Tiết 91
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
( Chu Quang Tiềm ) - Tiết 1 -
I. Mục tiêu bài dạy
- Giúp học sinh hiểu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. Bước đầu thấy được sự cần thiết của việc đọc sách.
- Rèn kỹ năng đọc, phân tích văn bản NL.
- Giáo dục ý thức ham mê đọc sách.
II. Chuẩn bị : Thầy – Nghiên cứu bài + Đồ dùng
Trò - Đọc, tìm hiểu trước ở nhà.
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp (1)
2. Kiểm tra ý thức chuẩn bị của học sinh (1)
3. Bài mới (1) Ngay từ khi còn để chỏm, trong những ngày đầu tiên cắp sách đến lớp, các học trò Trung Quốc và VN xưa đều thuộc lòng lời giáo huấn của Thánh hiền : “Thiên tử trọng hiền hào
Văn chương giáo nhĩ tào
Vạn ban giai hạ phẩm
Duy hữu độc thư cao ” .
Học kỳ II Tuần 20 Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 91 Bàn về đọc sách ( Chu Quang Tiềm ) - Tiết 1 - I. Mục tiêu bài dạy - Giúp học sinh hiểu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. Bước đầu thấy được sự cần thiết của việc đọc sách. - Rèn kỹ năng đọc, phân tích văn bản NL. - Giáo dục ý thức ham mê đọc sách. II. Chuẩn bị : Thầy – Nghiên cứu bài + Đồ dùng Trò - Đọc, tìm hiểu trước ở nhà. III. Tiến trình bài dạy 1. ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra ý thức chuẩn bị của học sinh (1’) 3. Bài mới (1’) Ngay từ khi còn để chỏm, trong những ngày đầu tiên cắp sách đến lớp, các học trò Trung Quốc và VN xưa đều thuộc lòng lời giáo huấn của Thánh hiền : “Thiên tử trọng hiền hào Văn chương giáo nhĩ tào Vạn ban giai hạ phẩm Duy hữu độc thư cao ” . Nghĩa là : Nhà vua coi trọng người hiền đức Văn chương giáo dục con người Trên đời mọi nghề đều thấp kém Chỉ có đọc sách là cao quý nhất. Gạt bỏ đi cái lạc hậu, cực đoan, lỗi thời của tư tưởng phong kiến xưa, vẫn còn lại một sự đánh giá cao vai trò của việc đọc sách. Đọc sách là việc cao quý, nó làm cho con người trở nên cao quý hơn. Đã có biết bao ý kiến hay, sâu sắc bàn về đọc sách. Văn bản “ Bàn về đọc sách ” của Chu Quang Tiềm – 1 học giả Trung hoa nổi tiếng là một minh chứng. Hoạt động của htầy và trò TG Nội dung SGK trang 3. Gv nêu yêu cầu đọc: Rõ ràng, mạch lạc song tâm tình, nhẹ nhàng. - Gv đọc mẫu, gọi hs đọc và kết hợp tìm hiểu từ khó.( Học vấn? Nhân loại? Học thuật? Khí chất?) - Dựa vào CT* em hãy giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả ? - Gv giới thiệu về xuất xứ của văn bản. - Trong chương trình NV lớp 8, em đã được học văn bản nghị luận có nhan đề ngắn gọn tương tự, đó là văn bản nào? ( Bàn luận về phép học – La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp ). Trắc nghiệm: Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào? a. Tự sự b. Miêu tả c. Biểu cảm d. Nghị luận - Vậy văn bản đề cập đến vấn đề gì? ( Nêu ý kiến về việc đọc sách ) - Xác định bố cục của văn bản và nội dung của các đoạn? Máy chiếu: + Từ đầu đến “ phát hiện thế giới mới” : Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách. + Tiếp đến “ tự tiêu hao lực lượng”: Những khó khăn trong việc đọc sách . + Còn lại: Những phương pháp đọc sách có hiệu quả. GV: Để CM cho vấn đề trên, tác giả triển khai thành 3 luận điểm, tương ứng với 3 luận điểm đó là bố cục 3 phần của văn bản. - Gọi học sinh đọc đoạn 1 : Nhắc lại luận điểm 1? - Đề cập tới sự cần thiết của việc đọc sách, tác giả đã đưa ra mấy luận cứ? Đó là những luận cứ nào? Máy chiếu (2 luận cứ) + Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn. + Sách là kho tàng quý báu.là cột mốctiến hoá. - Tác giả đã lý giải ntn về tầm quan trọng, sự cần thiết của việc đọc sách đối với con người? Gv: Tác giả đã lập luận bằng cách đặt việc đọc sách trong mối quan hệ với học vấn để lý giải về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách. - Tại sao Chu Quang Tiềm lại khảng định đọc sách là con đường quan trọng nhất của học vấn? Gv: Từ lý giải việc đọc sách là con đường quan trọng của học vấn, tác giả đã khéo léo dẫn dắt và khảng định về vai trò của sách. - Em hiểu ntn về lời khảng định này của tác giả? Gv: Tủ sách nhân loại đồ sộ, là những tinh hoa trí tuệ quý báu được các thế hệ cẩn thận lưu giữ lại. - Để làm sáng tỏ luận cứ này, tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể nào? ( Cách lập luận?) Máy chiếu: 2 lí lẽ + Nếu mong tiến lên. làm điểm xuất phát. + Đọc sách là trả món nợ đối với thành quả nhân loại, là hưởng thụ. - Qua cách lập luận của tác giả, giúp cho chúng ta thấy việc đọc sách có vai trò ntn đối với cuộc sống con người? - Từ lời dạy của tác giả, hãy cho biết em đã hưởng thụ được những gì từ tri thức nhân loại qua việc đọc sách, đọc sgk để chuẩn bị cho học vấn của mình? 17’ 20’ I. Đọc, tìm hiểu chú thích 1. Đọc 2. Chú thích a. Tác giả (1897-1986) - Nhà mĩ học, nhà lý luận văn học xuất sắc của Trung Quốc. b. Tác phẩm: Trích “ Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách” (Bắc Kinh – 1995) II. Đọc, tìm hiểu văn bản 1. Bố cục : 3 phần 2. Phân tích a. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách * Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn. * Sách là kho tàng quý báulà cột mốc tiến hoá. => Sách là vốn quý của nhân loại, là cách để tạo học vấn, là con đường tiến lên của học vấn, của tri thức. * Luyện tập: 4. Củng cố (1’) 5. Hướng dẫn học(1’) Tiếp tục đọc và tìm hiểu bài. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 92 Bàn về đọc sách ( Chu Quang Tiềm ) - Tiết 2- I. Mục tiêu bài dạy - Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách tích luỹ và những phương pháp đúng đắn của việc đọc sách. Từ đó liên hệ tới việc đọc sách của bản thân, cảm nhận được tính chất khoa học nghiêm túc, đúng đắn của tác giả đối với đọc sách. - Rèn kỹ năng tìm hiểu và phân tích văn bản nghị luận. - Giáo dục ý thức và phương pháp đọc sách có hiệu quả. II. Chuẩn bị: Thầy – Nghiên cứu bài + Đồ dùng. Trò - Đọc, trả lời câu hỏi sgk. III. Tiến trình bài dạy 1. ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (3’) 3. Bài mới (1’) Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung - Yêu cầu học sinh nhắc lại bố cục văn bản. - Gọi học sinh đọc phần 2, kết hợp tìm hiểu các từ khó. - Nhắc lại nội dung của đoạn 2? - Tác giả đã đề cập tới những mặt hạn chế nào của việc đọc sách ?( Thực tại ?) (Do ngày nay càng có nhiều sách) Trắc nghiệm: Theo tác giả thì vì sao việc đọc sách ngày nay không dễ? a. Sách nhiều nhưng sách hay thì ít. b. Không dễ tìm thấy sách hay để đọc. c. Sách nhiều khiến người đọc dễ lạc hướng và không chuyên sâu. d. Sách nhiều nhưng là một thứ hàng hoá đắt so với điều kiện của nhiều người. - Không chuyên sâu? - Dễ lạc hướng? - Tác giả đã lý giải ntn về cách đọc lạc hướng và không chuyên sâu? - Nhận định này của ông có đúng đắn không? Nhận xét về các lý lẽ của tác giả? - Liên hệ với cách đọc sách của giới trẻ hiện nay. - Cách đọc lạc hướng, không chuyên sâu như vậy sẽ có tác hại ntn? Tìm các câu văn ? Máy chiếu: + Như một người ăn không tiêu -> Đau dạ dày. + Như một người đánh trận, không đánh vào mục tiêu, chỉ đấm bên đông, đá bên tây -> Tự tiêu hao lực lượng. - Ăn không tiêu nghĩa là ntn? - Tự tiêu hao lực lượng ? - Tác giả đã sử dụng BPNT gì để nhấn mạnh tác hại của cách đọc lạc hướng, không chuyên sâu? - Từ cách so sánh đầy ấn tượng , em đã cảm nhận được lời khuyên nào của tác giả về việc đọc sách? - Học sinh đọc từ “ Đọc sách không cốt lấy nhiều”. - Để khuyên con người ta tránh cách đọc không hiệu quả, tác giả đã đưa ra yêu cầu nào đầu tiên? - Khi chọn sách cần chú ý điều gì? - Chọn cho tinh nghĩa là ntn? ( Chọn loại sách thực sự cần thiết, bổ ích, có ý nghĩa) Trắc nghiệm: Loại sách phổ thông (Sách thường thức) cần cho ai? a. Những người ít học. b. Các học giả chuyên sâu. c. Chỉ cần cho những người yêu quí sách. d. Cần cho mọi công dân của thế giới hiện đại. - Khi đã chọn được sách rồi, tác giả đưa ra yêu cầu đọc ntn để có hiệu quả? Máy chiếu: “ Nếu đọc 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị”. - Tình huống giả định ấy của tác giả muốn khuyên ta điều gì khi đọc sách? - Tác giả đã lý giải ntn về tác hại của việc đọc hời hợt? ( Như người cưỡi ngựa đi qua chợ) - Bên cạnh đó, khi đọc sách còn phải chú ý điều gì? Trắc nghiệm: Tại sao cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu - giữa đọc sách thường thức và sách chuyên môn? a. Vì “ trên đời không có học vấn nào cô lập, tách rời các học vấn khác”. b. Vì “ không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”. c. Vì “ biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào”. d. Cả 3 lý do trên. - Theo tác giả thì khi đọc sách mà chỉ chú ý tới chuyên môn thì sẽ có tác haị ntn? - Nhận xét về cách lập luận của tác giả?( Lý lẽ, dẫn chứng?) - Từ đó em đã thu nhận được lời khuyên bổ ích nào về phương pháp đọc sách của tác giả? Trắc nghiệm: Nhận định nào nói đúng và đầy đủ nhất sức thuyết phục của văn bản? a. Lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng sinh động, toàn diện, tỉ mỉ, lập luận chặt chẽ. b. Dẫn chứng phong phú, câu văn giàu hình ảnh. c. Sử dụng phép so sánh và nhân hoá. d. Giọng văn biểu cảm, giàu biện pháp tu từ. b. Những khó khăn của việc đọc sách: + Sách nhiều khiến người đọc không chuyên sâu. + Sách nhiều khiến người đọc dễ lạc hướng. -> Nhận định đúng đắn, lý lẽ thuyết phục. Hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh: Muốn đọc sách có hiệu quả cần phải đọc kỹ, đọc chuyên sâu, cần lựa chọn sách hay, tránh đọc tràn lan. c. Những Phương pháp đọc sách có hiệu quả: * Chọn sách: Chọn cho tinh, chọn 2 loại sách (Sách phổ thông và sách chuyên môn ) * Đọc sách: - Đọc kỹ, đọc say mê, hứng thú, ngẫm nghĩ. - Kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức và sách chuyên môn. => Lý lẽ, dẫn chứng giàu sức thuyết phục, sử dụng so sánh liên tưởng giàu hình ảnh : Đọc sách cần chuyên sâu nhưng cần cả đọc rộng. Có hiểu rộng nhiều lĩnh vực thì mới hiểu sâu một lĩnh vực. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật 2. Nội dung Đề cao vai trò, ý nghĩa của việc đọc sách trong đời sống con người. Từ đó đưa ra những phương pháp đọc sách đúng đắn, hiệu quả. IV. Luyện tập: Liên hệ lời khuyên của tác giả với việc đọc sách của bản thân em. 4. Củng cố (1’) 5. Hướng dẫn học(1’) Học nội dung bài, chuẩn bị bài “ Khởi ngữ”. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 93 Khởi ngữ I. Mục tiêu bài dạy - Giúp học sinh nhận biết được thế nào là khởi ngữ. Phân biệt được khởi ngữ với chủ ngữ của câu. Nắm được công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài được nói đến trong câu chứa nó. - Rèn kỹ năng đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng khởi ngữ. - Giáo dục ý thức diễn đạt vấn đề. II. Chuẩn bị: Thầy - Đồ dùng. Trò - Đọc , tìm hiểu bài trước ở nhà. III. Tiến trình bài dạy 1. ổn định lớp(1’) 2. Kiểm tra bài cũ (3’) 3. Bài mới (1’) Trong câu, ngoài các thành phần chính như CN, VN còn có những TP phụ như: Trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ. Hôm nay các em sẽ tìm hiểu thêm 1 thành phần phụ nữa trong câu, đó là khởi ngữ. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung - GV treo bảng phụ ví dụ sgk trang 7 :Gọi học sinh đọc, chú ý các từ in đậm. - Hãy xác định cụm C-V trong các câu chứa từ in đậm? a. Còn anh, anh / không ghìm nổi xúc động. C V b. Giàu, tôi / cũng giàu rồi. C V c. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta / có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó C V thiếu giàu và đẹp. - Xác định vị trí của những từ in đậm trong câu? Vai trò của những từ im đậm ? - Mối quan hệ của CN, VN trong câu? ( Chặt chẽ, mật thiết vì CN trả lời cho câu hỏi: Ai? Cái gì? Còn VN trả lời cho câu hỏi: Như thế nào? Làm sao? ) => Có mối quan hệ với CN trong câu. - Những từ in đậm này có quan hệ C-V với thành phần VN như CN không? - Y ... g con người. II. Chuẩn bị: Thầy – Nghiên cứu bài + Đồ dùng. Trò - Đọc, trả lời câu hỏi sgk. III. Tiến trình bài dạy 1. ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (3’) 3. Bài mới (1’) Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung - Yêu cầu học sinh nhắc lại bố cục? - Gọi học sinh đọc đoạn 2: Nhắc lại nội dung? - Nhà khoa học Buy phông đã phản ánh về loài chó sói ntn? - Bạo chúa? Chết vô dụng? - Theo La phông ten, chó sói có hoàn toàn là một tên bạo chúa khát máu và đáng ghét không? Trắc nghiệm: Tính cách nào của loài sói trong quan niệm của La phông ten khác với Buy phông? a. Hư hỏng c. Khốn khổ, bất hạnh. b. Độc ác d. Khát máu. - Gã vô lại? - Tại sao chó sói lại có những tính cách phức tạp như vậy? GV: Theo ông, chó sói là một tính cách phức tạp: Độc ác mà khốn khổ; Trộm cướp bất hạnh, vụng về; Gã vô lại thường xuyên đói meo, bị ăn đòn, bị truy đuổi; Đáng ghét mà lại đáng thương. - Nhận xét về hình tượng cừu và chó sói trong thơ của L. và quan niệm của B, tác giả Hi pô lít – Ten đã đưa ra một nhận định. Đó là nhận định gì? - Em hiểu ntn về nhận định này? Gv: Sói độc ác, gian giảo muốn ăn thịt cừu non một cách hợp lý, hợp pháp. Nhưng những lý do nó đưa ra lại vô lý, vụng về, sơ hở nên bị cừu non vạch trần. Cuối cùng nó đành cứ ăn thịt cừu non bất chấp lý do =>Hài kịch của sự ngu ngốc – Bi kịch của sự độc ác. Trắc nghiệm: Cách viết về loài sói và cừu của B và L có điểm gì giống nhau? a. Đều sử dụng BPNT nhân hoá để viết về chúng. b. Đều đựa vào đặc tính của loài để viết và nói về chúng.