Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 91 đến tiết 175 - Trường THCS Lạc Long Quân

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 91 đến tiết 175 - Trường THCS Lạc Long Quân

Tiết 91, 92

 ( Chu Quang Tiềm )

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh :

 Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

 Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động giàu tính thuyết phục của tác giả.

 Rèn luyện kỹ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận.

B. CHUẨN BỊ

 Giáo viên : Soạn giáo án, nghiên cứu ngữ liệu.

 Bảng phụ, sơ đồ phát triển các luận điểm.

 Học sinh : Đọc văn bản và soạn câu hỏi sgk trang 6.

C . TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ :

 Gíao viên kiểm tra sách, vở chuẩn bị cho học kỳ 2.

 

doc 127 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 91 đến tiết 175 - Trường THCS Lạc Long Quân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ngày 05 tháng 01 năm 2008
Ngày dạy : ..............................................
Tuaàn thöù möôøi chín
Tiết 91, 92
 ( Chu Quang Tiềm )
Phạm Thị Tâm, THCS Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh :
Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động giàu tính thuyết phục của tác giả.
Rèn luyện kỹ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Soạn giáo án, nghiên cứu ngữ liệu.
 Bảng phụ, sơ đồ phát triển các luận điểm.
Học sinh : Đọc văn bản và soạn câu hỏi sgk trang 6.
C . TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
Gíao viên kiểm tra sách, vở chuẩn bị cho học kỳ 2.
3. Bài mới :
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1
Giới thiệu bài nêu lên tầm quan trọng của việc đọc sách.
Hoạt động 2
I) Đọc - hiểu chú thích.
1) Tác giả : sgk trang 6.
- Chu Quang Tiềm ( 1897 - 1986 ), là nhà mỹ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
2) Tác phẩm.
- Trích dịch từ sách “ Danh nhân Trung Quốc ” Þ Bàn về niềm vui, nỗi khổ của người đọc sách.
3) Từ khó trang 6.
II) Đọc - hiểu văn bản.
1) Đọc : Trang 3.
- Văn bản nghị luận Þ Lập luận giải thích một vấn đề xã hội.
2) Bố cục : Ba phần.
- Phần 1: Từ đầu Þ Thế giới mới (4)
Þ Khẳng định tầm quan trọng của việc đọc sách.
- Phần 2: Tiếp Þ lực lượng (4)
Þ Những khó khăn, nguy hại hay gặp của việc đọc sách.
- Phần 3: Còn lại
Þ Phương pháp chọn và đọc sách.
III) Phân tích.
1) Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách.
- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn vì:
+ Sách ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi tích lũy được qua từng thời đại.
+ Những sách có giá trị là cột mốc trên con đường phát triển của nhân loại.
+ Sách là kho tàng kinh nghiệm của con người nung nấu và thu lượm suốt mấy nghìn năm.
Þ Vì ý nghĩa quan trọng của việc đọc sách nên đọc sách nên đọc sách là con đường tích lũy nâng cao vốn tri thức.
2) Cách lựa chọn sách khi đọc.
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu và sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn.
- Lựa chọn sách để đọc, không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải lựa chọn cho tinh, đọc cho kỹ những quyển sách nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
- Cần đọc kỹ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
 - Không nên xem thường việc đọc các loại sách thường thức, loại sách gần với chuyên môn của mình.
- Tác giả đã khẳng định đúng đắn rằng: “ Trên đời, không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác vì thế không biết rộng thì không thể chuyên sâu, không thông thái thì không nắm gọn.” Þ Điều đó chứng tỏ kinh nghiệm, sự từng trải của một học giả lớn.
3) Phương pháp đọc sách.
- Đọc: vừa đọc vừa suy nghĩ.
- Đọc có kế hoạch, có hệ thống.
- Đọc sách vừa học tập tri thức vừa rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
Hoạt động 3
IV) Tổng kết - ghi nhớ.
1) Nghệ thuật.
- Bài văn nghị luận có tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao bởi cách viết giàu hình ảnh. Cách ví von thực tế, thú vị. Bố cục chặt chẽ hợp lý, ý kiến dẫn dắt tự nhiên. Ngôn ngữ uyên bác của người nghiên cứu tích lũy nghiền ngẫm lâu dài.
2) Ghi nhớ trang 7.
Hoạt động 4
V) Luyện tập.
- Sách trang 7.
Yêu cầu học sinh đọc sgk trang 6.
Nêu vài nét về tác giả ?
Giáo viên gợi : Ông là người bàn về đọc sách nhiều lần; lời bàn tâm huyết truyền cho thế hệ sau.
Em hiểu gì về tác phẩm ?
Hướng dẫn đọc từ khó trang 6, chú ý các từ học vấn, học thuật.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc : rõ ràng, mạch lạc, giọng tâm tình, chú ý các hình ảnh so sánh trong bài.
Giáo viên đọc mẫu Þ Học sinh đọc.
Em hãy xác định kiểu văn bản ? ( Hệ thống luận điểm, cách lập luận.)
Văn bản chia làm mấy phần ? Nêu luận điểm của từng phần ?
Giáo viên chú ý cho học sinh đây là đoạn trích nên không đủ ba phần MB,TB,KB, nội dung văn bản chỉ là phần TB.
Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn đầu.
Qua lời bàn của tác giả, em thấy việc đọc sách có ý nghĩa gì ?
Tác giả đã chỉ ra những lý lẽ nào để làm rõ ý nghĩa đó ?
Phương thức lập luận nào được tác giả sử dụng trong văn bản, em hãy nhận xét ?
Þ Phương thức lập luận nhân quả Þ Hệ thống luận cứ đưa ra hợp lý, chặt chẽ, kín kẽ, sâu sắc, quan hệ giữa các luận cứ thấu tình đạt lý.
- Em hãy chứng minh sách có ý nghĩa gì ?
- Học văn Þ Tác phẩm hay.
 - Học toán Þ bài toán khó.
Þ Đọc sách nó có ý nghĩa đối với mỗi con người, tích lũy và nâng cao kiến thức.
Yêu cầu đọc phần 2 trang 5.
Giáo viên nêu vấn đề : Đọc sách có dễ không ?
Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc ?
Trong tình hình hiện nay sách ngày càng nhiều thì việc đọc sách ngày càng không dễ, vậy tác giả đã chỉ ra một cách xác đáng hai thiên hướng sai lệch thường gặp là gì ?
Giáo viên khái quát bằng sơ đồ luận điểm. 
Lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách như thế nào ?
Giáo viên gợi: Không nên đọc lướt qua mà nên đọc và suy ngẫm.
Vậy đọc sách có ích gì ?
Em hãy nhận xét về cách trình bày hệ thống các luận điểm của tác giả ?
Ví dụ : Chẳng hạn lướt qua tuy rất nhiều nhưng đọng lại thì rất ít...
Yêu cầu đọc ghi nhớ sgk trang 7.
Em rút ra bài học gì khi học xong văn bản này ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập.
Đọc các tác phẩm như thế nào ? 
( Đọc hiểu nội dung tác phẩm)
Đọc trang 6.
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
Đọc từ khó trang 6.
Đọc văn bản tr 3,4,5.
Học sinh trả lời.
Ba phần.
Học sinh thảo luận. 
Học sinh trả lời.
Học sinh tìm một tác phẩm cụ thể.
Đọc phần 2 trang 5.
Học sinh thảo luận. 
Học sinh trả lời.
Học sinh thảo luận. 
Học sinh trả lời.
Đọc ghi nhớ trang 7.
Học sinh làm vào phiếu học tập.
- Đọc tác phẩm văn học để hiểu rõ và bình chú, sáng tạo.
4. Củng cố và dặn dò : 
- Nêu nội dung văn bản này.
- Học bài và chuẩn bị bài : “ Khởi ngữ ”.
Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLakPhạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak
Giáo án thao giảng
Ngày soạn : ngày 15 tháng 12 năm 2008
Ngày dạy : ..............................................
Tiết 93
Phạm Thị Tâm, THCS Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh :
Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó với câu hỏi thăm dò như sau : cái gì là đối tượng nói đến trong câu này ?
Biết đặt những câu có khởi ngữ.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Nghiên cứu bài, soạn giáo án và làm bảng phụ.
Học sinh : Học bài cũ và soạn bài mới theo câu hỏi trang 7.
C . TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra vở ghi bài và vở bài tập ?
Xác định thành phần chính trong câu sau :
Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau.
3. Bài mới :
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Hoạt động 2
I) Đặc điểm và công dụng.
1) Ví dụ: Sgk trang 7.
a) Còn.
b) Giàu.
c) Các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ.
- Vị trí nó đứng trước chủ ngữ.
- Về quan hệ với vị ngữ: Các từ ngữ in đậm không có quan hệ chủ - vị với vị ngữ.
- Công dụng : báo trước nội dung thông tin trong câu.
- Trước các từ ngữ in đậm có thể thêm quan hệ từ : về, đối với. Để phân biệt nó với chủ ngữ, ta có thể thêm từ “ thì ” vào sau nó.
Þ Các từ ngữ in đậm đó được gọi là khởi ngữ.
2) Ghi nhớ trang 8.
Hoạt động 3
II) Luyện tập.
Bài 1 trang 8.
a) Điều này.
b) Đối với chúng mình.
c) Một mình.
d) Làm khí tượng.
e) Đối với cháu.
Bài 2 trang 8.
a) Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b) Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.
Yêu cầu đọc ví dụ sgk trang 7.
Giáo viên treo bảng phụ.
Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong những câu sau về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ ?
Phân tích CN, VN trong câu ?
Giáo viên gạch chân và vẽ bảng phụ.
a) CN là từ anh thứ hai.
b) CN là từ tôi.
c) CN là từ chúng tôi.
Các từ đó có quan hệ ý nghĩa trong câu như thế nào ?
Giáo viên gợi: Nêu sự việc đối tượng được nói đến trong câu.
Trước các từ ngữ in đậm có thể thêm những quan hệ từ nào ?
Vậy em hiểu thế nào là khởi ngữ ?
Yêu câu đọc ghi nhớ trang 8.
Giáo viên đưa bài tập nhanh, bảng phụ.
Xác định khởi ngữ trong các câu sau :
a) Đọc sách, hãy chọn cho tinh, đọc cho kỹ.
b) Thuốc thì ông giáo ấy không hút, rượu thì ông giáo ấy không uống.
Yêu cầu đọc các bài tập trang 8.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập theo nhóm.
Nhóm 1 : câu a) nhóm 2 : câu b) nhóm 3 : câu c) nhóm 4 : câu d) nhóm 5 : câu e) nhóm 6 : câu 2a)
Học sinh lắng nghe.
Đọc ví dụ trang 7.
Học sinh thảo luận. 
- Đọc phần in đậm.
Học sinh thảo luận. 
Đọc ghi nhớ trang 8.
Học sinh thảo luận. 
Đọc bài tập trang 8.
Làm vào bảng nhóm.
4. Củng cố và dặn dò : Bài tập củng cố :
1) Xác định câu có khởi ngữ ?
a) Tôi đọc quyển sách này rồi.
b) Quyển sách này, tôi đọc rồi.
2) Thêm khởi ngữ cho câu sau :
-  , tôi đã bàn kỹ với anh ấy rồi.
a) Về vấn đề này.
b) Trong cuộc họp.
c) Hôm chủ nhật tuần trước.
3) Viết đoạn văn ngắn sử dụng câu có khởi ngữ.
Bạn Nam, chúng tôi rất tự hào về bạn ấy. Bóng đá, bạn ấy đá cũng giỏi. Bóng bàn, bạn ấy chơi cũng hay. Học, bạn ấy luôn nhất lớp.
- Khởi ngữ là gì ?
- Học và chuẩn bị bài : “ Phép phân tích và tổng hợp ”.
Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLakPhạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Tru ...  bị của học sinh.
3. Bài mới :
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Hoạt động 2
I) Đề bài và đáp án.
1) Phần trắc nghiệm.
Đề 1 : 1B,2A,3D,4C,5B,6A,7B,8B,9D,10B.
Đề 2 : 1D,2C,3C,4A,5A,6B,7A,8C,9D,10D.
Đề3:
1C,2B,3A,4C,5D,6C,7D,8D,9D,10C.
Đề 4 : 1B,2B,3A,4D,5C,6D,7B,8B,9D,10D.
2) Phần tự luận.
Câu 1: Học sinh nêu được những nét cơ bản sau:
- Câu thơ thứ nhất : Dùng hình ảnh so sánh độc đáo, cách so sánh ấy gợi ra một không gian vừa thực, vừa ảo.
- Câu thơ thứ hai : Dùng hình ảnh nhân hóa, là điểm nhìn để tả cảnh mùa xuân, cảm nhận được nước vỗ trời, cách dùng từ vỗ độc đáo, vừa miêu tả tiếng động của mưa, hình ảnh đất trời vào xuân.
Câu 2 : Học sinh đặt được một câu có sử dụng một trong các phép tu từ như nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, so sánh.
II) Nhân xét.
1) Ưu điểm.
- Nắm được nội dung đề ra xác định được đề ra, trả lời khá chính xác phần trắc nghiệm.
- Phần tự luận đã biết phát hiện và cảm thụ hình thức nghệ thuật trong câu thơ. Biết đặt câu có sử dụng các phép tu từ.
2) Tồn tại.
Cảm thụ, vận dụng kiến thức tu từ vựng vào một văn bản chưa được tốt, con mơ hồ, diễn đạt còn chưa gãy gọn, chưa xây dựng đoạn văn.
III) Trả bài.
 - Trả bài và ghi điểm.
Gv giới thiệu mục đích yêu cầu tiết học.
Gv nêu đáp án các đề trắc nghiệm.
Gv nêu đáp án phần tự luận từng câu một.
Chú ý học sinh cách làm bài phải viết và xây dựng đoạn văn.
Gv nhận xét bài làm của học sinh.
Tuyên dương bài làm tốt.
Trả bài cho học sinh.
Học sinh chép bài vào vở và đối chiếu bài làm của mình với đáp án.
Học sinh nghe.
Học sinh chép bài vào vở và đối chiếu bài làm của mình với đáp án.
Học sinh chú ý.
4. Củng cố và dặn dò.
- Học và chuẩn bị bài sau. Xem lại bài kiểm tra.
Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLakPhạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak
Ngày soạn : ngày 15 tháng 5 năm 2009
Ngày dạy : .............................................
Tuaàn thöù ba möôi baûy
Tiết 171, 172
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh :
Đánh giá được các nội dung cơ bản của ba phần trong môn ngữ văn.
Biết cách vận dụng những kiến thức và các kỹ năng ngữ văn đã học vào bài làm cụ thể.
Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Nghiên cứu bài, soạn giáo án và ra đề.
Học sinh : Học bài cũ, và chuẩn bị bài.
C . TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới :
- Học sinh thi tập trung đề của phòng giáo dục.
4. Củng cố và dặn dò : 
- Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra.
- Chuẩn bị bài thư, điện, chúc mừng theo hướng dẫn sgk.
Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLakPhạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak
Ngày soạn : ngày 15 tháng 05 năm 2009
Ngày dạy : ..............................................
Tiết 173, 174
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh :
Trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư, điện chúc mừng và thăm hỏi.
Biết viết một bức điện, thư chúc mừng và thăm hỏi.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Nghiên cứu bài, soạn giáo án và làm bảng phụ.
Học sinh : Học bài cũ, và soạn bài mới theo câu hỏi trang 202.
C . TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
Yêu cầu cách viết biên bản và hợp đồng ?
3. Bài mới :
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Hoạt động 2
I) Những trường hợp cần viết thư 
( điện) chúc mừng và thăm hỏi.
1) Ví dụ: Sgk trang 202.
2) Nhận xét.
a) Tình huống a, b Þ chúc mừng.
- Tình huống c,d Þ thăm hỏi.
b) Kể thêm một số tình huống.
- Đạt danh hiệu học sinh giỏi.
- Bão lụt...
c) Mục đích : Bày tỏ lời chúc mừng hoặc thông cảm tới cá nhân hay tập thể. Khi không có điều kiện đến tận nơi để chúc mừng hoặc thăm hỏi thì gửi thư hay điện mừng.
- Khi có điều kiện đến tận nơi thì không cần gửi thư điện hay lời chúc mừng.
- Chúc mừng Þ Những trường hợp vui.
- Thăm hỏi Þ Những điều không may.
II) Cách viết thư ( điện ) chúc mừng và thăm hỏi.
1) Ví dụ: Sgk trang 202,203.
a) Nội dung: 
- Giống: Là những văn bản bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gửi đến người nhận.
- Khác: Lý do gửi thăm hỏi hay điện chúc mừng.
b) Độ dài: Ngắn gọn.
