TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
A. Mức độ cần đạt
Hiểu mục đích, tính chất và các yếu tố của của phép lập luận chứng minh.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Đặc điểm của phép lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận.
- Yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh.
2. Kỹ năng
- Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
- Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
3. Thái độ: Hiểu mục đích, tính chất và các yếu tố của của phép lập luận chứng minh để vận dụng trong bài làm văn nghị luận chứng minh.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ;P ,KP . .
Lớp 7A5 vắng ;P ,KP . .
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 2 Hs.
3. Bài mới: Trong các tiết học trước các em đã được tìm hiểu rất kỹ về văn nghị luận. Tuy nhiên, đó chỉ là tên gọi chung của một số thể văn (chứng minh, phân tích, giải thích, bình luận). Hôm nay chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích một thể loại cụ thể, đó là kiểu bài nghị luận chứng minh qua bài học hôm nay.
Tuần: 23 Ngày soạn: 28/01/2013 Tiết: 87 - 88 Ngày dạy: 31/01/2013 TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH A. Mức độ cần đạt Hiểu mục đích, tính chất và các yếu tố của của phép lập luận chứng minh. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Đặc điểm của phép lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận. - Yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh. 2. Kỹ năng - Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận. - Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận. 3. Thái độ: Hiểu mục đích, tính chất và các yếu tố của của phép lập luận chứng minh để vận dụng trong bài làm văn nghị luận chứng minh. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ;P,KP... Lớp 7A5 vắng ;P,KP... 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 2 Hs. 3. Bài mới: Trong các tiết học trước các em đã được tìm hiểu rất kỹ về văn nghị luận. Tuy nhiên, đó chỉ là tên gọi chung của một số thể văn (chứng minh, phân tích, giải thích, bình luận). Hôm nay chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích một thể loại cụ thể, đó là kiểu bài nghị luận chứng minh qua bài học hôm nay. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về mục đích và phương pháp chứng minh CTrong đời sống, khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm ntn? -> Em phải tìm những dẫn chứng để thuyết phục, để chứng tỏ là mình nói sự thật. Ví dụ như đưa ra những vật chứng (đồ vật, tranh ảnh) hay nhân chứng (mời ai đó từng chứng kiến sự việc) làm chứng. Gv cho Hs quan sát một thẻ sinh viên hoặc học sinh, một giấy khai sinh, chứng minh nhân dân và hỏi CNhững giấy tờ này chứng minh về điều gì? -> Thẻ sinh viên hoặc thẻ học sinh là chứng minh người đó là sinh viên hay học sinh. Giấy khai sinh là bằng chứng về ngày sinh. Chứng minh nhân dân là chứng minh tư cách công dân. CTừ những ví dụ trên em hãy rút ra nhận xét: Thế nào là chứng minh? -> Chứng minh trong đời sống là đưa ra những bằng chứng để làm sáng tỏ sự đúng đắn của vấn đề. CTuy nhiên, trong văn nghị luận, khi người ta chỉ được dùng lời văn, (không được dùng nhân chứng và vật chứng) thì làm sao để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đáng tin cậy và đúng sự thật? -> Muốn chứng minh vấn đề trong bài văn nghị luận chỉ có cách dùng lý lẽ, bằng chứng chân thực để làm sáng tỏ. * Hs đọc, thảo luận bài “Đừng sợ vấp ngã” Gọi học sinh đọc bài văn. C Luận điểm chính của bài văn này là gì? Hãy tìm những câu văn mang luận điểm đó. CĐể khuyên người ta “Đừng sợ vấp ngã” bài văn đã lập luận như thế nào? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin không? Bài văn chứng minh bằng cách nêu chân lý trước sau đó chứng minh cho chân lý bằng cách đưa ra hai ý: Ý 1: Vấp ngã là thường và lấy ví dụ mà ai cũng có kinh nghiệm để chứng minh. Ý 2: Những người nổi tiếng cũng đã từng vấp ngã, nhưng vấp ngã không gây trở ngại cho họ trở thành người nổi tiếng. Bài viết nêu ra 5 danh nhân mà ai cũng thừa nhận. Dẫn chứng nêu ra rất đáng tin cậy, được mọi người thừa nhận. Văn bản đã chứng minh từ gần đến xa, từ bản thân đến người khác theo cách lập luận chặt chẽ,. CQua việc tìm hiểu văn bản, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì? Hs trả lời, Gv tóm ý dẫn đến Ghi nhớ (Sgk/42). Hết tiết 87 chuyển tiết 88 Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Gọi Hs đọc bài văn Không sợ sai lầm: CBài văn nêu lên luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm. CĐể chứng minh luận điểm của mình, người viết nêu ra những luận cứ nào? CNhững luận cứ ấy có sức thuyết phục không? CCách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài “Đừng sợ vấp ngã”? Hs thảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời. Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Gv chữa bài. * Gv hướng dẫn Hs đọc phần Đọc thêm Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn để Hs về nhà tự học thêm. I. Tìm hiểu chung về Mục đích và phương pháp chứng minh 1. Khái niệm chứng minh: - Trong đời sống: chứng minh là dùng chứng cớ, sự thật để xác nhận một điều gì đó đáng tin. - Trong văn nghị luận: Chứng minh là một phép lập luận vận dụng lí lẽ, dẫn chứng nhằm khẳng định một luận điểm nào đó là đúng đắn. Các lí lẽ và bằng chứng phải được lựa chọn, thẩm tra, chân thực và đã được thừa nhận. 2. Văn bản “Đừng sợ vấp ngã” - Luận điểm chính: Đừng sợ vấp ngã. - Câu văn mang luận điểm: + Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. + Vậy xin bạn chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. - Cách thức lập luận: + Oan Đi-xnây từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng. + Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. + Lép Tôn-xtôi, tác giả bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hòa bình” bị đình chỉ học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”. + He-ri Pho thất bại và cháy túi tới 5 lần trước khi đi tới thành công. + Ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng, En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. -> Dùng dẫn chứng thực tế để chứng minh, có sức thuyết phục cao. Ghi nhớ: (Sgk/42) Hết tiết 87 chuyển tiết 88 II. Luyện tập * Văn bản “Không sợ sai lầm” - Luận điểm chính: Không sợ sai lầm. Câu văn mang luận điểm: + Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy thì đó... + Thất bại là mẹ thành công. + Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình. - Luận cứ: + Người sợ sai lầm là người trốn tránh thực tế , không tự lập được. + Sai lầm cũng có mặt lợi. + Khẳng định không thể tránh được sai lầm, phải biết chấp nhận nó và kết luận thất bại là mẹ thành công. + Nêu ra những cách ứng xử của con người khi phạm sai lầm. + Khẳng định không sợ sai lầm mới làm chủ số phận của mình. -> Đó là những luận cứ hiển nhiên, giàu sức thuyết phục làm sáng tỏ luận điểm. + Văn bản này dùng hệ thống lý lẽ để lập luận. Văn bản Đừng sợ vấp ngã dùng dẫn chứng để chứng minh. * Đọc thêm III. Hướng dẫn tự học - Nắm nội dung bài học, học thuộc phần Ghi nhớ. - Sưu tầm một vài văn bản nghị luận chứng minh làm tài liệu học tập. - Chuẩn bị 2 bài tiếp theo: Đức tính giản dị của Bác Hồ và Thêm trạng ngữ cho câu (TT). E. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: