KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 1 TIẾT
I. MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng phần tiếng Việt trong chương trình học kì I, môn Ngữ Văn lớp 7, vận dụng kiến thức đã học vào viết một đoạn văn.
II .HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức: Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra : Cho học sinh làm bài phần TNKQ và tự luận trong 45 phút
Tuần: 16 Ngày soạn: 08/12/2012 Tiết: 62 Ngày dạy : 10/12/2012 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 1 TIẾT I. MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng phần tiếng Việt trong chương trình học kì I, môn Ngữ Văn lớp 7, vận dụng kiến thức đã học vào viết một đoạn văn. II .HÌNH THỨC KIỂM TRA Hình thức: Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận. Cách tổ chức kiểm tra : Cho học sinh làm bài phần TNKQ và tự luận trong 45 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1: Cấu tạo từ Nhận biết từ láy Số câu: 1 0.5 điểm=5% Số câu: 1 Số điểm:0.5 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Chủ đề: 2 Từ Hán Việt Hiểu cách sử dụng từ Hán Việt Số câu:1 0.5 điểm= 5% Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Chủ đề 3: Các loại từ Nhận biết từ trái nghĩa - Hiểu nghĩa của thành ngữ - Hiểu quan hệ từ Viết đoạn văn nói về tình cảm gia đình có sử dụng từ trái nghĩa Số câu:4 6,5 điểm= 65% Số câu: 4 Số điểm: 6.5 Tỉ lệ: 65% Số câu: 1 Số điểm:0.5 Số câu: 2 Số điểm 1.0 Số câu:1 Số điểm: 5.0 Chủ đề 4 Các phép tu từ Nhận biết lối chơi chữ - Nêu khái niệm chơi chữ. - Giải thích được lối chơi chữ trong ví dụ. Số câu:2 2.5 điểm= 25% Số câu: 2 Số điểm:2,5 Tỉ lệ: 25% Số câu: 1 Số điểm:0.5 Số câu: 1 Số điểm 2.0 Số câu: 8 Số điểm: 10.0 Tỉ lệ: 100% Số câu: 3 Số điểm:1.5 Số câu: 3 Số điểm1.5 Số câu: 1 Số điểm 2.0 Số câu:1 Số điểm: 5.0 Số câu: 8 Số điểm: 10.0 Tỉ lệ: 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA : A.TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng: Câu 1: Dòng nào sau đây chỉ toàn các từ láy toàn bộ ? A. Xinh xinh, trăng trắng, rung rung, nhè nhẹ. B. Lênh khênh, nhỏ nhắn, ngoan ngoãn, lóng lánh. C. Lom khom, chập chờn, lơ lửng, rập rờn. D. Duyên dáng, mênh mông, bát ngát, mỏng mảnh. Câu 2: Từ nào thích hợp thay thế cho từ gạch chân trong câu sau đây ? “Nhà vua đã từ trần rồi.” A. Chết B. Băng hà C. Viên tịch D.Tạ thế Câu 3: Câu sau mắc lỗi sai gì về quan hệ từ? “Vì nhà em ở rất xa trường nhưng em vẫn luôn đi học đúng giờ.” A. Thiếu quan hệ từ. B. Thừa quan hệ từ. C. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. D. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết Câu 4: Trong câu dân ca sau có bao nhiêu cặp từ trái nghĩa Khúc sông bên lở bên bồi Bên lở thì đục bên bồi thì trong A.Một cặp từ trái nghĩa B. Hai cặp từ trái nghĩa C. Ba cặp từ trái nghĩa D. Bốn cặp từ trái nghĩa Câu 5: Thành ngữ “Thắt lưng buộc bụng” có nghĩa là gì ? A. Cần cù, chăm chỉ B. Tiết kiệm, tằn tiện C. Hà tiện, keo kiệt D. Siêng năng, chăm chỉ Câu 6: Câu ca dao sau sử dụng lối chơi chữ nào? Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non A. Dùng lối nói lái và điệp âm. B. Dùng lối nói trại âm và từ đồng âm C. Dùng cách điệp âm và từ trái nghĩa. D. Dùng từ đồng âm và cặp từ trái nghĩa B. Tự luận: (7điểm) Câu 1 (2 điểm) : a) Thế nào là chơi chữ ? b) Giải thích nghĩa của từ “chả” trong ví dụ sau : “Trời mưa đất thịt trơn như mỡ Dò đến hàng nem chả muốn ăn” Câu 2(5điểm) : Viết đoạn văn ngắn (10 - 12 câu) nói về tình cảm gia đình trong đó có sử dụng ít nhất hai cặp từ trái nghĩa (gạch chân dưới cặp từ trái nghĩa đó) --- HẾT --- V. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM: TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A B C B B D B. TỰ LUẬN: ( 7 điểm). Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1 2 a) Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị. b) Nghĩa của từ “chả” trong ví dụ có thể hiểu: - Chả: tên món ăn (Danh từ) - Chả: chẳng, không (Phó từ) =>Lối chơi chữ dùng từ đồng âm. Yêu cầu: -Về hình thức: + Viết bằng lời văn của em. + Giới hạn trong một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu. + Trình bày sạch đẹp, viết đúng ngữ pháp, đúng chính tả, không mắc lỗi diễn đạt. -Về nội dung: +Giới thiệu về gia đình mình và các thành viên trong gia đình + Tình cảm gia đình là thiêng liêng cao quý + Nêu được tình cảm của mình đối với gia đình + Sử dụng đúng hai cặp từ trái nghĩa và gạch chân đúng 2 cặp từ trái nghĩa đó. * Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng cơ bản khi chấm giáo viên cần căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để đánh gia sát thực hơn. 1.0 điểm 1.0 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 1.0 điểm 1.0 điểm 2.0 điểm VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Tài liệu đính kèm: