Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 82: Ôn tập phần tập làm văn

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 82: Ôn tập phần tập làm văn

Tiết 82:

Ôn tập phần tập làm văn.

A.Mục tiêu cần đạt.

1.Kiến thức

- Nắm được các nội dung chính của phần tập làm văn đã học trong ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung.

- Thấy được tính kế thừa phát triển của các nội dung đã học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.

2.Kĩ năng.

-Học sinh vận dụng được phương páhp làm văn tự sự kết hợp các yếu tố nghị luận, miêu tả, biểu cảm.

3.Thái độ:

-Học sinh có ý thức vận dụng các phương thức biểu đạt khác vào trong bài văn tự sự.

B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

*Giáo viên: Chẩun bị bảng phụ, đèn chiếu

*Học sinh: Chuẩn bị nội dung ôn tập theo câu hỏi sách giáo khoa.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 82: Ôn tập phần tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 8/12/09
Ngày giảng : 9/12/09.
Tiết 82:
Ôn tập phần tập làm văn.
A.Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức
- Nắm được các nội dung chính của phần tập làm văn đã học trong ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung.
- Thấy được tính kế thừa phát triển của các nội dung đã học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.
2.Kĩ năng.
-Học sinh vận dụng được phương páhp làm văn tự sự kết hợp các yếu tố nghị luận, miêu tả, biểu cảm..
3.Thái độ:
-Học sinh có ý thức vận dụng các phương thức biểu đạt khác vào trong bài văn tự sự.
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
*Giáo viên: Chẩun bị bảng phụ, đèn chiếu
*Học sinh: Chuẩn bị nội dung ôn tập theo câu hỏi sách giáo khoa.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. ( 7’) 
?Thế nào là đối thoại, độc thọai, độc thoại nội tâm? Vai trò của những yếu tố này trong văn bản tự sự?
2: Tổ chức các hoạt động dạy học
* Giới thiệu bài. ( 1’)
Tiết 79 chúng ta đã hệ thống các đơn vị kiến thức về văn bản thuyết minh tự sự, song để giúp các em có cái nhìn rộng hơn, sâu hơn về văn bản tự sự chúng ta cùng hệ thống nội dung kiến thức còn lại.
* Hoạt động 3: Bài mới. ( 35’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
* GV nêu câu hỏi: 
? Phần Tập làm văn trong NV9 tập 1 có những nội dung nào lớn?
? Nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?
* GV nhận xét, nhấn mạnh:
- VB thuyết minh và VB tự sự lớp 9 vừa lặp lại, vừa nâng cao cả kiến thức lẫn kĩ năng so với nội dung về các kiểu văn bản này ở những lớp dưới.
? Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào?
? Lấy ví dụ để chứng minh?
* GV nhận xét, chốt ý chính.
- Nếu thiếu các yếu tố đó thì bài văn thuyết minh sẽ khô khan và thiếu sinh động.
? Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào?
* GV nhận xét, treo bảng phụ gợi ý các điểm cần so sánh.
? Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì khác so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới?
Đánh giá:
D Hướng dẫn hoạt động tiếp nối. ( 2’)
 - Xem lại bài viết số 3
 - Lập dàn ý. 
 - Chuẩn bị văn bản Hai đứa trẻ.
* Cho HS thảo luận nhóm nhỏ theo câu hỏi:
? SGK Ngữ Văn9 tập1 nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự?
? Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào?
? Tìm ví dụ đoạn văn có sử dụng các yếu tố trên?
* GV nhận xét, bổ sung
? Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?
? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào?
- Hình thức thể hiện:
+ Đối thoại: đối đáp, trò chuyện giữ hai hay nhiều người; được thể hiện bằng gạch đầu dòng trong văn bản.
+ Độc thoại: lời nói của một người nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng, có gạch đầu dòng phía trước.
+ Độc thoại nội tâm: lời nói không nói thành lời của một người... không có gạch đầu dòng. 
? Tìm ví dụ về đoạn văn có sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?
* GV nhận xét, bổ sung.
? Thế nào là người kể chuyện trong văn tự sự?
? Có mấy loại ngôi kể? Tác dụng của chúng?
? Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể 
chuyện?
? Thế nào là người kể chuyện trong văn tự sự?
? Có mấy loại ngôi kể? Tác dụng của chúng?
? Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể 
chuyện?
? Tìm hai đoạn văn tự sự, trong đó một đoạn người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất, một đoạn kể theo ngôi thứ ba. Nhận xét vai trò của người kể trong từng đoạn?
* HS thảo luận, trình bày.
* GV nhận xét, treo bảng phụ có ghi hai đoạn văn được kể theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
? Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự?
? Theo em liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất hay không?
GV kẻ bảng hệ thống ra bảng phụ.
Yêu cầu học sinh lên làm bài tập.
?Vì sao trong bài làm văn cần có đủ ba phần?
? Trình bày những kĩ năng kiến thức về kiểu văn bản tự sự của Tập làm văn đã giúp em gì trong việc Đọc-Hiểu văn bản?
? Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc - hiểu văn bản tương ứng đã giúp học sinh học tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện.
GV yêu cầu h/s lấy ví dụ
* HS thảo luận, trả lời.
* HS thảo luận, trình bày.
* HS thảo luận, trình bày.
* HS thảo luận, trình bày
* HS thảo luận, trả lời.
* HS thảo luận, trả lời.
* HS trả lời.
Trả lời.
Trả lời.
Trả lời.
-So sánh
-Giải thích
-Lí giải
-Làm độc lập
-Lí giải
-Suy luận
-Suy luận
1. Nội dung chính:
1. Văn bản thuyết minh:
- Luyện tập kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố: nghị luận, miêu tả.
2. Văn bản tự sự:
- Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với nghị luận.
- Một số nội dung mới trong VBTS:
+ Độc thoại và độc thoại nội tâm
+ Người kể và vai trò của người kể.
2. Vai trò, vị trí và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong VBTM:
- Các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả góp phần làm cho VBTM được sinh động, hấp dẫn.
- Là các yếu tố phụ trợ làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
3. Phân biệt văn thuyết minh và văn miêu tả:
Thuyết minh
Miêu tả, tự sự
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật.
- Đảm bảo tính khách quan, khoa học, ít dùng tưởng tượng, so sánh.
- Dùng nhiều số liệu cụ thể chi tiết.
- Ứng dụng trong nhiều tình huống, cuộc sống, văn hoá, khoa học.
- Thường theo mộ số yêu cầu giống nhau.
- Đơn nghĩa.
- Có hư cấu, tưởng tượng không nhất thiết phải trung thành với sự vật.
- Dùng nhiều so sánh, tưởng tượng.
- Ít dùng số liệu cụ thể chi tiết.
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật.
- Ít tính khuôn mẫu.
- Đa nghĩa.
IV. Đặc điểm của VBTS:
1. Nội dung:
 Yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, người kể chuyện trong VBTS.
2. Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận:
- Yếu tố miêu tả nội tâm:Tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật thông qua miêu tả nội tâm trực tiếp hoặc cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật thông qua miêu tả nội tâm gián tiếp.
-Yếu tố nghị luận: Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.
3. Ví dụ:
a) Đoạn văn sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm:
... “Thực sự mẹ không lo lắng...con đường làng dài và hẹp”. (Cổng trường mở ra- Lí Lan)
b) Đoạn văn sử dụng yếu tố nghị luận:
... “Vua QT cưỡi voi... dụ họ rằng:.... ta không nói trước!” (Hoàng Lê nhất thống chí- NGVP).
c) Đoạn văn sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận:
... “Lão không hiểu tôi... mỗi ngày một thêm đáng buồn”. (Lão Hạc- Nam Cao).
V. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm:
1. Khái niệm: SGK
2. Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện:
- Tạo cho câu chuyện có không khí gẫn gũi, thật như cuộc sống đang diễn ra; tạo tình huống để tác giả khai thác nội tâm nhân vật.
- Thể hiện thái độ của nhân vật.
- Giúp người đọc cảm nhận chiều sâu tâm lí tinh tế, nhạy cảm của nhân vật, khắc hoạ tính cách nhân vật -> khám phá thế giới nội tâm phong phú, phức tạp và đầy bí ẩn của nhân vật.
3. Ví dụ: 
... “tôi cất giọng véo von:
Cái Cò... tao ăn.
Chị Cốc... vào tổ tao đâu”. (Dế Mèn phiêu lưu kí - Tố Hoài).
VI. Người kể chuyện trong văn tự sự:
1. Khái niệm: SGK
2. Vai trò của người kể chuyện:
- Dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể.
3. Ví dụ:
* Người kể ở ngôi thứ nhất:
... “Mẹ tôi lấy vạt áo...vô cùng” -> giúp người đọc đi sâu vào tâm tư tình cảm phức tạp của nhân vật “tôi”, nhưng hạn chế trong việc miêu tả bao quát các nhân vật khác, dễ gây cảm giác đơn điệu.
* Người kể ở ngôi thứ ba:
... “ Chính là anh thanh niên.... như vậy” -> người kể giấu mình nhưng có mặt khắp mọi nơi trong văn bản và dường như thấy hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.
7. So sánh sự giống và khác nhau.
nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 với văn bản tự sự ở các lớp dưới.
* Giống nhau:
- Văn bản tự sự phải có: 
+ Nhân vật chính và một số nhân vật phụ.
+ Cốt truyện: Sự việc chính và một số sự việc phụ.
* Khác nhau: ở lớp 9 có thêm:
- Sự kết hợp tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm.
- Sự kết hợp giữa tự sự với các yêú tố nghị luận.
- Đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự.
- Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự.
8. Giải thích tại sao trong văn bản có đủ các yếu tố đó mà vẫn coi là văn bản tự sự?
- Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự.
Vì các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là phương thức tự sự.
- Khi gọi tên một văn bản, người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó. Trong thực tế khó có một văn bản nào đó chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
9. Đánh dấu X vào ô trống.
-Tự sự: Miêu tả, Nghị luận, biểu cảm, thuyết minh
-Miêu tả: tự sự, biểu cảm, thuyết minh.
-Nghị luận: miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.
-Biểu cảm: tự sự, miêu tả, nghị luận
-Thuyết minh: miêu tả, nghị luận
-Điều hành: không kết hợp với các yếu tố trên
10. Một số tác phẩm tự sự được học....
- Vì khi còn ngồi trên ghế nhà trường học sinh đang giai đoạn luyện tập phải rèn luỵên theo những yêu cầu '' chuẩn mực ''của nhà trường. Sau khi đã trưởng thành học sinh có thể viết tự do ''phá cách như các nhà văn''.
11. Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần tập làm văn ....
-Khi học các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, các kiến thức về tập làm văn đã giúp cho người đọc hiểu sâu hơn các đoạn trích Thuý Kiều cũng như truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Ví dụ: Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích'' với những suy nghĩ nội tâm thấm nhuần đạo hiếu đức hi sinh:
Xót người tựa cửa hôm mai
...ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Ví dụ: Truyện ngắn Làng.
- Cuộc đối thoại bà chủ nhà 
'' Gia dình ông Hai ''.
- Đoạn đối thoại bà chủ nhà
'' Mời gia đình ông Hai''.
12.Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự ....
-Văn bản tự sự trong sách Ngữ văn đã cung cấp cho học sinh các đề tài, nội dung, cách kể chuỵên, cách dùng các ngôi kể, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc.
Đánh giá:
D Hướng dẫn hoạt động tiếp nối. ( 2’)
 - Xem lại bài viết số 3
 - Lập dàn ý. 
 - Chuẩn bị văn bản Hai đứa trẻ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 80- TLV.doc