Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên

Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên

I. Mở bài:

Con người ta đâu phải sẽ tồn tại vĩnh cửu. Bởi theo quy luật của tạo hoá, ranh giới giữa cái sống và cái chết chẳng cách xa nhau là mấy. Nhưng những gì là văn, là thơ, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi với thời gian. Trước khi chết,vua Phổ cầm tay MôDa và nói: “Ta tiêu biểu cho trật tự, ngời tiêu biểu cho cái đẹp. Biết đâu hậu thế sẽ quên ta và nhắc nhở tới ngời”. Có lẽ,mãi mãi về sau,chúng ta vẫn gặp lại một “tình mẹ bao la nh biển Thái Bình dạt dào” trong khúc ca tình mẹ, một tình mẫu tử thiêng liêng mà giản dị trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Và cả một tình mẹ vĩ đại trong Con Cò của Chế Lan Viên. Sáng tác năm 1962, qua việc phân tích thành công hình tợng con cò trong những câu ca dao quen thuộc, bài thơ “Con cò” là một cây đàn muôn điệu ngợi ca về tình mẹ,và ý nghĩa lời ru với cuộc đời mỗi con ngời .

 II. Thân bài:

“ Con cò” bắt đầu từ hình ảnh những cánh cò trắng muốt qua những lời ru của mẹ đến với tuổi thơ con. Bài thơ mở ra là một khung cảnh quen thuộc, thanh bình:

Con còn bế trên tay

Con cha biết con cò

 Nhưng trong lời mẹ hát

 Có cánh cò đang bay.

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài thơ con cò của chế lan viên
I. Mở bài: 
Con người ta đâu phải sẽ tồn tại vĩnh cửu. Bởi theo quy luật của tạo hoá, ranh giới giữa cái sống và cái chết chẳng cách xa nhau là mấy. Nhưng những gì là văn, là thơ, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi với thời gian. Trước khi chết,vua Phổ cầm tay MôDa và nói: “Ta tiêu biểu cho trật tự, ngời tiêu biểu cho cái đẹp. Biết đâu hậu thế sẽ quên ta và nhắc nhở tới ngời”. Có lẽ,mãi mãi về sau,chúng ta vẫn gặp lại một “tình mẹ bao la nh biển Thái Bình dạt dào” trong khúc ca tình mẹ, một tình mẫu tử thiêng liêng mà giản dị trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Và cả một tình mẹ vĩ đại trong Con Cò của Chế Lan Viên. Sáng tác năm 1962, qua việc phân tích thành công hình tợng con cò trong những câu ca dao quen thuộc, bài thơ “Con cò” là một cây đàn muôn điệu ngợi ca về tình mẹ,và ý nghĩa lời ru với cuộc đời mỗi con ngời .
	II. Thân bài: 
“ Con cò” bắt đầu từ hình ảnh những cánh cò trắng muốt qua những lời ru của mẹ đến với tuổi thơ con. Bài thơ mở ra là một khung cảnh quen thuộc, thanh bình:
Con còn bế trên tay
Con cha biết con cò
 Nhưng trong lời mẹ hát
 Có cánh cò đang bay.
 Vẻ đẹp của cánh cò hiện ra, là mang theo sự thong thả, bình dị của cuộc sống thôn quê, đang dần dần đi vào giấc ngủ của con. Ta bắt gặp ở đây, trong lời ru của mẹ là những câu ca dao gần gũi, đã được CLV khai thác hết sức thành công và sáng tạo mà hình tượng con cò chính là tinh hoa của sáng tạo, của cảm xúc mà thi sĩ đã tìm tòi và khám phá. Lời ru của mẹ đợc trích từ những câu ca dao đã gợi lên trớc mắt chúng ta rất nhiều hình ảnh. Có khi là cảnh làng quê yên ả: “ Con cò bay la. Cổng Phủ”. Có khi là một nơi sầm uất, đông vui ( Đồng Đăng); hay cũng có lúc lại là hình ảnh những ngời phụ nữ, những ngời mẹ, ngời vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. Có thể nói CLV đã thực sự tâm huyết khi tìm tòi và chắt lọc những tinh hoa của dân tộc từ những gì quen thuộc, gần gũi nhất. Dù chỉ trích một phần thôi, không phải là tất cả nhng mỗi hình ảnh đều mang một chiều sâu cảm xúc riêng biệt làm cho đoạn thơ vừa mang âm hởng ca dao, vừa mang âm điệu của lời ru ngọt ngào, tha thiết. Với những âm hởng vỗ về ấy, lời ru của mẹ đã đem đến cho con một giấc ngủ ngon lành, để con đón nhận tình yêu thơng và sự chở che của mẹ. Tuy con chưa thể hiểu hết được nội dung của bài ca dao nhng con vẫn cảm nhận được âm hởng của tình yêu ấy; và tuy đón nhận nó một cách vô thức nhng từ sâu thẳm, con vẫn nhận ra tình mẹ, lòng mẹ. Để dường như không khí của cả đất trời, thiên nhiên đang thấm vào lời mẹ ru: “ Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân”- thấm những tình cảm nồng nàn, sâu đậm nhất. Như vậy là con lớn lên không chỉ trong tình yêu của mẹ mà trong cả sự yêu thơng của vạn vật, đất trời. Nếu cánh cò trong câu ca mẹ hát là “ cò một mình có phải kiếm lấy ăn”, “ cò gặp cánh mềm, cò sợ xáo măng” thì “ con có mẹ con chơi rồi lại ngủ” nếu “ cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng” và cứ thế, “ sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”. Mở đầu bài thơ là hình ảnh con đang say giấc ngủ, và kết thúc khổ thơ đầu tiên cũng vậy. Nhng dờng nh ở giữa, trong giấc ngủ của con là những cánh cò đang bay ra từ lời ru của mẹ, mở ra cho con một chân trời mới, có khi là bình yên, hay cũng có khi là những khó khăn trong cuộc sống. Nhưng giấc ngủ của con sẽ vẫn dịu dàng êm ái vì con đang ngủ trong biển tình yêu bao la của mẹ, của đất trời. 
	Hình ảnh cánh cò trong lời ru của mẹ vẫn từng ngày bay vào giấc ngủ của con, mang theo tình yêu của mẹ, và như thế, cánh cò sẽ theo con trên mọi chặng đờng đời. Cánh cò trong giấc ngủ tuổi thơ vỗ về con nh câu hát “ Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!” của mẹ. Câu hát ấy thiết tha, vang vọng, nhẹ nhàng đa con say giấc. Để “ cho cò trắng đến làm quen”, rồi “ cò đứng quanh nôi, cò vào trong tổ”. Dường như giữa cò và em bé đã có một sợi dây gắn kết vô hình. Cánh cò đã mang tình yêu của mẹ, đi vào giấc ngủ của em, rồi từ đó đi vào tâm hồn em. Em ngủ ngon vì có cánh cò nâng giấc, vì “ cánh của cò hai đứa đắp chung đôi”. Hình ảnh thơ gợi ra nhiều liên tởng độc đáo, vừa thực, vừa h ảo. Cánh cò giờ đây là hoá thân của tình mẹ, là ngời bạn tri âm, luôn ở bên con, luôn che chở cho con; cò nằm cạnh con và hai đứa đắp chung đôi cánh trắng muốt, nhỏ bé. Đôi cánh ấy phải chăng là đôi cánh của những thiên thần, mang đến cho con sự ấm áp từ tình mẫu tử. Rồi từng ngày trôi qua, con đang ngày ngày khôn lớn, cánh cò sẽ theo con đi học và mang theo cả lời ru của mẹ trong suốt những năm tháng của cuộc đời. “ Cánh cò bay theo gót đôi chân”- hình ảnh thơ gợi nên nhiều suy nghĩ. Là cánh cò luôn gắn bó với tuổi thơ, cũng là tình mẹ luôn trong lành, tinh khôi. Là cánh cò bay theo con, cũng nh mẹ sễ chắp cánh cho con đến những chân trời xa xôi, cho tới khi con đã trởng thành, “ Lớn lên! Lớn lên! Lớn lên!” nh ớc mơ của mẹ. Điệp từ và dấu chấm lửng đợc đặt trong câu thơ thể hiện khát khao, mong mỏi của mẹ; mẹ mong cho con khôn lớn, nên ngời. Dấu () như dồn tụ, chất chứa tất cả tấm lòng ngời mẹ dành cho đứa con yêu quý. Khi con đã nên ngời, đó là lúc mẹ hỏi : “ Con làm gì?” Câu thơ đâu phải mẹ hỏi con, mà là mẹ đang hỏi chính mình. Và mẹ lại tự trả lời: “ Con làm thi sĩ.”. Vì sao lại làm thi sĩ? Vì thi sĩ là những ngời đem cái đẹp đến cho đời. Đó cũng là ớc mơ cháy bỏng của mẹ vào tơng lai của con. Và “ cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ” nh tình mẹ lớn dần lên, dõi theo con, không ngừng nghỉ để chắp cánh cho ớc mơ của con. Và để tình yêu của mẹ, niềm khao khát của mẹ sẽ là nguồn cảm hứng vô tận cho những sáng tác của con, làm đẹp cho đời, làm nên những giá trị tinh thần thiêng liêng cho cuộc sống. Bởi tình yêu thơng âm thầm, lặng lẽ của cò, của mẹ chỉ có con mới hiểu đợc hết.
	Sang đến khổ thơ thứ 3, nhịp điệu câu thơ có sự biến đổi nhẹ nhàng sang một giai âm khác. Sự hoá thân của tình yêu mà mẹ đã dành cho con vào trong những cánh cò kia giờ đây đã đợc CLV khái quát thành một triết lý sâu sắc về tình mẫu tử: “ Dù ở gần con,
	Dù ở xa con,
	Lên rừng xuống bể,
	Cò sẽ tìm con,
	Cò mãi yêu con.
	Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
	Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
“ Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai”- để con có thể vững bớc đi trên con đường ấy, tình mẹ , lòng mẹ vẫn không lúc nào rời khỏi con, vẫn mãi theo con. “ Dù ở gần con”, “ dù ở xa con”, dù cho con đang mừng vui với chiến thắng hay đang đau khổ vì thất bại, dù con đang bước đi trên những con đờng bằng phẳng hay đầy chông gai, sỏi đá, mãi mãi tình mẹ là bền chặt, mãi mãi lòng mẹ hớng về con.Thứ tình cảm thiêng liêng ấy sẽ theo con đi suốt chặng đường đời, đó là một phần không thể thiếu đôí với cuộc đời con. Những điệp từ “ dù”, “ con”, “ cò”, được vận dụng tài tình đã thể hiện đầy đủ và sâu sắc tấm lòng của ngời mẹ. Câu thơ “Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” như một chân lý hiển nhiên, nó giản đơn, vĩnh hằng mà xúc động. Âm điệu thơ trở nên mênh mông, tha thiết, như tình yêu, nh hơi ấm của tình mẫu tử. Để lời mẹ ru mãi còn vọng theo năm tháng, để cánh cò của tình yêu thơng vẫn từng ngày nâng bớc con đi:
 “ à ơi!
 Một con cò thôi,
 Con cò mẹ hát,
 Cũng là cuộc đời,
 Vỗ cánh qua nôi.”
Bởi một lời ru của mẹ, một cánh cò yêu thương cũng là cả một cuộc đời. Ta tự hỏi có những cuộc đời nào đã đi vào hình ảnh cánh cò trong lời ru của mẹ? Đó là cuộc đời tần tảo, chắt chiu, là những trang đời mà mẹ đã đi qua. Đó là tương lai của con trong niềm mong mỏi thiết tha của mẹ. Và là cả cuộc đời rộng lớn của tình yêu thương mẹ đã dành cho con. Những cuộc đời ấy “ vỗ cánh qua nôi” bằng đôi cánh của cò, bằng ước mơ và niềm tin của mẹ, cho con một giấc ngủ bình yên trong tình yêu của mẹ và chan chứa tình yêu của cuộc đời. Đoạn thơ gieo vào lòng ngời đọc những thanh âm đẹp nhất về tình mẹ, cho mỗi chúng ta đợc một lần nghĩ lại: “ Tình yêu mà ngời mẹ dành cho những đứa con to lớn biết chừng nào?”
	Riêng tôi, sau khi đọc bài thơ này, tôi chợt nhớ đến lời một bài hát: “ Mẹ hiền yêu hỡi qua bao tháng năm rồi, mẹ luôn bên con mong con lớn nên ngời. Mẹ mong cho con bay đến khắp phương trời. Người dạy cho con những bớc đi đầu đời. Và lời ru ấy sẽ mãi trong lòng con.” Câu hát ấy cũng ấp ủ một tình yêu cháy bỏng, nhưng là tình yêu của một đứa con dành cho mẹ của mình. Với con, mẹ luôn là tất cả, cũng như trong sâu thẳm tâm hồn mẹ thì:
 	 “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
 Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
Cái triết lí ấy giờ đây đang từ trang sách đi sâu vào con tim mỗi người đọc chúng ta. Nó vĩnh hằng và xúc động, mênh mông và thiêng liêng bất tử đến khôn cùng. Bởi nó là những tình cảm bền chặt của lòng mẹ, là yêu thuơng, âm thầm, khao khát, là nước mắt, mồ hôi mang ấm nóng của tình mẫu tử bao la. Nhưng nhẹ nhàng thôi, như cánh cò trong lời ru cổ tích,để chắp cánh cho con,để:
 “Cái cò sung chát đào chua,
 Câu ca mẹ hát gió đa về trời.
 Ta đi trọn kiếp con ngời,
 Cũng không đi hết những lời mẹ ru.”
- Nhận xét về nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ của Chế Lan Viên qua bài thơ.
 III. Kết bài: 

Tài liệu đính kèm:

  • docy_nghia_bieu_tuong_cua_hinh_anh_con_co_trong_bai_tho_con_co.doc