c) Tình cảm: Thể hiện sự chân thành tin vui hay bất hạnh ( Thông cảm, chia sẻ ).
d) Lời văn: Súc tích.
2) Cách diễn đạt:
- Lý do gửi thư ( điện )
- Bộc lộ suy nghĩ cảm xúc đối với tin vui hoặc nỗi bất hạnh, điều không mong muốn của người gửi thư (điện)
- Lời chúc mừng mong muốn.
- Lời thăm hỏi chia buồn.
* Ghi nhớ : Sgk trang 204.
III) Luyện tập.
Bài 1 trang 204.
- Hoàn chỉnh ba bức điện theo mẫu của bưu điện.
Bài 2 trang 205.
- Chúc mừng: a, b, d, e.
- Thăm hỏi: c.
Bài 3 trang 205.
Hoàn chỉnh bức điện Þ Tình huống tự chọn.
Yêu cầu đọc tình huống sgk trang 202.
Yêu cầu đọc câu hỏi sgk trang 202.
Gviên chốt ý.
Nêu mục đích của thư điện chúc mừng thăm hỏi ?
Yêu cầu đọc sgk trang 203.
Nêu nội dung, nhận xét về độ dài của thư, điên...?
Lý do cần viết thư điện chúc mừng ?
Nêu nội dung chính của một bức thư (điện ) chúc mừng ?
Yêu cầu đọc ghi nhớ trang 204.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập sgk trang 204, 205.
Đọc trang 202.
Học sinh trả lời.
Học sinh thảo luận.
Đọc trang 203.
Học sinh thảo luận.
Học sinh trả lời.
Trả lời.
Đọc ghi nhớ tr 204.
Học sinh làm vào vở bài tập.
4. Củng cố và dặn dò : 
- Học thuộc ghi nhớ.
- Sưu tầm các bức điện.
Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLakPhạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak
Ngày soạn : ngày 15 tháng 05 năm 2009
Ngày dạy : ..............................................
Tiết 175
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh :
Nhận được những ưu điểm, nhược điểm về bài làm của mình.
Để từ đó khắc phục các sai sót và hoàn thiện môn học văn.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Nghiên cứu bài, soạn giáo án và làm bảng phụ.
Học sinh : Học bài cũ, và soạn bài mới theo câu hỏi sgk.
C . TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới :
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Hoạt động 2
I) Đề bài và đáp án.
1) Phần trắc nghiệm.
Đề 1: 1D,2A,3C,4C,5D,6A,7A,8B,9B,10A.
Đề 2: 1B,2C,3C,4C,5D,6D,7C,8B,9D,10B.
Đề 3: 1B,2A,3B,4D,5A,6B,7B,8B,9D,10A.
Đề 4: 1C,2B,3C,4D,5B,6B,7A,8A,9A,10A.
2) Phần tự luận.
Câu 1: Nét chung đó là những người lính CM, những anh bộ đội cụ Hồ, họ có đầy đủ phẩm chất của người chiến sĩ CM như tình yêu Tổ Quốc, sẵn sàng hy sinh tuổi xuân cho đất nước. Dũng cảm vượt lên trên khó khăn gian khổ nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt có chung tình đồng chí, đồng đội keo sơn tha thiết.
Câu 2: Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá, cảnh vào đêm theo cảm quan của tác giả : sóng cài then, đêm sập cửa.
Hình ảnh so sánh, nhân hóa gợi ra một khung cảnh rộng lớn, gần gũi với con người. Trong khung cảnh ấy, đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi với không khí đầy hứng khởi, mang theo khúc hát lạc quan.
II) Nhận xét.
1) Ưu điểm.
Làm tốt các câu trắc nghiệm.
Phần tự luận có hiểu đề làm đúng trọng tâm đề ra.
2) Tồn tại.
Học và nắm kiến thức còn mơ hồ.
Diễn đạt còn lủng củng chưa xây dựng được đoạn văn.
III) Trả bài và ghi điểm.
Học sinh xem lại bài, giáo viên ghi điểm vào sổ.
Đọc bài làm tốt.
Gv cho học sinh đọc lại nội dung các đề.
- Ghi đáp án phần trắc nghiệm.
- Ghi đáp án phần tự luận.
Gv nhận xét bài làm của học sinh.
Trả bài và ghi điểm.
Học sinh chú ý.
Ghi đáp án vào vở.
Nghe.
Xem lại bài.
4. Củng cố và dặn dò : 
- Xem lại nội dung bài làm của mình.
- Nghỉ hè vui vẻ.
Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLakPhạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak* Phạm Thị Tâm, Trung học cơ sở Lạc Long Quân, Tp Buôn Ma Thuột tỉnh DakLak

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 k209(1).doc