ thơ đầu, hãy cho biết cho biết vầng trăng có mối quan hệ với con người ở những thời điểm nào?
- 
Em có nhận xét gì về lời thơ, cách diễn đạt trong khổ thơ?
GV binh: 
Như một lời tâm sự tác giả đã kể về kỉ niệm cùng với vầng trăng hồi nhỏ và hồi chiến tranh:.
- Võ̀ng trăng tuụ̉i thơ trải rụ̣ng trong mụ̣t khụng gian bao l, thời gian vô tận. Mụ̣t tuụ̉i thơ sụ́ng gõ̀n gũi chan hòa cùng thiờn nhiờn. Dứoi trăng ta thỏa thuê chơi những trò chơ đùa tuổi thơ.
- Những năm tháng ác liợ̀t, gian lao, thiờ́u thụ́n, khắc nghiợ̀t...chính ánh trăng đã giúp người lính có được những tình cảm cao đẹp, tình đụ̀ng chí, đụ̀ng đụ̣i thủy chung, tình nghĩa thắm thiờ́t... Thời khắc đó người lính sụ́ng gõ̀n gũi với thiờn nhiờn, chan hòa cùng thiờn nhiờn, nhṍt là ánh trăng
- Trăng được miêu tả trong hai khổ thơ là trang như thế nào?
- Tác giả đã dùng nghệ thuật nào để tả trăng, tác dụng của phép tu từ đó?
- Dứoi vầng trăng đó, cuộc sống của con ngừoi hiện ra như thế nào? 
- Em có nhận xét gì về cách dùng từ: Trần trụi, hồn nhiên của tác giả?
- Với cách dùng từ của tác giả, em có cảm nhận gì về cuộc sống của con người dưới trăng?
Giaó viên nêu câu hỏi cho học sinh trao đổi:
- Tại sao con người thời thơ ṍu và thời chiờ́n tranh ở rừng lại là tri kỉ, có nghĩa tình với trăng như vọ̃y?
-> GV: Vì khi đó con người sụ́ng giản dị, thanh cao và chõn thọ̃t, hồn nhiên trong sự hòa hợp với thiờn nhiờn trong lành: Sống với đồng, với sông, với bể, trần trụi với thiên nhiên, hồn nhiên như cây cỏ.
Giáo viên bình thêm về trăng: 
- Trăng chiếu sáng, lan tỏa làm sáng bừng cả tuổi thơ. Trăng giúp cho tõm hụ̀n người lính ṍm áp hơn trong những năm tháng chiờ́n tranh ác liợ̀t đõ̀y hi sinh gian khụ̉. 
 Trăng là người bạn tri kỉ, nghĩa tình. Nhà thơ Chính Hữu từng ca ngợi sự gắn bó của trăng với người lính: “Đõ̀u súng trăng treo”
 Và còn cùng hành quõn với người lính 
“Soi sáng đường chiờ́n sĩ giữa đèo mõy”
 Trăng còn ru người lính, canh gác giṍc ngủ cho họ 
“Gụ́i khuya ngon giṍc bờn song trăng nhòm” 
 Trăng đã gắn bó với tác giả cả tuổi thơ. Trăng gắn với đồng ruộng, dòng sông, biển cả, dù ở nơi đâu trăng cũng bên cạnh. Nhưng phải đến khi ở rừng, tức là lúc tg sống ở vùng rừng núi thời kháng chiến xa quê hương, xa gia đình thì vầng trăng mới thành tri kỉ, gần gũi đến trần trụi, hồn nhiên, vô tư đến độ như cây cỏ không có khoảng cách, không có không gian, thời gian giữa họ......... Trăng - Người lính thành đôi bạn tri kỉ cùng chia sẻ ngọt bùi lúc hân hoan thắng trận.
- GV nêu câu hỏi khái quát ndung 2 khổ thơ:
- Từ kể, cùng cách dùng các phép tu từ, các từ ngữ có tính biểu cảm của nhà thơ, em có cảm nhận như thế nào về hình ảnh vầng trăng trong quá khứ?
Thảo luận nhóm:
- Qua 1 số bài thơ viết về người lính em đã được học, đọc thêm hãy nêu cảm nhận về cuộc sống của người lính ở rừng (điều kiện vật chất, tinh thần) Liên hệ bài Đồng chí:
- Những năm tháng ác liệt, gian lao, thiếu thốn, khắc nghiệt,... của những người chiến sĩ trong rừng sâu.
- Trong những năm tháng ấy những người lính nảy nở một tình cảm đẹp: tình đồng chí, đồng đội thủy chung, tình nghĩa thắm thiết,...
- Thời gian đó những người lính sống gẫn gũi với thiên nhiên, chan hòa cùng với thiên nhiên, nhất là vầng trăng, Nguyễn Duy cũng thế.
- Nhớ tới hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu, người cùng thời với Nguyễn Duy.
* Giỏo viờn cho học làm bài tập củng cố:
- Đọc diễn cảm - Đọc cảm thụ:
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả 
- Nguyễn Duy - Nguyễn Duy Nhuệ Nhuệ. Sinh năm 1948, quê ở Thanh Hoá
 - Là nhà thơ chiến sĩ, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Sáng tác chủ yếu viết về người lính, về tình cảm với quá khứ của dân tộc. Thơ ông giàu cảm xúc, đậm chất suy tưởng.
- Tác phẩm chính:
 + Tập thơ: Đãi cát tìm vàng, Cát trắng, ánh trăng...
 + Bài thơ: Hơi ấm ổ rơm, Tre Việt Nam...
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Viết năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh, in trong tập “ánh trăng”. 
- Thể thơ: Thơ 5 chữ phù hợp với giọng điệu tự sự, giọng thơ tha thiết như lời tự sự chân thành.
- Phương thức: Kết hợp tự sự + trữ tình 
- Nội dung: Qua hình ảnh trăng, nhắc nhở về quá khứ bình dị, thủy chung và gợi nhắc đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”
II. Đọc - Hiểu văn bản 
1. Đọc. 
- Phần đầu: Giọng kể, nhịp thơ bình thường.
- Phần giữa: Giọng cất cao, ngỡ ngàng.
- Phần cuối: Giọng suy tư, tha thiết và trầm lắng.
2. Chú thích.
- Buyn-đinh: tũa nhà cao, nhiều tầng, hiện đại (K/n mà từ biểu thị)
- Người dưng: người xa lạ, khụng quen biết (từ đồng nghia, gần nghĩa)
- Tri kỉ: (trăng và người) đụi bạn thõn thiết.
- Trần trụi, hồn nhiên, tình nghĩa...
3. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: 2 khổ đầu: Vầng trăng trong quá khứ
- Phần 2: 3 khổ tiếp: Vầng trăng trong hiện tại
- Phần 3: Khổ cuối: Vầng trăng trong suy tưởng.
’ Bố cục theo trình tự thời gian như một câu chuyện nhỏ.
3. Phân tích
a. Vầng trăng trong quá khứ.
- Hồi nhỏ sống với đồng
 với sông, rồi với bể
 hồi chiến tranh ở rừng
-> Dùng lời kể (hồi tưởng), điệp từ: Nhấn mạnh, thể hiện mối quan hệ gần gũi, gắn bó, thân thiết với thiên nhiên trong thời gian, không gia vô cùng.
- Trăng tri kỉ; trăng nghĩa tình => Nhân hóa, trăng đẹp, gần gũi, gắn bó, có nghĩa tình với con
- Hồn nhiên, trần trụi -> Dùng từ có tính biểu, gợi cảm xúc, cảm giác, hình ảnh, con người có cuộc sống bình dị, hồn nhiên gần với thiên nhiên, không cách biệt.
* Giọng thơ tâm tình với các điệp từ, phộp nhân hoá, từ ngữ có tính biểu cảm, hình ảnh vầng trăng đẹp, tri kỉ, nghĩa tình, gắn bó hồn nhiên với con người.
4/ Củng cố.
- Đọc diễn cảm lại bài bài thơ: Cảm nghĩ của em về hình ảnh vầng trăng trong quá khứ.
5/ hướng dẫn Về NHà.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong “ánh trăng”, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn. 3. Chuẩn bị bài “ánh trăng” tiết 2.
***************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docANH TRANG -T.59 ..doc