CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực.
- Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức: Các yếu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực.
2. Kỹ năng
- Sử dụng từ đúng chuẩn mực.
- Nhận biết được các từ được sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ đúng chuẩn mực.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình
Tuần: 15 Ngày soạn: 02/12/2012 Tiết: 59 Ngày dạy : 05/12/2012 CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ A. Mức độ cần đạt - Hiểu các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực. - Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức: Các yếu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực. 2. Kỹ năng - Sử dụng từ đúng chuẩn mực. - Nhận biết được các từ được sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ đúng chuẩn mực. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ; P, KP... Lớp 7A5 vắng ; P, KP... 2. Bài cũ: CThế nào là chơi chữ? Em hãy trình bày sự hiểu biết của mình về các lối chơi chữ? Cho một ví dụ để minh họa. 3. Bài mới: Tiếng Việt vốn phong phú và đa dạng nên việc sử dụng nó không dễ dàng chút nào. Muốn sử dụng đúng mục đích giao tiếp chúng ta phải sử dụng đúng chuẩn mựa. Vậy, sử dụng từ đúng chuẩn mực là thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Tìm hiểu chung * Hướng dẫn sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả Gv gọi Hs đọc ví dụ phần I / Sgk CCác từ in đậm trong các câu sai âm, sai chính tả như thế nào? Hãy sửa lại cho đúng? Hoặc là chúng ta thường mắc các lỗi như cây tre viết thành cây che. Giữ gìn lại viết là giữ dìn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sai âm và sai chính tả? Do phát âm sai dẫn đến sai chính tả, hoặc viết sai chính tả do nhiều nguyên nhân: ảnh hưởng tiếng địa phương, không phân biệt: n/l, x/s hoặc không phân biệt thanh hỏi, ngã. * Hướng dẫn sử dụng từ đúng nghĩa Gọi Hs đọc phần II / Sgk. CCác từ in đậm trong các câu dùng sai nghĩa như thế nào? Giải thích. Em hãy dùng từ khác để sửa lại cho đúng? + Sáng sủa: Nói về khuôn mặt, màu sắc, sự vật. + Cao cả: Bằng việc làm, hoạt động tốt được mọi người tôn trọng. + Biết: Hiểu biết. CNguyên nhân nào dẫn đến dùng từ ngữ sai nghĩa? -> Do không nắm vững khái niệm của từ. Không phân biệt được các từ đồng nghĩa, gần âm. CDo đó muốn dùng đúng nghĩa ta cần căn cứ vào yếu tố nào? -> Căn cứ vào câu cụ thể, vào ngữ cảnh để tìm từ ngữ thích hợp. * Hướng dẫn sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ Gọi học sinh đọc phần III / Sgk CCác từ in đậm trong các câu sai thế nào? Tìm các từ thích hợp để thay thế các từ đó? Hào quang là danh từ, không thể sử dụng làm vị ngữ như tính từ. Thảm hại là tính từ không thể dùng như danh từ. Nói giả tạo phồn vinh là trái với quy tắc trật tự từ tiếng Việt. * Hướng dẫn sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách Gọi Hs đọc ví dụ ở mục IV / Sgk C “Lãnh đạo” có phù hợp trong câu này hay không? -> Từ “lãnh đạo” mang sắc thái trân trọng, dùng trong câu trên là không phù hợp khi nói về quân giặc đi xâm lược. CVậy ta nên thay từ gì? -> Thay từ cầm đầu. Do đó, khi sử dụng từ ta nên sử dụng đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách * Hướng dẫn tìm hiểu về yêu cầu không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt Khi nói hoặc khi viết, chúng ta không nên lạm dụng từ địa phương, vì như thế sẽ gây khó hiểu cho người ở vùng khác. Trường hợp từ Hán Việt cũng thế, nếu lạm dụng thì sẽ làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng và không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Gv đưa ra một số ví dụ cụ thể làm dẫn chứng CVậy khi sử dụng từ chúng ta phải lưu ý những điều gì? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ, Hs đọc. Hoạt động 2: Hướng dẫn về nhà Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học và làm bài. I. Tìm hiểu chung 1. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả Câu 1: Thay “dùi” = “vùi” Câu 2: Thay “Tập tẹ” = “bập bẹ” Câu 3: Thay “Khoảng khắc” = “ khoảnh khắc” 2. Sử dụng từ đúng nghĩa Câu 1: Thay “sáng sủa” = “văn minh, tiến bộ” Câu 2: Thay “cao cả” = “quý báu, sâu sắc”. Câu 3: Thay “biết”= “có”. 3. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ Câu 1: Thay “hào quang” = “hoàng nhoáng, đẹp”. Câu 2: Đổi thành “Chị ăn mặc thật giản dị.” Câu 3: Thay “thảm hại” = “tổn thất”. hoặc bỏ “với nhiều” thay = “rất”. Câu 4: Thay “giả tạo phồn vinh” = “phồn vinh giả tạo”. 4. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách Câu 1: Thay “lãnh đạo” = “cầm đầu”. Câu 2: Thay “chú hổ” = “con hổ” / “nó”. 5. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt * Ghi nhớ Sgk/167 II. Hướng dẫn về nhà - Lấy các ví dụ về các lỗi sai thường gặp và tự chữa. - Soạn bài mới: Ôn tập tiếng Việt. E. Rút kinh nghiệm Tuần: 15 Ngày soạn: 02/12/2012 Tiết: 60 Ngày dạy : 05/12/2012 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT –HD LÀM BÀI KT TIẾNG VIỆT A. Mức độ cần đạt Hệ thống hóa kiến thức tiếng Việt đã học ở kỳ I. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Cấu tạo từ (từ ghép, từ láy). - Từ loại (đại từ, quan hệ từ) - Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ. - Từ Hán Việt. - Các phép tu từ. 2. Kỹ năng - Giải nghĩa một số yếu tố Hán Việt đã học. - Tìm thành ngữ theo yêu cầu. 3. Thái độ: Có ý thức ôn tập phần tiếng Việt đã học ở học kỳ I. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, hệ thống hóa kiến thức D. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ; P, KP... Lớp 7A5 vắng ; P, KP... 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs. 3. Bài mới: Để hệ thống hóa những kiến thức đã học về các tác phẩm trữ tình và phần tiếng Việt đã học, chúng ta sẽ tiến hành thực hiện qua 3 tiết. Điều đó sẽ giúp các em làm bài kiểm tra học kỳ I tốt hơn. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập cấu tạo từ * Hướng dẫn ôn tập cấu tạo từ Gv yêu cầu Hs vẽ sơ đồ từ loại vào vở, nhắc lại các khái niệm: Từ ghép, từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập; Từ láy, từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận: Láy phụ âm đầu, láy phần vần. Với mỗi loại lấy ví dụ minh họa. * Hướng dẫn ôn tập phần Đại từ Yêu cầu hs vẽ sơ đồ Đại từ vào vở, nhắc lại khái niệm đại từ, khái niệm các loại đại từ: đại từ để trỏ, đại từ để hỏi, lấy ví dụ các loại nhỏ của đại từ để trỏ và đại từ để hỏi. * Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt. Bạch: trắng Nhật: ngày, mặt trời Bán: một nửa Quốc: nước Cô: lẻ loi, một mình Tam: ba Cư: ở Tâm: tấm, tấm lòng Cửu: chín Thảo: cỏ Dạ: đêm Thiên: nghìn, trời Đại: lớn Thiết: sắt Điền: ruộng Thiếu: trẻ Hà: sông Thôn: làng Hậu: sau Thư: sách Hồi: về Tiền: trước Hữu: có Tiểu: nhỏ Lực: sức mạnh Tiếu: cười Mộc: cây Vấn: hỏi Nguyệt: trăng Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập các loại từ đã học C Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có mấy loại? Tại sao có hiện tượng từ đồng nghĩa? -> Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. Từ đồng nghĩa có 2 loại: Từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái ý nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái ý nghĩa khác nhau). CThế nào là từ trái nghĩa? -> Là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. CThế nào là từ đồng âm? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Cho ví dụ. -> Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Chẳng hạn: Lợi 1 và lợi 2, 3 trong bài ca dao “Bà già đi chợ Cầu Đông” là những từ đồng âm dị nghĩa; từ chân trong bàn chân, chân bàn, chân ghế, chân núi, chân trời... là từ nhiều nghĩa. CThế nào là thành ngữ? Thành ngữ có thể giữ những chức vụ gì trong câu? -> Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ. CTìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán Việt sau? CHãy thay thế những từ ngữ in đậm trong các câu sau đây bằng những thành ngữ có ý nghĩa tương đương? Đồng ruộng mênh mông và vắng lặng Phải cố gắng đến cùng Cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái Giàu có, nhiều tiền bạc, trong nhà không thiếu thứ gì C Thế nào là điệp ngữ? Có mấy dạng điệp ngữ? Cho ví dụ? -> Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. Thương em, thương em, thương em biết mấy => Điệp ngữ nối tiếp. C Thế nào là chơi chữ? Cho vd? Bí mật – bật mí; Thầy giáo – tháo giầy -> Nói lái “Mênh mông muôn mẫu một màu mưa, Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.” -> Điệp âm: điệp phụ âm “m”. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và làm bài I. Cấu tạo từ Hs kẻ sơ đồ từ loại vào vở - lấy ví dụ. II. Đại từ Hs vẽ sơ đồ vào vở - lấy ví dụ. III. Từ Hán Việt 1. Khái niệm 2. Phân loại: 2 loại a. Từ ghép đẳng lập b. Từ ghép chính phụ - Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau - Yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước c. Tác dụng của từ Hán Việt d. Cách sử dụng từ Hán Việt IV. Quan hệ từ 1. Khái niệm 2. Cách sử dụng quan hệ từ * Bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng Từ loại Ý nghĩa và chức năng Danh từ, động từ, tính từ Quan hệ từ Ý nghĩa Biểu thị người, sự vật, hoạt động, tính chất. Biểu thị ý nghĩa quan hệ. Chức năng Có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu. Liên kết các thành phần của cụm từ, của câu. V. Các loại từ đã học 1. Từ đồng nghĩa a. Khái niệm: Là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau b. Phân loại: Có hai loại từ đồng nghĩa: - Từ đồng nghĩa hoàn hoàn. - Từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 2. Từ trái nghĩa a. Khái niệm: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau. b. Tìm các yếu tố đồng nghĩa và trái nghĩa: - Bé = to, lớn; bé >< nhỏ - Thắng = đạt; thắng >< thua - Chăm chỉ = siêng năng, cần cù. Chăm chỉ >< lười biếng 3. Từ đồng âm - Từ đồng âm là những từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng khác xa nhau về nghĩa. - Từ đồng âm khác với từ nhiều nghĩa. 4. Thành ngữ - Là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Bách chiến bách thắng = Trăm trận trăm thắng Bán tín bán nghi = Nửa tin nửa ngờ. Kim chi ngọc diệp = Cành vàng lá ngọc. Khẩu phật tâm xà = Miệng nam mô bụng một bồ dao găm. => Đồng không mông quạnh. => Còn nước còn tát. => Mũi dại lái chịu đòn. => Tiền rừng bạc bể; giàu nứt đố đổ vách. 5. Điệp ngữ a. Khái niệm: Điệp ngữ tức là lặp lại từ ngữ. b. Phân loại: Có 3 dạng điệp ngữ: Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) 6. Chơi chữ Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn, thú vị. VI. Hướng dẫn tự học - Viết đoạn cảm nhận về một bài, một đoạn hay một câu... trong một văn bản tác phẩm trữ tình mà em thích nhất. - Chọn một trong các văn bản đã học, xác định trong văn bản đó: từ ghép, từ láy, từ Hán Việt, đại từ, quan hệ từ. - Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ trong văn bản cụ thể. E. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: