Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 67, 68: Ôn tập tác phẩm trữ tình - Ôn tập kiểm tra học kỳ I

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 67, 68: Ôn tập tác phẩm trữ tình - Ôn tập kiểm tra học kỳ I

Tiết: 67 - 68 Ngày dạy : 19/12/2012

ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH - ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I

A. Mức độ cần đạt

- Hệ thống háo những tác phẩm trữ tình dân gian, trung đại, hiện đại đã học trong học kỳ I lớp 7, từ đó hiểu rõ hơn, sâu hơn giá trị nội dung, nghệ thuật của chúng.

- Hệ thống hóa kiến thức tiếng Việt đã học ở kỳ I.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

 * Về tác phẩm trữ tình:

- Khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.

- Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình.

- Một số thể thơ đã học.

- Giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học.

* Về ôn tập kiểm tra kì I:

 Kiến thức tổng hợp về 3 phân môn Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn ở kì I.

 2. Kỹ năng

 * Về tác phẩm trữ tình:

- Rèn các kỹ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng minh.

- Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình.

 * Về ôn tập kiểm tra kì I:

 Kĩ năng làm bài kiểm tra học kì I.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 67, 68: Ôn tập tác phẩm trữ tình - Ôn tập kiểm tra học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17	 Ngày soạn:17/12/2012
Tiết: 67 - 68	 Ngày dạy : 19/12/2012
ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH - ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I
A. Mức độ cần đạt
- Hệ thống háo những tác phẩm trữ tình dân gian, trung đại, hiện đại đã học trong học kỳ I lớp 7, từ đó hiểu rõ hơn, sâu hơn giá trị nội dung, nghệ thuật của chúng.
- Hệ thống hóa kiến thức tiếng Việt đã học ở kỳ I.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
 * Về tác phẩm trữ tình:
- Khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
- Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình.
- Một số thể thơ đã học.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học.
* Về ôn tập kiểm tra kì I: 
 Kiến thức tổng hợp về 3 phân môn Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn ở kì I.
 2. Kỹ năng
 * Về tác phẩm trữ tình:
- Rèn các kỹ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng minh.
- Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình.
 * Về ôn tập kiểm tra kì I: 
 Kĩ năng làm bài kiểm tra học kì I.
 3. Thái độ: Ôn tập một cách có hệ thống tác phẩm trữ tình đã học ở học kỳ I.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, hệ thống hóa kiến thức
D. Tiến trình lên lớp
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ; P, KP...
 Lớp 7A5 vắng ; P, KP...
 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
 3. Bài mới: Để hệ thống hóa những kiến thức đã học về các tác phẩm trữ tình đã học, chúng ta sẽ tiến hành thực hiện qua 2 tiết. Điều đó sẽ giúp các em làm bài kiểm tra học kỳ I tốt hơn.
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập phần Lý thuyết
* Hướng dẫn Hs xác định tác giả của các tác phẩm đã học
 Trả lời câu hỏi số 1 / Sgk. Nối tác giả với tên tác phẩm.
 Gv gọi Hs lên bảng thực hiện.
* Hướng dẫn sắp xếp tên các tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện
(HS lập bảng)
I. Phần lý thuyết
1. Tác giả, tác phẩm
- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ ) - Lý Bạch.
- Phò giá về kinh (tụng giá hoàn kinh sư ) - Trần Quang khải.
- Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh.
- Cảnh khuya - Hồ Chí Minh.
- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - Hạ Chi Chương.
- Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến.
- Buổi chiếu đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) - Trần Nhân Tông.
- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) - Đỗ Phủ
2. Sắp xếp tên tác phẩm với nội dung tư tưởng, tình cảm
Tác phẩm
Nội dung tưởng, tình cảm được thể hiện
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.
Qua đèo ngang
Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ.
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê.
Sông núi nước Nam
Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.
Tiếng gà trưa
Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.
Bài ca Côn Sơn
 Nhân cách thanh cao và sự giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên.
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
 Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng.
Cảnh khuya
 Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan.
* Hướng dẫn sắp xếp tên tác phẩm khớp với thể thơ
(Hs lập bảng)
3. Tác phẩm – thể thơ
Tác phẩm
Thể thơ
Sau phút chia ly
Song thất lục bát.
Qua đèo ngang
Bát cú Đường luật (Thất ngôn bát cú).
Bài ca Côn Sơn
Lục bát.
Tiếng gà trưa - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Các thể thơ khác (ngũ ngôn - ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể).
Sông núi nước Nam
Thất ngôn tứ tuyệt.
* Hướng dẫn làm bài tập 4
* Hướng dẫn làm bài tập 5
 Gọi học sinh đọc Ghi nhớ Sgk (Gv tóm tắt các ý chính của mục ghi nhớ) 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Nêu nội dung trữ tình, hình thức thể hiện thơ Nguyễn Trãi?
Bài 2: Gv gọi hs đọc bài tập 2 trong sgk, sau đó trả lời.
 GV cho Hs thảo luận nhóm.
 Đại diện nhóm lên trình bày.
Bài 3: So sánh hai bài thơ Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều và bài Rằm tháng giêng
Hs thảo luận
Bài 4: Đọc kỹ lại 3 bài tùy bút trong bài 14,15. Hãy lựa chọn những câu em cho là đúng (Hs đứng tại chỗ làm)
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và làm bài
4. Bài tập 4
Đáp án đúng: a, e, i, k.
5. Bài tập 5
a.  tập thể và truyền miệng.
b.  lục bát.
c.  so sánh, điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa
* Ghi nhớ / sgk
II. Luyện tập
Bài 1: “Suốt ngày ôm nỗi ưu tư
 Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng yên.”
-> Biểu cảm trực tiếp thông qua tả và kể
 “Bui một tấc lòng ưu ái cũ
 Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.”
-> Biểu cảm gián tiếp, dùng lối ẩn dụ để tô đậm thêm tình cảm được biểu hiện
=> Tấm lòng ưu ái lo cho nước, thương yêu dân không chỉ là nỗi lo thường trực mà còn là nỗi lo duy nhất của nhà thơ.
Bài 2: So sánh bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- Tình cảm quê hương được thể hiện lúc xa quê
- Biểu cảm trực tiếp
- Tình cảm nhẹ nhàng, sâu lắng
- Tình cảm được biểu hiện lúc mới đặt chân về quê
- Biểu cảm gián tiếp
- Tình cảm đượm màu sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi, xót xa
Bài 3:
So sánh bài “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều” và “Rằm tháng giêng”:
- Cảnh vật ít nhiều có nét tương đồng: đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông nhưng màu sắc khác nhau, một bên yên tĩnh và chìm trong bóng tối, một bên sống động và huyền ảo.
- Về chủ thể trữ tình: Nếu “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều” là tâm tình của người lữ khách xa quê thao thức không ngủ thì Rằm tháng giêng là tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu nước, tâm hồn nghệ sĩ hòa hợp với cốt cách của người nghệ sĩ, của vị lãnh tụ cách mạng.
Bài 4: Đáp án đúng: Câu b, c, e.
III. Hướng dẫn tự học
- Viết đoạn cảm nhận về một bài, một đoạn hay một câu... trong một văn bản tác phẩm trữ tình mà em thích nhất.
- Chọn một trong các văn bản đã học, xác định trong văn bản đó: từ ghép, từ láy, từ Hán Việt, đại từ, quan hệ từ.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ trong văn bản cụ thể.
E. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan7 tuan 17T6768.doc