(b) c. Đều viết về loài cừu và sói nói chung chứ không phải về một con cừu, sói cụ thể. d. Đều viết về loài cừu và sói như những số phận và tính cách cụ thể. - Song cách miêu tả của họ có điều gì đặc biệt? ( + Nhà KH thì tả chính xác, khái quát dựa trên những quan sát, nghiên cứu, phân tích để khái quát đặc tính cơ bản của từng loài. + Nhà thơ tả bằng sự quan sát tinh tế, nhạy cảm của một trái tim, của trí tưởng tượng phong phú. Đó là đặc điểm, bản chất của sáng tạo NT. Người nghệ sĩ tả về đối tượng không chỉ là hiểu về đối tượng mà còn phải hoá thân vào đối tượng. Đó là cái nhìn nhân đạo của nhà thơ, của người nghệ sĩ. - Qua cách tả, viết về 2 con vật – nhà thơ La phông ten muốn gửi tới người đọc điều gì? Trắc nghiệm: Sức thuyết phục của văn bản thể hiện qua cách viết nào? a. So sánh, đối chiếu. b. Phân tích tỉ mỉ, chi tiết. c. Liệt kê d/c để minh hoạ. d. Cả 3 ý trên. b. Hình tượng chó sói * Theo Buy phông - Tên bạo chúa khát máu, đáng ghét.sống gây hại, chết vô dụng; hôi hám, bẩn thỉu, hư hỏng. * Theo La phông ten: - Bạo chúa khát máu. - Tên trộm cướp khốn khổ và bất hạnh, gầy giơ xươnggã vô lại luôn đói dài. - Là nhân vật hài kịch về sự ngu ngốc và bi kịch về sự độc ác. => Sự đối mặt giữa cái thiện- cái ác; Kẻ mạnh – kẻ yếu trong xã hội. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật 2. Nội dung: Qua cách so sánh hình tượng con cừu và chó sói trong thơ La..và Buy.., tác giả Hi pô lít- Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác NT là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn. IV. Luyện tập: Đọc thêm văn bản “ Chó sói và chiên con” sgk trang 41. 4. Củng cố (1’) 5. Hướng dẫn học (1’) Học nội dung bài và chuẩn bị bài “ NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lý”. .. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 108 Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý I. Mục tiêu bài dạy -Giúp học sinh nắm được khái niệm về kiểu bài NL về một vấn đề tư tưởngđạo lý. - Rèn kỹ năng nhận diện và kỹ năng viết văn bản NL xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. - Giáo dục thái độ tự giác học tập. II. Chuẩn bị: Thầy – Nghiên cứu bài. Trò - Đọc, tìm hiểu trước bài ở nhà. III. Tiến trình bài dạy 1.ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (3’) 3. Bài mới (1’) Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Gv giải thích: +Tư tưởng? ( Quan điểm, ý kiến, thái độ) + Đạo lý? ( Những chuẩn mực đạo đức có tính chất răn dạy mà con người phải tuân thủ) - Gọi học sinh đọc văn bản sgk trang 34: Văn bản đã bàn luận về vấn đề gì? - Văn bản có thể chia mấy phần? Nêu giới hạn và nội dung các phần? Máy chiếu: + Đ1(MB):Dẫn trực tiếp câu nói của Phơ răng..và Lênin. + Đ2(TB): Trình bày các vấn đề cụ thể để CM tri thức là sức mạnh. + Đ3(KB): Phê phán những biểu hiện không coi trọng tri thức hoặc sử dụng tri thức không đúng chỗ. - Giữa các phần này có mối quan hệ ntn? P1: Nêu và giới thiệu vấn đề. P2: Lập luận, CM vấn đề. P3: Mở rộng vấn đề để bàn luận. - Căn cứ vào ND từng phần, em hãy chỉ ra những câu mang luận điểm chính của bài? Cách lập luận ntn? Máy chiếu: 1. Nhà khoa học người Anh - Sau này Lênin có sức mạnh.. - Tri thức đúng là sức mạnh.. - Rõ ràngkhông bàn nổi.. - Tri thức cũng là sức mạnh của CM - Tri thức cũng có sức mạnh to lớn - Họ không biết - Tác giả đã sử dụng phép lập luận nào để làm sáng tỏ vấn đề? Tác dụng? GV: Tác giả đói chiếu nội dung vấn đề với cuộc sống thực tế của những con người không coi trọng tri thức=> Thuyết phục người đọc vì giúp nhận thức được vai trò Gv chốt: Vậy em hiểu thế nào là NL về vấn đề tư tưởng đạo lý? Thảo luận: Bài NL về một tư tưởng đạo lý khác bài NL về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội? GV: + NL về 1 sự việclà xuất phát từ thực tế đời sống để từ đó khái quát lại thành 1 vấn đề tư tưởng đạo lý. + NL về một vấn đề tư tưởng đạo lý là bắt đầu từ 1 tư tưởng, đạo lý. Sau khi giải thích, phân tích thì vận dụng để CM vấn đề nhằm trở lại khảng định hoặc phủ định tư tưởng, đạo lý đó. - Học sinh đọc văn bản. - Xác định yêu cầu về kiểu bài ? - Văn bản đã NL về vấn đề gì? - Xác định các luận điểm chính của bài? - Để CM vấn đề này, tác giả đã sử dụng phép lập luận nào? Cách lập luận có thuyết phục không? (thuyết phục vì đơn giản, dễ hiểu) I. Bài học 1. Tìm hiểu chung bài NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lý a.Ví dụ “ Tri thức là sức mạnh” * Vấn đề NL: Vai trò của tri thức khoa học và của người trí thức trong sự phát triển của xã hội. * Bố cục: 3 phần => Phép lập luận CM+Đối chiếu vấn đề(Lý thuyết, thực tiễn) : Chỉ ra tính đúng đắn, vai trò của tri thức KH và của người trí thức đối với sự tiến bộ xã hội. b. Ghi nhớ II. Luyện tập 1.Bài tập 1 “ Thời gian là vàng” - kiểu bài:NL về1 tư tưởng... - Vấn đề NL:Giá trị của TG - 4 luận điểm: + TG là sự sống. + TG là thắng lợi + TG là tiền + TG là tri thức. => Phép lập luận phân tích, CM. 4. Củng cố (1’) 5. Hướng dẫn học (1’) . Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 109 Liên kết câu và liên kết đoạn văn I. Mục tiêu bài dạy - Học sinh nắm được khái niệm liên kết và các phương tiện liên kết câu, đoạn văn. - Rèn kỹ năng sử dụng phép liên kết và các phương tiện liên kết. - Giáo dục ý thức tạo lập văn bản có sự liên kết mạch lạc. II. Chuẩn bị: Thầy – Nghiên cứu bài. Trò - Đọc, chuẩn bị bài trước ở nhà. III. Tiến trình bài dạy 1. ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (3’) 3. Bài mới (1’) Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung - Gọi học sinh đọc văn bản, SGK trang 42: Chú ý các từ in đậm. - Đoạn văn đã bàn về điều gì? - Chủ đề ấy có quan hệ ntn với chủ đề chung của văn bản? GV: Đv bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ, đây là 1 bộ phận làm nên “ tiếng nói của văn nghệ”- Đó là quan hệ bộ phận với toàn thể. - Đoạn văn có mấy câu? Xác định nội dung chính của từng câu? - Nội dung của các câu có quan hệ ntn với nội dung chính của cả đoạn? ( Đều hướng vào chủ đề, làm sáng rõ chủ đề cuả đoan) - Nhận xét về trình tự sắp xếp của các câu? GV: Hợp lô gíc vì: +C1: Tác phẩm NT phải làm gì? +C2: Phản ánh thực tại ntn? +C3: Tái hiện, sáng tạo để làm gì? - Xét về mặt hình thức, các câu trong đoạn có quan hệ ntn? Gv chốt: Trong đoạn văn, các câu có quan hệ chặt chẽ về cả nội dung và hình thức - Từ đó, em hãy cho biết mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn ntn? Sự liên kết ấy dựa trên những phương thức nào? Gọi học sinh đọc và nêu y/c BT sgk tr. 43, 44. - Xác định chủ đề văn bản? - Đánh dấu thứ tự các câu? - Nội dung các câu trong đoạn phục vụ chủ đề ntn? I. Bài học 1. Khái niệm liên kết a. Ví dụ * Chủ đề: Cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ. + Câu 1: Tác phẩm NT phản ánh thực tại kq. + Câu 2: Khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ muốn nói lên 1 điều gì mới mẻ. + Câu 3: Cái mới mẻ ấy là thái độ, tình cảm, lời nhắn gửi của người nghệ sĩ. * Mối quan hệ giữa các câu - Nội dung: Cả 3 câu đều hướng vào chủ đề, làm sáng tỏ chủ đề. - Hình thức: + Lặp từ : Tác phẩm + Phép thế từ ngữ: “Anh= nghệ sĩ”; “ Cái đã có rồi= những vật liệu mượn ở thực tại”. + Phép nối: Quan hệ từ “ Nhưng” + Trường từ vựng liên tưởng: “ Nghệ sĩ-Tác phẩm”. b. Ghi nhớ II. Luyện tập 1. Bài tập 1 * Chủ đề: Khảng định điểm mạnh, điểm yếu về năng lực, trí tuệ của con người VN. * Nội dung các câu đều tập trung vào chủ đề của đoạn: +Câu 1,2: Mặt mạnh +Câu 3,4: Mặt yếu. +Câu 5: Cần khắc phục điểm yếu để đáp ứng y/c phát triển của nền kinh tế tri thức. * Liên kết câu: +Câu 1,2: Phép thế +Câu 2,3: Phép nối “ nhưng” +Câu 3,4: Phép thế( Lỗ hổng = cái yếu) +Câu 4,5: Phép lặp từ (những lỗ hổng) +Câu 1,5: Phép lặp 4. Củng cố (1’) 5. Hướng dẫn học (1’) Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 110 Luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn I. Mục tiêu bài dạy - Giúp học sinh ôn tập, củng cố các KT đã học về liên kết câu và liên kết đoạn văn - Rèn kỹ năng phân tích liên kết văn bản và sử dụng các phép liên kết khi viết văn - Giáo dục ý thức tạo lập văn bản. II. Chuẩn bị: Thầy – Chuẩn bị hệ thống bài tập Trò – Học bài và tìm hiểu các BT ở nhà. III. Tiến trình bài dạy 1. ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (3’) 3. Bài mới (1’) Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Gọi học sinh nêu y/c BT1, sgk trang 49, 50. - Văn bản gồm mấy đoạn văn? Mỗi đoạn có mấy câu? Xác định phép liên kết câu và đoạn văn? 1. Bài tập 1: Xác định liên kết câu, đoạn văn Đoạn văn Phép liên kết câu Phép liên kết đoạn a Câu 1-2: Phép lặp( Cụm từ “ Trường học của chúng ta” ) Phép thế (Cụm từ “ như thế” ) b Phép lặp( Văn nghệ, sự sống) Phép lặp ( Sự sống ấy) c Lặp từ d Dùng các cặp từ trái nghĩa (Yếu đuối-mạnh;Hiền lành-ác) -Xác định số câu trong đoạn văn? +Câu1: TG vật lý. +Câu2: TG tâm lý. - Tìm những cặp từ trái nghĩa phân biệt đặc điểm thời gian vật lý với thời gian tâm lý? - Xác định lỗi liên kết trong các đoạn văn? 2. Bài tập 2: Các cặp từ trái nghĩa Vô hình- Hữu hình Giá lạnh- nóng bỏng Thẳng tắp- hình tròn Đều đặn- lúc nhanh, lúc chậm. 3. Bài tập 3: Xác định lỗi và sửa a. Nội dung các câu không thống nhất => Sửa lại bằng cách thêm 1 số cụm từ vào các câu 2,3,4. b. Câu 1 không có sự liên kết với câu 2 Sửa lại: Thêm trạng ngữ vào đầu câu 2 “ Suốt 2 năm ốm nặng, chị làm quần quật” 4. Bài tập 4: Phát hiện lỗi a. Lỗi dùng từ không thống nhất(Đại từ nó - chúng nó) b. Dùng từ không đồng nghĩa ( Văn phòng – Hội trường ) 4. Củng cố (1’) 5. Hướng dẫn học (1’)
Tài liệu đính kèm: