Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 77: Cố Hương

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 77: Cố Hương

Tiết 77: CỐ HƯƠNG

 - Lỗ Tấn -

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Giúp hs cảm nhận được tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” trong những ngày ở quê .

 Biết được nguyên nhân của sự thay đổi cảnh quê, người quê.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích nhân vật.

3. Giáo dục: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, trân trọng những tình cảm trong quá khứ.

B. CHUẨN BỊ:

 1. GV : Soạn giáo án, máy chiếu

 2. HS : học và soạn bài theo hệ thống câu hỏi sách giáo khoa.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 77: Cố Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS : 30/11/2012 
ND :05/12/2012 Tiết 77: CỐ HƯƠNG 
 - Lỗ Tấn -
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp hs cảm nhận được tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” trong những ngày ở quê	.
	Biết được nguyên nhân của sự thay đổi cảnh quê, người quê.	 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích nhân vật.
3. Giáo dục: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, trân trọng những tình cảm trong quá khứ.
B. CHUẨN BỊ:
 1. GV : Soạn giáo án, máy chiếu
 2. HS : học và soạn bài theo hệ thống câu hỏi sách giáo khoa.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định tổ chức (1p) : Sĩ số
Kiểm tra bài cũ(4p) : GV chiếu câu hỏi :
Nêu bố cục của văn bản « Cố hương » và nội dung chính của từng phần ?
 GV chiếu đáp án :
Tác phẩm cố hương chia làm 3 phần:
	- Phần 1: “Tôi không quản làm ăn sinh sống”
	 Tình cảm và tâm trạng của “tôi” trên đường về quê
	- Phần 2: “Tinh mơ sáng hôm sau sạch trơn như quét”
	: Tình cảm và tâm trạng của “tôi” trong những ngày ở quê.
	- Phần 3: “Thuyền chúng tôi thẳng tiến thành đường thôi”.
: Tâm trạng và suy nghĩ của “tôi” trên đường rời quê.
Bài mới :
GV giới thiệu bài:1 phút
Các em đã biết văn bản “Cố hương” được chia làm ba phần.“Tôi” trên đường về quê đã mang sẵn nỗi buồn vì đây là chuyến về quê lần cuối, bán nhà để mưu sinh nơi đất khách. Hơn nữa cảnh quê hương hiện lên tiêu điều, hoang vắng, khác xa với ngôi làng trong kí ức khiến “tôi” càng thêm thê lương ảo não. vậy những ngày ở quê, tâm trạng của tôi như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV dẫn: Trên đường về quê nhìn qua khe hở của mui thuyền “tôi” thấy “thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm ìm lìm dưới vòm trời vàng úa „ .C¶nh Êy gîi cho t«i mét nçi buån se th¾t. VËy nh÷ng ngµy ë quª, t«i cã t©m tr¹ng thÕ nµo c« vµ c¸c em sÏ t×m hiÓu môc 2.GV ghi b¶ng môc 2.
H: Tinh mơ sáng hôm sau khi võa đặt chân tới cổng nhà, “tôi” ®· nh×n thÊy c¶nh quª nhµ ra sao?
HS trả lời, giáo viên chiếu:
- Trên mái ngói mấy cọng tranh khô phất phơ trước gió.
GV giảng “cọng tranh khô, phất phơ „
H: Hình ảnh đó gợi cho ta thấy một làng quê như thế nào?
HS trả lời, giáo viên chiếu, ghi bảng.
H: Nhìn cảnh làng quê Hoang vắng, tiêu điều, xơ xác cảm xúc của nhân vật “tôi” như thế nào?
HS trả lời, giáo viên chiếu, ghi bảng.
GV chốt ý:
Cảnh quê sau 20 năm nhân vật tôi trở về có dấu hiệu của sự suy tàn. Điều đó khiến “tôi” vô cùng buồn và hụt hẫng. Bởi vì trong kí ức của “tôi” : Làng cũ của tôi đẹp hơn kia! Nếu phải nói rõ đẹp như thế nào thì không có h×nh ¶nh, ngôn ngữ nào diÔn tả hết. 
H: Em hãy tìm trong truyện chi tiết miêu tả cảnh trong kí ức của nhân vật tôi?
HS trả lời, giáo viên chiếu.
- Một vầng trăng vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh đậm.
- Dưới là một bãi cát bên bờ biển, trồng toàn dưa hấu, bát ngát một màu xanh rờn.
? C¸c tõ vµng th¾m, xanh ®Ëm, xanh rên thuéc tõ lo¹i nµo? 
H: Em có nhận xét gì về cảnh làng quê trong kí ức của nhân vật “tôi” ?
HS trả lời, giáo viên chiếu, ghi bảng.
H: Trước cảnh làng quê thơ mộng, trù phú, “tôi” có cảm xúc gì?
HS trả lời, giáo viên chiếu, ghi bảng.
GV:C¶nh quª trong t©m trÝ mçi ng­êi ®Ñp l¾m, Víi TÕ Hanh, ®ã lµ con s«ng xanh biÕc, víi §ç Trung Qu©n lµ con ®ß nhá, mét chïm khÕ ngät ...quª h­¬ng trong kÝ øc “tôi” lµ vÇng tr¨ng trßn vµng th¾m, lµ c¶nh ruéng d­a hÊu xanh rên...no ®ñ trï phó.H¼n c¶nh Êy ph¶i in dÊu s©u ®Ëm l¾m nªn khi mÑ nh¾c t«i h×nh dung ngay c¶nh thÇn tiªn k× dÞ.
GV lưu ý màn hình:
H: Tác giả đã sử dụng những nghệ thuật nào để làm nổi bật cảnh quê trong kí ức và hiện tại?
HS trả lời, giáo viên chiếu, ghi bảng.
H: Em có nhận xét gì về sự thay đổi cảnh cố hương?
GV Chuyển ý: Cảnh vật quê nhà đã đem lại cho tôi một nỗi hụt hẫng trống trải, một nỗi buồn se thắt. Những ngày cuối cùng ngắn ngủi ở quê , nhân vật “tôi” đã có những cuộc gặp gỡ, trò chuyện với những con người ở quê: Đó là người mẹ hiện, những người họ hàng, làng xóm...Vậy, con người quê hương đã để lại trong tôi những cảm nhận gì, cô và các em sẽ tìm hiểu tiếp cảm nhận về con người.
H: Khi mẹ nhắc đến Nhuận Thổ- người bạn cũ hiện lên trong kí ức của nhân vật “tôi” qua những chi tiết nào?
HS trả lời, giáo viên chiếu.
Hình ảnh:
Cậu bé trạc 11- 12 tuôỉ.
Khuôn mặt tròn trĩnh.
Nước da bánh mật.
Đầu đội mũ lông chiên.
Cổ đeo vòng bạc
Bàn tay hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn.
Tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba đang cố sức đâm theo một con tra.
 - Biết nhiều chuyện lạ: bẫy chim, tra ăn dưa, vỏ sò có nhiều màu sắc...
GV: giảng từ ngữ.
H: Tác giả đã sử dụng những nghệ thuật gì để làm nổi bật hình dáng, hành động, tài năng của Nhuận Thổ?
HS trả lời, giáo viên chiếu.
+ Miêu tả, kể.
H: Qua những chi tiết trên em có cảm nhận gì về Nhuận Thổ thời thơ ấu?
HS trả lời, giáo viên chiếu.
- Đẹp, khoẻ, thông minh, dũng cảm, nhiều tài lẻ...
GV: Bình giảng: Nhuận Thổ sinh tháng nhuận, ngũ hành khuyết thổ nên bố đặt tên là Nhuận Thổ .Trong kí ức của “tôi” Nhuận Thổ là một chú bé rất đáng yêu, khoẻ mạnh, thông minh, dũng cảm, hiểu biết. Sự hiểu biết của Nhuận Thổ khiến “tôi” vô cùng kinh ngạc, thán phục.
“ Trời!Nhuận Thổ hẳn biết nhiều chuyện lạ lùng lắm, kể không xiết! Những chuyện đó bạn bè tôi từ trước đến nay không ai biết cả„. Nhờ có Nhuận Thổ mà “tôi” hiểu biết thêm bao nhiêu chuyện mới lạ “tôi„ hiểu thêm về nỗi khó nhọc, vất vả của người lao động „“ có được quả dưa hấu ăn cũng trải qua bao nguy hiểm„.
GV chuyển ý: Các em cũng biết Nhuận Thổ là con người giúp việc, nhân dịp giỗ họ được bố đưa lên trông coi đồ tế lễ nên mới gâp“tôi” 
H: Tình cảm giữa tôi và Nhuận Thổ thời thơ ấu được thể hiện qua những chi tiết nào?
HS trả lời, giáo viên chiếu.
- Chưa đầy nửa ngày đã thân nhau.
- Xưng hô: Anh-em
- Chia tay: Tôi khóc to lên. Hắn cũng khóc không chịu về .
GV giảng các từ ngữ gạch chân.
H Từ những chi tiết trên, em nhận thấy tình cảm của họ như thế nào?
HS trả lời, giáo viên chiếu.
- Thân thiết, bình đẳng.
H: Trong kí ức của nhân vật “tôi”, Nhuận Thổ là người như thế nào?
HS trả lời, giáo viên chiếu, ghi bảng.
GV bình: 
Có thể nói tôi và Nhuận Thổ đã có một tình bạn vô cùng đẹp đẽ, vô tư, trong sáng, thân thiết, bình đẳng. Vì thế mà xa quê mấy chục năm, “tôi” vẫn nhớ đến Nhuận Thổ và khi nghe mẹ nhắc đến Nhuận Thổ.Kí ức “tôi” bừng sáng lên trong chốc lát. .“Tôi cảm thấy tựa hồ tôi đã tìm ra quê hương tôi đẹp ở chỗ nào rồi”.Nhuận Thổ chính là hình ảnh đẹp nhất của cố hương.
H: Sau 20 năm gặp lại, Nhuận Thổ có gì thay đổi về ngoại hình, hành động, cử chỉ...
(các em chú ý đoạn cuối trang 212, đoạn đầu trang 213)
HS trả lời, giáo viên chiếu
- Cha của sáu đứa con.
- Cao gấp hai trước.
- Da vàng sạm, nếp răn sâu hoắm.
- Mí mắt đỏ húp mọng.
- Đội mũ lông chiên rách tươm.
- Mặc chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm.
- Bàn tay thô kệch, nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông.
GV giảng từ ngữ gạch chân.
H: Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để làm nổi bật hình ảnh Nhuận Thổ?
HS trả lời, giáo viên chiếu.
+ Nghệ thuật: Miêu tả, so sánh...
H: Em hình dung Nhuận Thổ bây giờ như thế nào?
HS trả lời, giáo viên chiếu.
- Già nua, khắc khổ, tiều tụy, đáng thương.
GV chuyển ý: Hình dáng thay đổi như vậy còn tính tình thì sao?
? Khi gặp lại tôi, Nhuận Thổ có thái độ thế nào?
HS trả lời, giáo viên chiếu.
- Nét mặt vừa hớn hở vừa thê lương, môi mấp máy nói không ra tiếng.
- Dáng điệu cung kính.
- Chào: Bẩm ông.
GV Giảng chi tiết.
H: Từ một cậu bé thân thiện, cởi mở Nhuận Thổ bây giờ là người như thế nào?
HS trả lời, giáo viên chiếu.
-Tự ti, khách khí
GV :từ sự phân tích về hình dáng hành động cử chỉ, tính tình trên 
H: Trong mắt nhân vật “tôi” bây giờ Nhuận Thổ thay đổi như thế nào?
HS trả lời, giáo viên chiếu, ghi bảng.
GV dẫn: sau 20 năm, Nhuận Thổ thay đổi nhiêu về hình thức bề ngoài cũng như tính cách song NH còn thay đổi gì nữa các em quan sát vào đoạn giữa sgk/213.
H: Khi “tôi” hỏi về tình cảnh gia đình Nhuận Thổ có phản ứng như thế nào? Nhìn cái lắc đầu của Nhuân Thổ Nhân vật “tôi” cảm nhận về anh như thế nào?
- Anh chỉ lắc đầu.
- Anh cứ lắc đầu.
- Những nếp răn khắc sâu trên mặt anh tuyệt nhiên không động đậy, phảng phất như một pho tượng đá.
- Lặng lẽ hút thuốc.
GV giảng bình:
 khi hỏi về tình cảnh gia đình anh chỉ lắc đầu, anh cứ lắc đầu dường như cái đói, cái khổ chồng chất lâu ngày khiến anh không nói ra hết được. Những nếp răn khắc sâu trên mặt anh tuyệt nhiên không động đậy và trong cái nhìn của tôi „ anh gần giống một pho tượng đá một vật thể chết vô hồn lặng lẽ hút thuốc như để quên đi tất cả.
H: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để khắc họa Nhuận thổ về tinh thần?
HS trả lời, giáo viên chiếu
- Điệp từ, tính từ, so sánh...
H: Từ đó em Nnhận thấy tinh thần của Nhuận Thổ như thế nào ?
HS trả lời, giáo viên chiếu.
- Tê liệt
H: Tác giả đã sử dụng những nghệ thuật gì để làm nổi bật nhân vật Nhuận Thổ?
HS trả lời, giáo viên chiếu, ghi bảng.
H: Em có nhận xét gì về Nhuận Thổ hiện tại so với Nhuận thổ trong kí ức?
HS trả lời, giáo viên chiếu, ghi bảng.
GV chốt: Nhuận Thổ trong hiện tại tiều tụy về thể xác, tê liệt về tinh thần. Là nỗi đau, nỗi buồn về cố hương, là hình ảnh một xứ xở, một miền quê nghèo xơ xác, tiêu điều. 
H: Vì sao Nhuận Thổ lại thay đổi như vậy?
GV: Các em thảo luận lớp khoảng 1-2 phút. Có thể tham khảo đoạn văn thư ba trang 214 tư dưới lên.
HS trả lời, giáo viên chiếu
- Con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đoạ thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi.
GV liên hệ lịch sử Trung Quốc:
 Đó là hiện thực xã hội Trung Quốc kể từ khi tên bán nước Viên Thế Khải chết đi (1916), bọn đế quốc càng tranh giành nhau ảnh hưởng ở Trung Quốc, giúp cho một số quân phiệt gây nội chiến liên miên, tạo nên cảnh đục nước béo cò. Bọn địa chủ lại càng tăng cường bóc lột điạ tô, cho vay nặng lãi, đem sự tổn hại của chúng trút lên đầu người nông dân lao động. “Mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đoạ„ là nguyên nhân khách quan nhưng nguyên nhân chính là do tư tưởng lạc hậu của người dân: đẻ nhiều, mê tín, quan niệm lạc hậu về đẳng cấp... khiến họ tự đánh mất sức mạnh và vẻ đẹp của chính mình, trở thành những con người hèn mọn, kém cỏi từ suy nghĩ đến tính cách, tâm hồn. Đây là căn bệnh của cả xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. 
GV bình:
 Tuy Nhuận Thổ thay đổi cả về thể xác lẫn tinh thần nhưng có môt điều không bao giờ thay đổi trong anh. Đó là tình bạn thủy chung gắn bó với “tôi” vì thế mà khi gặp tôi anh ta “hớn hở„, dù cảnh nhà vô cùng đói khổ vẫn đem theo gói đậu xanh phơi khô biếu bạn. 
H: Sau khi chứng kiến những thay đổi của Nhuận Thổ, tâm trạng nhân vật tôi như thế nào?
HS trả lời, giáo viên chiếu, ghi bảng.
GV: Bình giảng, chốt lại: 
Nhuận Thổ vẫn là một người nông dân chân thật, thuỷ chung trong tình cảm. Nhưng xã hội TQ biến Nhuận Thổ thành con người đần độn, mụ mẫm. Điều đó làm cho tôi vô cùng đau xót.
GV dẫn: Ngoài nhân vật Nhuận Thổ Trong “Cố hương” còn đề cập đến một số nhân vật khác. Đó là những ai chúng ta cùng tìm hiểu sang phần tiếp theo. 
GV giới thiệu qua về nhân vật Hai Dương.
Trong truyện nhân vật được kể nhiều thứ 2 sau Nhuận Thổ là thím Hai Dương nhưng phần này đã giảm tải nên chúng ta không phân tích song cô giới thiệu qua để các em được biết. Trong quá khứ Hai Dương là một cô gái đep, hiền dịu, có duyên bán hàng, hiện tại là một người xấu xí, đanh đá, ngoa ngoắt, trơ trẽn. Các em có thể tìm hiểu thêm ở nhà.)
GV dẫn: Một nhân vật nữa chúng ta cần chú ý đó là Thủy Sinh- đứa con thứ năm của Nhuận Thổ.
Các em quan sát đoạn giữa sgk/213)
H: Thủy Sinh hiện lên qua chi tiết nào?
HS trả lời,chiếu.
Nhuận Thổ
Thuỷ Sinh
- Khuôn mặt tròn trĩnh,da bánh mật, cổ đeo vòng bạc
- Da vàng vọt, gầy còm, cổ không đeo vòng bạc.
GV giải thích chi tiết:
H: Qua hình ảnh vàng vọt, gầy còm em hình dung Thủy Sinh như thế nào?
HS trả lời, giáo viên chiếu, ghi bảng.
H: Ngoài ra còn có những người mua gỗ và những người hàng xóm. Khi gia đình “tôi” chuyển đi, họ có hành động gì?
HS trả lời, GV chiếu
- Những người mua gỗ: Tiện tay mang bừa đi.
- Những người hàng xóm: Vừa đưa chân vừa lấy đồ đạc.
GV giảng:
(những người đến mua gỗ họ không cần xin chưa cần sự đồng ý của chủ nhà cứ tiện tay mang bừa đi, những người hàng xóm phần thì đến đưa chân phần cũng vì muốn đến lấy ít đồ đạc)
H: Họ hiện lên là những con người như thế nào?
HS trả lời, GV chiếu, ghi bảng.
GV: Kể về Nhuận Thổ và những người khác đã thay đổi hoàn toàn
H: Tác giả cho ta hiểu gì về cố hương của ông?
HS trả lời, GV chiếu, ghi bảng.
GV: Bình giảng, liên hệ văn học Việt Nam. 
Cảnh quê tàn tạ, con người hèn kém không chỉ có trong xã hội Trung Quốc lúc bầy giờ mà ở Việt Nam cũng có rất nhiều hình tượng người nông dân khốn khổ trong các tác phẩm văn học như chị Dậu phải rơi vào cảnh bán chó, bán con, Binh Tư thì bất lương trộm cắp, Lão hạc phải tìm đến cái chết để bảo toàn nhân phẩm.
H: Trước tình cảnh đó tâm trạng tôi như thế nào?
HS trả lời, GV chiếu, ghi bảng.
GV nhấn mạnh:
 Miêu tả sự thay đổi của cảnh vật và con người của cố hương, nhà văn nhằm mục đích 
- Phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX.
- Phân tích nguyên nhân, lên án XHTQ.
- Chỉ ra những mặt tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn, tính cách của bản thân người lao động.
GV: Bình giảng, chốt kiến thức. Chuyển ý, giới thiệu tiết sau.
Trong những ngày ở quê tâm trạng tôi“ diễn biến từ buồn, hụt hẫng, xót thương, bi đát. tới bất lực. Đó cũng là biểu hiện sâu sắc tình yêu quê tha thiết làm cơ sơ để “tôi„ mơ ước hy vọng về một cuộc sống mới tươi đẹp qua rất nhiều hình ảnh biểu tượng đặc biệt là hình ảnh con đường cuối tác phẩm tiết sau các em sẽ tìm hiểu.
* Qua tiết học này, các em thấy được môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người. Giờ đây các em đang được sống trong môi trường xã hội chủ nghĩa phát triển, thanh bình. Em sẽ làm gì để bảo vệ nó?
HS trả lời
GV nhấn mạnh: các em phải học tập thật tốt để tích lũy tri thức, đem tài năng sức lực xây dựng quê hương thêm giàu đẹp như Bác đã từng nói:“ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ vào công học tâp của các cháu.„
I. §äc vµ t×m hiÓu chung
II. Phân tích. (35 phút)
1.Tâm trạng “ tôi „ trên đường về quê.
2.Tâm trạng “ tôi „ trong những ngày ở quê.
a. Cảm nhận về cảnh : (6 phút)
+ Hiện tại
- Hoang vắng, tiêu điều, xơ xác
à Buồn, hụt hẫng.
+ Kí ức:
- Đẹp, trù phú, no đủ.
à Yêu mến, tự hào.
+ Tả, hồi ức, đối chiếu, kể
à Cảnh quê thay đổi xấu đi.
b. Cảm nhận về con người. 
(29 phút)
* Nhuận Thổ: (20 phút)
+ Trong kí ức:
- Đẹp, khỏe, dũng cảm, nhiểu tài lẻ, thân thiện.
+ Hiện tại:	
- Già nua, khắc khổ, tự ti, 
-Tinh thần: tê liệt.
+ Tả, hồi ức, so sánh, đối chiếu, kể...
à Tiều tụy về thể xác, tê liệt về tinh thần.
à Tâm trạng: Thương xót, bi đát.
* Những người khác ( 9 phút)
- Thím Hai Dương:
- Thủy Sinh: 
à Ốm yếu, đói khổ
- Những người mua gỗ và những người hàng xóm: 
à Tham lam, mất tự trọng.
àCảnh quê tàn tạ, con người hèn kém.
à Tâm trạng buồn, xót thương, bất lực 
 IV. Củng cố: (3 phút)
 GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm, học sinh chọn đáp án
Câu 1: Sự thay đổi con người thể hiện tập trung ở nhân vật nào?
A. Thím Hai Dương.
B. Nhuận Thổ .
C. Thủy Sinh.
D. Những người hàng xóm.
Câu 2:Biện pháp nghệ thuật chính nào được tác giả sử dụng để làm nổi bật sự thay đổi của con người và cảnh vật?
A. Ẩn dụ và so sánh
B. Hoán dụ và nhân hóa
C. Hồi ức và đối chiếu
D. Nói quá và ẩn dụ
Câu 3: Nguồn gốc của mọi sự thay đổi đó là:
A. Những tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn, tính cách, quan niệm của người lao động
B. Sự lạc hậu thối nát của xã hội phong kiến đương thời
C. Do vị thế quan niệm của người nhìn nhận đánh giá nó
D. Cả A, B
V. Hướng dẫn về nhà : 1phút 
Đọc diễn cảm truyện
Nắm được tâm trạng “tôi” những ngày ở quê
Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về nhân vật Nhuận Thổ.
Tìm hiểu tâm trạng “tôi” khi rời xa quê.
Tìm hiểu hình ảnh “con đường” ở phần cuối văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 bai Co huong tiet 2.doc