Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 81: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 81: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Tiết: 81 Ngày dạy: 21/01/2013

TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA

 (Hồ Chí Minh)

A. Mức độ cần đạt

 Hiểu được qua văn bản chính luận chứng minh mẫu mực, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm sáng tỏ chân lí sáng ngời về truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân Việt Nam.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta.

- Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản.

 2. Kỹ năng

- Nhận biết văn bản nghị luận xã hội.

- Đọc - hiểu văn bản nghị luận xã hội.

- Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh.

 3. Thái độ

- Nắm được nội dung, nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng, gọn có tính mẫu mực của bài văn.

- Nhớ được một số câu văn tiêu biểu cho phong cách nghị luận của tác giả trong bài văn.

C. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình, phân tích tác phẩm văn nghị luận

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 81: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22	 Ngày soạn: 19/01/2013
Tiết: 81	 Ngày dạy: 21/01/2013
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
 (Hồ Chí Minh)
A. Mức độ cần đạt	
	Hiểu được qua văn bản chính luận chứng minh mẫu mực, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm sáng tỏ chân lí sáng ngời về truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân Việt Nam.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
- Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản.
 2. Kỹ năng
- Nhận biết văn bản nghị luận xã hội.
- Đọc - hiểu văn bản nghị luận xã hội.
- Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh.
 3. Thái độ
- Nắm được nội dung, nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng, gọn có tính mẫu mực của bài văn.
- Nhớ được một số câu văn tiêu biểu cho phong cách nghị luận của tác giả trong bài văn.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, phân tích tác phẩm văn nghị luận
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ;P,KP...
 Lớp 7A5 vắng ;P,KP...
 2. Bài cũ: CĐọc thuộc những câu tục ngữ về con người và xã hội? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu tục ngữ đó?
 3. Bài mới: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một mẫu mực về văn nghị luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để biết sức hấp dẫn của văn bản, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
CEm hãy nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản?
Hs dựa vào chú thích * (Sgk), trả lời.
CVăn bản này viết theo thể loại nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản
Gv yêu cầu giọng đọc: đọc to, rõ ràng, diễn cảm.
Gv đọc mẫu 1 đoạn, gọi các Hs đọc tiếp đến hết.
Gv yêu cầu Hs tìm hiểu từ khó theo Chú thích.
 C Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Đó là những phần nào? Nêu nội dung mỗi phần?
Mở bài: Lòng yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại trở nên sôi nổi, mạnh mẽ, to lớn.
Thân bài: Tinh thần yêu nước đã được chứng minh qua những trang lịch sử vẻ vang.
Kết bài: Tinh thần yêu nước có khi được trưng bày trong tủ kính. Bổn phận của chúng ta là làm cho tinh thần ấy được thể hiện.
Hướng dẫn phân tích cụ thể
C Phần đầu của bài viết tác giả đã nêu vấn đề nghị luận như thế nào? Nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả?
 -> Tác giả đã nêu vấn đề một cách ngắn gọn, súc tích, đầy đủ. Sử dụng những hình ảnh sống động (hình ảnh làn sóng) và những động từ, tính từ mạnh được đặt liên tiếp có tác dụng gợi tả được sức mạnh của lòng yêu nước.
Thảo luận: CĐể chứng minh cho lòng nồng nàn yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự nào?
-> Tác giả đưa ra những chứng cứ biểu hiện tinh thần yêu nước trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược để bảo vệ nền độc lập dân tộc trong lịch sử và hiện tại. Các dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự thời gian từ xưa cho đến nay.
CĐoạn văn nói về lòng yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại sau câu chuyển đoạn có tính chất khẳng định, tác giả đã đưa dẫn chứng bằng cách nào? Cuối cùng tác giả đi tới kết luận gì?
-> Tác giả đã sử dụng cách liệt kê dẫn chứng theo mô hình liên kết: “Từ đến” theo quan hệ hợp lý. Các dẫn chứng đưa ra vừa cụ thể vừa toàn diện để cuối cùng tác giả dẫn tới kết luận : “Những cử chỉ đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.”
 CTrong phần kết bài tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy?
-> Tác giả so sánh lòng yêu nước như các thứ của quý Phép so sánh ấy có tác dụng gợi hình ảnh giúp người nghe, người đọc hình dung rõ ràng hai trạng thái của lòng yêu nước: Tiềm tàng kín đáo và biểu lộ rõ ràng đầy đủ. Rồi từ phép so sánh ấy tác giả đi tới một yêu cầu thực tế chỉ cho mọi người thấy bổn phận của mình.
Hướng dẫn tổng kết
CTheo em, nghệ thuật nghị luận ở bài này có gì đặc sắc? Với nghệ thuật đặc sắc ấy tác giả đã tập trung làm sáng tỏ vấn đề gì ?
-> Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc sáng sủa lí lẽ thống nhất với dẫn chứng, dẫn chứng phong phú Giọng văn tha thiết, sôi nổi Tất cả nhằm làm sáng tỏ chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.”
Gv chốt lại vấn đề. Hs đọc phần Ghi nhớ, Sgk.
CEm hãy rút ra ý nghĩa của văn bản?
Luyện tập 
 Hs làm bt 2 ra nháp trong 5 phút. Gv thu một số bài chấm ngay tại lớp. Sau đó nhận xét, uốn nắn cách viết của các em.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs tự học ở nhà.
I. Giới thiệu chung
 1. Tác giả: Hồ Chí Minh
 2. Tác phẩm: 
- Hoàn cảnh ra đời: Sáng tác tháng 2/1951.
- Thể loại: Văn nghị luận 
II. Đọc - hiểu văn bản
 1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
 2. Tìm hiểu văn bản
 2.1. Bố cục: 3 phần
MB “Dân ta có lũ cướp nước”: Giá trị truyền thống quý báu của nhân dân ta khi Tổ quốc bị xâm lăng.
TB: Tiếp “lòng nồng nàn yêu nước”: Những dẫn chứng minh họa cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong lịch sử từ xưa đến nay.
KB: Đoạn còn lại: Bổn phận của chúng ta là cần khơi dậy tinh thần yêu nước đó để phục vụ cho kháng chiến.
 2.2. Phân tích
 a. Nhận định chung về tinh thần yêu nước
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.”
-> Vấn đề được nêu một cách ngắn gọn, súc tích: sử dụng những hình ảnh sống động (hình ảnh làn sóng) và những động từ, tính từ mạnh được đặt liên tiếp, có tác dụng gợi tả được sức mạnh của lòng yêu nước.
b. Những biểu hiện của lòng yêu nước
* Lòng yêu nước trong quá khứ
“Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vi đại.”
 Dẫn chứng: Thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung 
-> Nghệ thuật liệt kê theo trình tự thời gian.
=> Chứng minh một cách thuyết phục cho lòng yêu nước của dân tộc ta trong lịch sử.
* Trong hiện tại 
Đồng bào ta ngày nay xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
 + Cụ già - nhi đồng.
 + Kiều bào - đồng bào.
 + Nhân dân miền ngược - nhân dân miền xuôi.
-> Ai cũng có lòng nồng nàn yêu nước.
=> Sắp xếp theo trình tự: lứa tuổi - hoàn cảnh - vị trí địa lý.
+ Chiến sỹ -> tiêu diệt giặc.
+ Công chức -> ủng hộ
+ Phụ nữ -> khuyên
+ Bà mẹ -> chăm sóc
+ Công nhân, nông dân -> thi đua sản xuất.
+ Điền chủ -> quyên ruộng đất.
-> Việc làm thể hiện lòng yêu nước.
=> Sắp xếp theo trình tự công việc.
=> Mô hình liên kết “Từ đến” 
=> Sự phong phú với nhiều biểu hiện đa dạng của tinh thần yêu nước trong nhân dân.
c. Nhiệm vụ của chúng ta
 “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý trong hòm.” 
-> Hình ảnh so sánh sinh động.
=> Hai trạng thái của tinh thần yêu nước: tiềm tàng, kín đáo và biểu lộ đầy đủ, rõ ràng.
=> Bổn phận là làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
3. Tổng kết
 a) NT:
- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc thao các phương diện:
+ Lứa tuổi.
+ Nghề nghiệp.
+ Vùng miền
- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn song, lướt qua, nhấn chìm), câu văn nghị luận hiệu quả (câu có từ quan hệ từđến).
- Sử dụng các biện pháp liệt kê nêu tên các anh hung dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta.
 b) ND:
 * Ý nghĩa văn bản: Truyền thống yêu nước quí báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
4. Luyện tập
Bt2: Viết 1 đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4 - 5 câu có sử dụng mô hình liên kết “Từ đến”.
III. Hướng dẫn tự học
- Đọc lại thật kỹ văn bản; Nắm nội dung bài học.
- Kể tên một số văn bản nghị luận xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tập phân tích tác dụng của các từ ngữ, các câu văn nghị luận giàu hình ảnh trong văn bản.
- Soạn bài: Câu đặc biệt.
 E. Rút kinh nghiệm 
Tuần: 22	 Ngày soạn: 19/01/2013
Tiết: 82	 Ngày dạy : 21/01/2013
CÂU ĐẶC BIỆT
A. Mức độ cần đạt	
 	- Hiểu thế nào là câu đặc biệt và tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.
- Nhận biết được câu đặc biệt trong văn bản; biết phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn.
- Biết sử dụng câu đặc biệt trong nói hoặc viết.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Khái niệm câu đặc biệt.
- Tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt trong văn bản.
 2. Kỹ năng
- Nhận biết câu đặc biệt.
- Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.
- Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 3. Thái độ: Có thái độ sử dụng câu đặc biệt vào đúng mục đích nói và viết.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ;P,KP...
 Lớp 7A5 vắng ;P,KP...
2. Bài cũ: CThế nào là câu rút gọn? Việc rút gọn câu nhằm mục đích gì? Khi rút gọn câu cần lưu ý những điều gì? Cho một ví dụ về rút gọn câu.
3. Bài mới: Trong cuộc sống mỗi người, ai cũng có những “người đặc biệt” của riêng mình. 365 ngày trong năm, với mỗi ai đó cũng sẽ có “ngày đặc biệt” Trong tiếng Việt giàu đẹp của chúng ta cũng có kiểu “câu đặc biệt”. Vậy, câu đặc biệt là loại câu như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm câu đặc biệt.
Gv treo bảng phụ ghi ví dụ (sgk) và các phương án trả lời. CCâu được gạch chân có cấu tạo ntn?
Yêu cầu Hs thảo luận trong 1 phút.
 CCâu “Ôi, em Thủy!” là câu đặc biệt. Vậy thế nào là câu đặc biệt?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 1. Gọi 1 Hs đọc lại, 3 Hs nhắc trầm lại.
C Em nào cho cô biết câu đặc biệt khác câu rút gọn ở chỗ nào?
Gv lưu ý: Câu đặc biệt là câu khác với câu bình thường (có cả CN và VN), và khác với câu rút gọn (là câu vốn có CN và VN nhưng trong trường hợp nào đó bị rút gọn đi).
CLấy cho cô 1 ví dụ, trong đó có câu đặc biệt?
Hướng dẫn tìm hiểu tác dụng của câu đặc biệt
Gv treo bảng phụ liệt kê tác dụng của câu đặc biệt (bỏ trống phần trả lời)
Thảo luận (2p): CCác em chép ra nháp bảng liệt kê tác dụng của câu đặc biệt và đánh dấu X vào đáp án mà mình cho là đúng.
1 Hs lên bảng ghi đáp án nhóm mình chọn vào bảng phụ.
 Tác dụng 
Câu đặc biệt
Bộc lộ cảm xúc
Liệt kê thông báo
Xác định thời gian nơi chốn
Gọi đáp
Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác Tài Phán từ từ trôi.
 X
Đoàn người nhốn nháolên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.
 X
“Trời ơi!”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa..
 X
An gào lên :
- Sơn ! Em Sơn ! Sơn ơi!
- Chị An ơi!
 X
 CDựa vào bảng trên, em hãy liệt kê xem câu đặc biệt có những tác dụng nào?
Hs trả lời. Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 2 (sgk). Gọi Hs đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Làm bt1 kết hợp với bt2.
 CXác định câu đặc biệt và câu rút gọn trong các ví dụ a, b, c, d. Sau đó, xét xem chúng có tác dụng gì?
Gv làm mẫu ví dụ a. Gọi ba hs lên bảng làm các ví dụ b, c, d. Hs dưới lớp làm ra nháp. Sau đó nhận xét bài làm của bạn.
Gv chữa bài.
Gv lưu ý hs: Ở ví dụ d, câu rút gọn thứ nhất là câu mệnh lệnh. Câu mệnh lệnh thường rút gọn chủ ngữ.
BT3: Hs làm ở nhà. Yêu cầu viết được đoạn văn trôi chảy, có ý, tả cảnh quê hương. Trong đó, bắt buộc phải sử dụng câu đặc biệt.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs về tự học ở nhà
I. Tìm hiểu chung
1. Thế nào là câu đặc biệt?
 1.1. Phân tích ví dụ
 “Ôi, em Thủy!”
-> Phương án C - đó là câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.
=> Gọi là câu đặc biệt.
 1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/28)
2. Tác dụng của câu đặc biệt
 2.1. Phân tích ví dụ
a. “Một đêm mùa xuân.”
=> Xác định thời gian
b. “Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.”
=> Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
c. “Trời ơi!” => Bộc lộ cảm xúc.
d. - Sơn! Em Sơn! Sơn ơi?
 - Chị An ơi! 
=> Gọi đáp
 2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/29)
II. Luyện tập
BT1 và BT2
a. - Không có câu đặc biệt.
 - Câu rút gọn: 
+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
+ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền công việc kháng chiến.
=> Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp những từ ngữ đã có trước.
b. - Không có câu rút gọn.
 - Câu đặc biệt: Ba giây Bốn giây Năm giây Lâu quá!
-> 3 câu đầu: xác định thời gian.
-> Câu cuối: bộc lộ cảm xúc.
c. - Không có câu rút gọn.
 - Câu đặc biệt: Một hồi còi.
=> Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
d.- Câu đặc biệt: Lá ơi! 
=> Gọi đáp
 - Câu rút gọn: 
+ Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
+ Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
->Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp từ.
BT3: Viết đoạn văn (5 - 7 câu) tả cảnh quê hương. Trong đó có sử dụng câu đặc biệt.
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm nội dung bài học; Làm bt3.
- Tìm trong một văn bản đã học (tự chọn) những câu đặc biệt và nêu tác dụng của chúng.
- Soạn bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.
E. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 Tuan 22T8182.doc