Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 77: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 77: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Trên cơ sở tự ôn tập, HS nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học ( từ bài 10 đến bài 15 ) , làm tốt các bài kiểm tra một tiết tại lớp.

- Qua kiểm tra, GV đánh giá được kết quả học tập của HS về tri thức, kĩ năng, thái độ, để có định hướng giúp HS khắc phục những nhược điểm còn yếu.

B. CHUẨN BỊ :

I. Học sinh : On tập kĩ các tác phẩm thơ, truyện hiện đại ( từ bài 10 đến bài 15 ).

II. Giáo viên : Đề – đáp án – biểu điểm

C. TIẾN TRÌNH TIẾT KIỂM TRA :

 1. Ổn định tình hình lớp .

 2. Phát đề, theo dõi tiết kiểm tra.

 3. Thu bài và nhận xét tiết kiểm tra.

 4. Dặn dò : Soạn bài mới

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 562Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 77: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
29
11
2010
TUAN :
16
NGAY DAY :
01
12
2010
TIET :
77
	KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Trên cơ sở tự ôn tập, HS nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học ( từ bài 10 đến bài 15 ) , làm tốt các bài kiểm tra một tiết tại lớp.
Qua kiểm tra, GV đánh giá được kết quả học tập của HS về tri thức, kĩ năng, thái độ, để có định hướng giúp HS khắc phục những nhược điểm còn yếu.
B. CHUẨN BỊ :
I. Học sinh : Oân tập kĩ các tác phẩm thơ, truyện hiện đại ( từ bài 10 đến bài 15 ).
II. Giáo viên : Đề – đáp án – biểu điểm
C. TIẾN TRÌNH TIẾT KIỂM TRA :
	1. Ổn định tình hình lớp .
	2. Phát đề, theo dõi tiết kiểm tra.
	3. Thu bài và nhận xét tiết kiểm tra.
	4. Dặn dò :	Soạn bài mới
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TCộng
Tác phẩm thơ
C1
0.25
Tác phẩm thơ
C2
0.25
Tác phẩm thơ
C3
0.25
Tác phẩm thơ
C4
0.25
Tác phẩm thơ
C5
0.25
Tác phẩm truyện
C6
0.25
Tác phẩm truyện
C7
0.25
Tác phẩm truyện
C8
0.25
Tác phẩm truyện
TL 
8
Tổng cộng
0.75
1.25
8
10
ĐỀ KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
Thời gian : 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm) : Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất sau mỗi câu hỏi :
 1 / Bài thơ Đồng chí được viết theo thể thơ nào ?
A	Tự do	B	Thất ngôn bát cú Đường luật.
C	Tám chữ (tiếng)	D	Tứ tuyệt Đường luật.
2/Chủ đề của bài thơ Đồng chí là gì ?
Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tình đoàn kết gắn bó giữa hai anh bộ đội cách mạng.
Sự nghèo túng, vất vả của những người nông dân mặc áo lính.
Vẻ đẹp của hình ảnh đầu súng trăng treo.
 3 / Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong hai câu thơ :
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
A.	So sánh	C.	Hoán dụ
B.	Ẩn dụ	D.	Phóng đại và tượng trưng
4 / Vì sao có thể xem bài thơ Đoàn thuyền đánh cá như một bài ca lao động đầy phấn khởi, hào hùng ?
Nhịp thơ rộn ràng, náo nức.
Điệp từ hát, bài ca, câu hát được nhắc lại nhiều lần.
Những người đi ra biển đánh cá vừa đi vừa hát, vừa giăng lưới vừa hát gọi cá, khi trở về cũng hát vang.
Niềm vui phấn chấn trong lao động tự do, lao động tập thể của những người dân biển.
5 / Vì sao tác giả Nguyễn Khoa Điềm đặt tên cho bài thơ của mình là Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ?
Đó là những lời ru mẹ con.
Đó là những lời ru của tác giả.
Đó là hai lời ru nối tiếp nhau : lời ru của tác giả và lời ru của người mẹ.
Những đoạn thơ – điệp khúc cấu trúc giống nhau, nhịp điệu giống nhau, chỉ khác nhau ít nhiều về nội dung.
 6/ Dòng nào nói đầy đủ nhất về tính cách nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân ?
A	Yêu và tự hào về làng quê mình.
B	Căm thù giặc Tây và những kẻ theo Tây làm Việt gian.
C	Thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng và lãnh tụ.
D	Cả A, B, C đều đúng.
7/ Câu "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù" thể hiện tâm sự của ai ?
	A. Tác giả	B. Oâng Hai	c. Người đàn bà tản cư	D. Mụ chủ nhà
8/ Đoạn trích trong câu 7 được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào?
	a. Độc thoại	b. Đối thoại	c. Đối thoại xen độc thoại	d. Độc thoại nội tâm
II. TỰ LUẬN (8điểm) :
Viết đoạn văn khoảng 10 đén 15 câu phân tích về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm (3 điểm) : 
1 - A	; 2 – A ; 3 – B ; 4 – A ; 5 – C	; 6 – D ; 7- B ; 8 - d
II. Tự luận (8 điểm) : 
 a. Một hoặc hai câu mở đầu : Giới thiệu khái quát về tác phẩm và nhân vật (1 điểm) :
 b Những câu tiếp theo ( 6 điểm ) :
* Hoàn cảnh sống và làm việc : một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, . Phục vụ chiến đấu” -> thật đặc biệt, đầy gian khổ . (1 điểm )
* Tính cách và phẩm chất của anh thanh niên :
- Có ý thức cao trong công việc, yêu nghề ; thấy được công việc của mình có ích cho cuộc sống, cho mọi người. (0,5 điểm)
- Có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc đối với cuộc sống của con người : “khi ta làm việc  buồn đến chết mất”.(0,5 điểm)
- Ham thích đọc sách. (0. 5 điểm)
- Biết tổ chức và sắp xếp cuộc sống thật ngăn nắp, chủ động : trồng hoa, nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc. (0. 5 điểm)
- Tính tình cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm mọi người ; khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người. (0. 5 điểm)
- Rất khiêm tốn. (0. 5 điểm
=> Anh thanh niên là người đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống, những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc. ( 1 điểm )
 c. Một hoặc hai câu kết (1 điểm ) : Nhận xét chung về nhân vật, rút ra bài học và liên hệ bản thân.
* Điểm trừ : Sai 2 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • doc15 - KT TRUYEN - THO.doc