Đề thi thử tuyển sinh THPT môn Văn

Đề thi thử tuyển sinh THPT môn Văn

 PHẦN I ( 6 điểm )

Câu 1: ( 1 điểm ) Hãy chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo 2 câu thơ sau:

 “ Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội ”

 ( Ngữ văn 9 – Tập 1 )

 Câu 2: ( 2 điểm )

 Những câu thơ vừa chép trích từ bài thơ nào ? Của ai ? Nhan đề bài thơ có gì khác lạ ? Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Vì sao có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo ?

 Câu 3: ( 3 điểm )

 Dưới đây là câu chủ đề cho một đoạn văn trình bày cảm nhận về đoạn thơ được chép theo yêu cầu ở câu 1.

 Đoạn thơ đã khắc hoạ một cách xúc động tình cảm đồng đội của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa.

 Em hãy viết tiếp khoảng 8 – 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch hoặc tổng phân hợp, trong đó có một câu có thành phần tình thái. ( Gạch chân dưới câu văn đó )

 PHẦN II ( 4 điểm )

 Sau chuyến đi thực tế ở Lao Cai ( năm 1970 ), nhà văn Nguyễn Thành Long đã sáng tác truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa ”.

a, Tại sao tất cả các nhân vật trong truyện đều không được đặt tên ? Việc không đặt tên cho nhân vật góp phần thể hiện chủ đề của truyện như thế nào ? ( 1,5 điểm )

b, Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp phần vào thành công của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là chất trữ tình. Theo em, chất trữ tình của tác phẩm được biểu hiện qua những khía cạnh nào ? ( 2,5 điểm )

 

doc 61 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh THPT môn Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs tiên dương
đề thi thử tuyển sinh THPT Năm học 2007 – 2008 lần 1
Môn: Ngữ văn
 Thời gian: 120 phút 
( Không kể thời gian phát đề )
 Phần I ( 6 điểm )
Câu 1: ( 1 điểm ) Hãy chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo 2 câu thơ sau:
 “ Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội ”
 ( Ngữ văn 9 – Tập 1 )
 Câu 2: ( 2 điểm ) 
 Những câu thơ vừa chép trích từ bài thơ nào ? Của ai ? Nhan đề bài thơ có gì khác lạ ? Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Vì sao có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo ?
 Câu 3: ( 3 điểm ) 
 Dưới đây là câu chủ đề cho một đoạn văn trình bày cảm nhận về đoạn thơ được chép theo yêu cầu ở câu 1.
 Đoạn thơ đã khắc hoạ một cách xúc động tình cảm đồng đội của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa.
 Em hãy viết tiếp khoảng 8 – 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch hoặc tổng phân hợp, trong đó có một câu có thành phần tình thái. ( Gạch chân dưới câu văn đó ) 
 Phần II ( 4 điểm )
 Sau chuyến đi thực tế ở Lao Cai ( năm 1970 ), nhà văn Nguyễn Thành Long đã sáng tác truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa ”.
a, Tại sao tất cả các nhân vật trong truyện đều không được đặt tên ? Việc không đặt tên cho nhân vật góp phần thể hiện chủ đề của truyện như thế nào ? ( 1,5 điểm )
b, Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp phần vào thành công của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là chất trữ tình. Theo em, chất trữ tình của tác phẩm được biểu hiện qua những khía cạnh nào ? ( 2,5 điểm )
Trường thcs tiên dương
đáp án
đề thi thử tuyển sinh THPT Năm học 2007 – 2008 lần 1
Phần I - ( 6 điểm )
Câu 1: ( 1 điểm ) Chép chính xác đoạn thơ ( 1 điểm ). Mỗi lỗi ( chính tả hoặc từ ) trừ 0,25 điểm 
Câu 2: ( 2 điểm )
- Trả lời đúng - Tên bài thơ: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” – ( 0,25 điểm )
	 - Tên tác giả: Phạm Tiến Duật ( 0,25 điểm )
- Nhan đề của bài thơ có sự khác lạ ở chỗ : có thêm cụm từ “ Bài thơ về...” – bởi chỉ cần viết “tiểu đội xe không kính “ là đủ, là nói rõ được hiện thực phản ánh. Cụm từ “ Bài thơ về... ” là lối nói bông đùa lính tráng và nói lên cách khái thác chất thơ từ hiện thực khốc liệt của chiến tranh. ( 0,5 điểm )
- Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh độc đáo vì đó là phát hiện rất riêng và rất thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu thực tế đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn, thể hiện một hồn thơ mới : trẻ trung,tinh nghịch,ngang tàng mà kiên định của Phạm Tiến Duật.
Câu 3: ( 3 điểm ) Về nội dung, đoạn văn đảm bảo một số ý sau:
Tình cảm đồng đội của người chiến sĩ lái xe thể hiện qua niềm vui gặp gỡ 
 ( xe không kính lại tạo điều kiện cho họ trao gửi tình cảm ; Càng đi họ càng gặp nhiều bạn bè, những người cùng chung lý tưởng, chung mục đích ).
Tình cảm đồng đội thể hiện qua sự sẻ chia trong những sinh hoạt trên đường ra trận ( Một bữa cơm giữa rừng đầm ấm; Những giấc ngủ ngắn ngủi ).
Tình cảm đồng đội là sức mạnh giúp người chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
Về hình thức:
Đoạn văn viết theo cách lập luận diễn dịch hoặc tổng phân hợp , không quá dài hoặc quá ngắn.
Diễn đạt mạch lạc.
( GV căn cứ nội dung để cho điểm. Không chỉ đúng câu văn sử dụng thành phần tình thái trừ 0,5 điểm , mắc lỗi hình thức đoạn văn trừ 0,5 điểm )
Phần II – ( 4điểm )
Câu 1: ( 1,5 điểm )
Các nhân vật trong truyện Lặng lẽ Sa Pa không được đặt tên vì tác giả muốn vô danh họ, bình thường hoá họ, muốn nói rằng đó là những con người lao động thường gặp trên khắp nẻo đường đất nước. ( 0,5 điểm )
Việc không đặt tên các nhân vật trong truyện góp phần rất lớn thể hiện chủ đề: ca ngợi những con người âm thầm lao động, cống hiến lặng lẽ cho đất nước. ( 1 điểm )
 Câu 2: ( 2,5 điểm ) Chất trữ tình của truyện thể hiện ở:
Những đoạn văn tả cảnh thiên nhiên đẹp, thơ mộng ở Sapa ( HS phải lấy được 1 số dẫn chứng ). ( 1 điểm )
Vẻ đẹp trong những suy nghĩ cảm xúc và công việc của các nhân vật cùng mối quan hệ của họ. ( HS phải lấy được một số dẫn chứng ) ( 1,5 điểm )
Trường thcs tiên dương
đề thi thử tuyển sinh THPT Năm học 2007 – 2008 lần 2
Môn: Ngữ văn
 Thời gian: 120 phút 
( Không kể thời gian phát đề )
 Phần I ( 7 điểm )
 Câu 1: Chép chính xác 08 câu thơ nối tiếp những câu thơ sau:
 “ Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
 Một ngọn lửa , lòng bà luôn ủ sẵn
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
 Câu 2: Cho biết đoạn thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? của ai? Bài thơ là lời của nhân vật nào,nói về ai và về điều gì?
Câu 3: Trong ba câu thơ đã cho : vì sao ở hai câu dưới tác giả dùng “ngọn lửa “ mà lại không nhắc lại “bếp lửa” ? “Ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì ?
Câu 4: Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo phép lập luận diễn dịch hoặc tổng phân hợp trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ em vừa chép, trong đó có sử dụng thành phần cảm thán (gạch chân dưới câu văn đó).
 Phần II ( 3 điểm ):
 Kim Lân là nhà văn vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn nên hầu như ông chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.Truyện “Làng”là một trong số tác phẩm tiêu biểu của ông viết về đề tài này.
 Câu 1:Vì sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng Chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải là “Làng Chợ Dầu” ?
 Câu 2: Truyện ngắn “Làng” đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai.Đó là tình huống nào?
 Câu 3: Ba bốn ngày sau khi nghe tin dữ, ông Hai không dám đi đâu. Lúc nào ông cũng nơm nớp lo sợ. Ông ôm thằng con út lên lòng,trò truyện với nó.
 Em hãy nhớ lại cuộc trò chuyện của ông Hai với đứa con út (“Ông lão ôm thằng con út lên lòng ...Mỗi lần ông nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vợi đi được đôi phần”) và cho biết : vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? Qua cuộc trò chuyện ấy em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai với làng quê,với đất nước và cuộc kháng chiến?
Họ và tên thí sinh : Số báo danh:
Trường thcs tiên dương đáp án
đề thi thử tuyển sinh THPT Năm học 2007 – 2008 lần 2
Phần I - ( 7 điểm )
Câu 1: ( 1 điểm ) Chép chính xác đoạn thơ ( 1 điểm ). Mỗi lỗi ( chính tả hoặc từ ) trừ 0,25 iểm 
Câu 2: ( 1 điểm )
- Trả lời đúng - Tên bài thơ: “ Bếp lửa ” – ( 0,25 điểm ) - Tên tác giả: Bằng Việt ( 0,25 điểm )
 - Bài thơ là lời của người cháu nói về bà ( 0.25đ) , cháu nhắc lại những kỷ niệm với bà, những suy nghĩ về cuộc đời bà , qua đó thể hiện lòng kính yêu, biết ơn đối với bà cũng là với quê hương đất nước.(0.25 đ)
Câu 3: ( 2 điểm ) 
 - Bếp lửa bà nhen không phải chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà còn được nhen nhóm từ trong lòng bà . Bởi vậy từ “ bếp lửa” bài thơ đã gợi đến “ ngọn lửa với ý nghĩa khái quát hơn ( 1đ) .
 -Ngọn lửa ở đây chính là sự sống , là tình yêu thương , là niềm tin bà truiyền cho các thế hệ nối tiếp ( 1đ) .
Câu 4 ( 3 điểm)
Về hình thức:
 - Đoạn văn viết theo cách lập luận diễn dịch hoặc tổng phân hợp , không quá dài hoặc quá ngắn.
 -Diễn đạt mạch lạc.
 ( GV căn cứ nội dung để cho điểm. Không chỉ đúng câu văn sử dụng thành phần cảm thán trừ 0,5 điểm , mắc lỗi hình thức đoạn văn trừ 0,5 điểm )
Về nội dung: 
 Đoạn văn triển khai được những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà:
 + Cuộc đời bà vất vả, tảo tần.
 + Suốt đời hy sinh chăm lo cho mọi người.
 + Bà là người nhóm lửa, nhóm niềm yêu thương, nhóm lên những tình cảm tốt đẹp cho cháu 
 + Bà gắn liền với bếp lửa- đó là hình ảnh đẹp một cách kỳ diệu thiêng liêng.
 Đoạn văn cảm nhận được nghệ thuật điệp từ và một số từ ngữ biểu cảm làm nổi rõ những suy nghĩ chân thành và tình cảm sâu sắc của người cháu đối với bà.
Phần II – ( 3 điểm )
Câu 1: ( 1 điểm )
 Tên truyện ngắn “Làng Chợ Dầu” không khái quát được tình yêu làng của những người dân với làng xóm quê hương, với đất nước trong kháng chiến chống Pháp. 
Câu 2: ( 0.5 điểm) 
Tình huống : Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây làm việt gian 
Câu 3: ( 1.5 điểm )
- Ông Hai bị đẩy vào một tình thế bế tắc, tuyệt vọng khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi. Đi đâu người ta chứa, làng thì không thể về, trong tâm trạng ấy ông chỉ còn biết trò chuyện với đứa con nhỏ để giãi bầy nỗi lòng của mình, để vơi đi nỗi buồn trong lòng ông ( 0.5 đ).
Qua những lời trò chuyện ấy, ta thấy rõ ở ông Hai :
+ Tình yêu sâu nặng đối với cái làng Chợ Dầu của ông ( 0.5 đ) .
+ Tấm lòng thuỷ chung với cách mạng và kháng chiến mà biểu tượng là cụ Hồ ( 0.5 đ) 
Trường thcs tiên dương
 đề thi thử tuyển sinh THPT Năm học 2007 – 2008 lần 3
Môn: Ngữ văn (thời gian: 120 phút )
 Phần I : 7 điểm
 Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh Hải là một trong những bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.
 Câu 1: Em hãy cho biết bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? (0.5đ ) Nhan đề bài thơ có gì đặc biệt và gợi cho em suy nghĩ gì ? (1,5 đ)
 Câu 2: Em hãy chép chính xác khổ thơ đầu của bài thơ (1đ ) và viết đoạn văn từ 10 đến 12 câu theo kiểu tổng phân hợp trình bày những cảm nhận của em về khổ thơ . Trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ. ( 3 đ )
 Câu 3 ( 1đ ) Em hãy kể tên các bài thơ có cùng giai đoạn sáng tác với bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. 
 Phần II : 3 điểm 
 “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm của tuyến đường Trường Sơn.
 Câu 1: Truyện được trần thuật từ nhân vật nào ? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện ? ( 1,5 đ)
 Câu 2: Ba cô gái thanh niên xung phong có những nét gì chung gắn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng ở mỗi người ? Từ đó em có cảm nhận gì về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ ? ( 1,5 đ)
Trường thcs tiên dương đáp án
đề thi thử tuyển sinh THPT Năm học 2007 – 2008 lần 3
Phần I - (7 điểm )
Câu 1: ( 2 điểm )
 - Trả lời đúng hoàn cảnh (0,5đ) -tháng 11 năm 1980 (0,25 đ )
 -Nhà thơ đang trên giường bệnh, bài thơ ra đồi không bao lâu thì nhà thơ mất (0,25 đ )
 - Nhan đề là một sáng tạo độc đáo của t/g, là cách nói hình tượng. Mùa xuân tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất, khoẻ khắn và đầy sức sống nhất của con người. Nhan đề “ Mùa xuân nho nhỏ “ thể hiện khát vọng đẹp đẽ mà khiêm nhường của nhà thơ là muốn đóng góp một phần nhỏ bé những tinh tú của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.(1đ)
 -Từ nhan đề cảm nhận được con người yêu đời yêu cuộc sống, yêu đất nước tha thiết của nhà thơ. Biết trân trọng và tự hào trước ước nguyện đẹp đẽ của nhà thơ.(0,5đ )
Câu 2: ( 1 điểm )
 Chép chính xác đoạn thơ ( 1 điểm ). Mỗi lỗi ( chính tả hoặc từ ) trừ 0,25 điểm 
 Đoạn văn: (3đ )
 Về hình thức:
 - Đoạn văn viết theo cách lập luận tổng phân hợp , không quá dài hoặc quá ngắn.
 -Diễn đạt mạch lạc.
 ( GV căn cứ nội dung để cho điểm. Không chỉ đúng thành phần khởi ngữ trừ 0,5 điểm , mắc lỗi hình thức đoạn văn trừ 0,5 điểm )
 Về nội dung: 
 Đoạn văn làm rõ được vẻ đẹp của bức  ... cần viết “tiểu đội xe không kính “ là đủ, là nói rõ được hiện thực phản ánh. Cụm từ “ Bài thơ về... ” là lối nói bông đùa lính tráng và nói lên cách khái thác chất thơ từ hiện thực khốc liệt của chiến tranh. 
- Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh độc đáo vì đó là phát hiện rất riêng và rất thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu thực tế đời sống chiến tranh trên tuyến đường T Sơn, thể hiện một hồn thơ mới : trẻ trung,tinh nghịch,ngang tàng mà kiên định của P. Tiến Duật. 
2. Mùa xuân nho nhỏ.
- Hoàn cảnh : tháng 11 năm 1980 . Nhà thơ đang trên giường bệnh, bài thơ ra đời không bao 
lâu thì nhà thơ mất 
 - Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Nhan đề là cách nói mang tính hình tượng. Mùa xuân tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất, khoẻ khoắn và đầy sức sống nhất của con người. Nhan đề “MX NN” thể hiện khát vọng đẹp đẽ mà khiêm nhường của nhà thơ là muốn đóng góp một phần nhỏ bé những tinh tú của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
 - Ngay từ nhan đề, ta đã nhận thấy con người yêu đời yêu cuộc sống, yêu đất nước tha thiết của nhà thơ. Đáng trân trọng và tự hào biết bao trước ước nguyện cao đẹp của nhà thơ Thanh Hải , của biết bao người đã và đang âm thầm cống hiến sức mình dựng xây quê hương đất nước.
- Khổ thơ thứ 2:
 + Biện pháp điệp ngữ: mùa xuân, lộc, tất cả. Lặp lại ở đầu câu, nối liền và cách nhau tạo nhịp điệu cho câu thơ, tạo điểm nhấn cho câu thơ như nốt nhấn của bản nhạc, góp phần gợi không khí sôi nổi, khẩn trương tấp nập của bức tranh đất nước vừa lao động vừa chiến đấu.
 + Từ “ Lộc” được hiểu theo nghĩa chuyển. Hình ảnh “lộc” vốn là hình ảnh thực mang sắc màu tươi non của cành lá. Giờ đây “lộc” lại trở thành hình ảnh tượng trưng cho sức sống mùa xuân đất nước. Những người lính vẫn đang tiếp tục giữ gìn mùa xuân, mang theo sức xuân vào trận đánh. Người nông dân cũng đang gieo sức xuân, đang ươm mầm xuân trên những cánh đồng hứa hẹn một cuộc sống no đủ hạnh phúc. 
- Khổ thơ cuối:
 Nam ai : tên một làn điệu dân ca xứ Huế có giai điệu buồn thơng.
 Nam bình : tên một làn điệu dân ca xứ Huế có giai điệu trìu mến, thiết tha.
 Phách tiền: phách là nhạc cụ gõ bằng thanh tre cứng dùng trong biểu diễn ca Huế. Phách tiền có đính thêm cọc tiền đồng khi gõ phát ra tiếng kêu rộn ràng.
Trong khổ thơ đầu của bài thơ, nhà thơ có viết:
 “Từng giọt long lanh rơi/ 
 Tôi đưa tay hứng về”
 là cảm xúc ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất trời, của lòng 
người đang ngập tràn niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống. Vì thế nhà thơ dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, “tôi” - là nhà thơ.
 Khổ thơ cuối thể hiện tâm nguyện tha thiết được cống hiến một phần nhỏ bé của mình cho quê hương, cho đất nước. Điều tâm niệm của nhà thơ cũng là khát vọng chung của nhiều người, ở mọi lứa tuổi. Bởi vậy tiếng lòng của nhà thơ đã gặp gỡ tâm trạng của đông đảo và nhà thơ đã nói bằng tiếng nói chung với đại từ “ta”, ngôi thứ nhất số nhiều. 
 - Mạch cảm xúc: Cảm xúc chính toàn bài đi từ cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, đất nớc dẫn đến suy nghĩ, ước nguyện của nhà thơ. Kết bài là tiếng hát ngợi ca quê hương.
 - Gọi tên các phép nghệ thuật trong đoạn:
 “ Đất nước bốn ngàn năm 
 Vất vả và gian lao
 Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước”.
 - Phép nhân hoá, điệp từ và so sánh
 + Nhân hoá góp phần làm hình ảnh thơ trở nên gần gũi, thân thương giống như con người. Đất nước được nhân hoá ở vào hoàn cảnh "vất vả gian lao". Câu thơ khiến ta liên tưởng đến hình ảnh người mẹ Tổ quốc vĩ đại đang tảo tần lam lũ... ý thơ vì thế mà gợi cảm sâu sắc hơn.
 + Điệp từ (đất nước) được láy lại nhiều lần như nhấn mạnh niềm tin tưởng, tự hào của tác giả về tương lai đất nước. Phép so sánh (đất nước như vì sao) tạo nên hình ảnh thơ sinh động, đặc sắc, ý thơ gợi tả sự toả sáng lung linh niềm tự hào dân tộc.
 Như vậy với sự kết hợp tinh tế các phép nghệ thuật, đoạn thơ vừa diễn tả được tư thế đi lên đẹp đẽ của đất nước đồng thời bộc lộ đợc niềm tự hào và xúc cảm chân thành của nhà thơ trước cuộc đời. 
- Từ “ trái tim” trong khổ cuối: hoán dụ .Trái tim là người lính giàu lòng dũng cảm, giàu ý chí và nghị lực chiến đấu. Trái tim yêu thương, trái tim can trường luôn tỏa sáng trên mọi nẻo đường góp phần không nhỏ trong công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
3. Bếp lửa - Bằng Việt 
- Bài thơ là lời của người cháu nói về bà, cháu nhắc lại những kỷ niệm với bà, những suy nghĩ về cuộc đời bà , qua đó thể hiện lòng kính yêu, biết ơn đối với bà cũng là với quê hương đất nước .
- Vì sao nhà thơ dùng “ ngọn lửa” ----- bếp lửa
 +Bếp lửa bà nhen không phải chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà còn được nhen nhóm từ trong lòng bà . Bởi vậy từ “ bếp lửa” bài thơ đã gợi đến “ ngọn lửa với ý nghĩa khái quát hơn .
 +Ngọn lửa ở đây chính là sự sống , là tình yêu thương , là niềm tin bà truyền cho các thế hệ nối tiếp.
- Từ “ nhóm” có 2 nghĩa:
 + Nghĩa gốc: làm cho lửa và chất đốt bén vào nhau và cháy lên.
 + Nghĩa chuyển ( ẩn dụ) : khơi dậy, gợi lên trong tâm hồn con người những tình cảm tốt đẹp .
- Hình ảnh bếp lửa có nhiều ý nghĩa: 
+ Bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh bà, nhớ đến bếp lửa là cháu nhớ đến bà và c/s gian khổ.
+ Bếp lửa mà bàn tay bà nhóm mỗi sớm mai là nhóm niềm yêu thương, niềm vui gia đình.
+ Bếp lửa là tình cảm yêu thương bình dị mà thiêng liêng của bà.
 - H/ ả ngọn lửa có ý nghĩa:
+ Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, là niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt cuộc đời.
+ Ngọn lửa là sức sống , lòng yêu thương , niềm tin mà bà truyền cho cháu.
Đoạn thơ: 
 “ Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
 Bố ở chiến khu bố còn việc bố
 Mày chớ có kể này, kể nọ,
 Bảo nhà vẫn được bình yên !”
 So sánh sự việc xảy ra ( giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi.) với lời bà dặn cháu trong đoạn thơ, một phương châm hội thoại đã bị vi phạm. Đó là phương châm về chất. Bà cố ý không tuân thủ phương châm hội thoại là vì bà không muốn cho bố mẹ cháu biết những khó khăn ở nhà để bố mẹ cháu yên tâm công tác. 
 Điều đó càng cho ta thấy rõ sự hi sinh của bà vì con cháu và cao hơn đó là tình cảm là sự hi sinh của bà ( những người bà, người mẹ VN ) đối với kháng chiến, đối với đất nước.
 4. Làng 
1. Đoạn trích: 
 “ Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu.”
- “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra’ là câu đơn. 
- Đoạn trích miêu tả tâm trạng của ông Hai từ chỗ ông nghe tin dữ trở về nhà. Ông cảm nhận sâu sắc nỗi đau khổ, nhục nhã của người dân ở cái làng bị mọi người cho là theo giặc. Chỉ bằng mấy câu văn nhà văn đã giúp người đọc hiểu rõ tâm trạng đau khổ nhục nhã của ông Hai. “ Nhìn lũ con” mà nước mắt ông lão cứ giàn ra. Một lão nông đã có tuổi mà không kìm nổi nước mắt. Hẳn ông phải đau đớn lắm ! Ông băn khoăn rằn vặt. Những rằn vặt của ông được nhà văn khắc hoạ bằng độc thoại nội tâm. Ông nghĩ đến lũ trẻ con ông. Chúng nó còn bé bỏng là thế, không tội tình gì nay đã phải rời bỏ cái làng quê vốn yên bình để đi tản cư, phải sống nhờ người khác. ấy vậy mà nay lại mang tiếng là dân của làng theo giặc, lại cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi. Ông thương con ông, ông thương những đứa trẻ làng Chợ Dầu. Rồi như không chịu nổi cái cơ cực ấy ông tự than thở “ khốn nạn !” . Ông lẩm nhẩm” bằng ấy tuổi đầu”.. . Ông đang nghẹn ngào bởi trong lòng ông chất chứa bao đau đớn. 
 Kim Lân tỏ ra am hiểu sâu sắc đời sống tâm lí của người nông dân. Đoạn trích đã miêu tả chính xác, tinh tế tâm trạng bàng hoàng đau đớn của ông Hai, người nông dân làng Chợ Dầu. Từ những biểu hiện tâm lí đó, nhà văn khắc hoạ một cách chân thực, sinh động lòng yêu làng của người nông dân V Nam trong kháng chiến . 
2.Đoạn trích:
 “ Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lật đật bỏ trên nhà trên :
- Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết,chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả”.
+ Đoạn trích miêu tả tâm trạng sung sướng của ông Hai khi tin chợ Dầu theo Tây được cải chính.
+ Cùng nói với ông chủ nhà khi thì ông Hai xưng tôi ngay sau đó lại xưng em . Như vậy ông đã chuyển từ cách xưng hô ngang hàng thành cách xưng hô của người bề dưới với người bề trên. Cách xưng em của ông là một thói quen của người nông dân Việt Nam khi thể hiện sự tôn trọng của mình đối với người khác. Cách xưng hô ấy cũng cho thấy ông Hai đang ở trong một tâm trạng không ổn định, ông đang quá vui mừng đến không làm chủ được mình, chỉ thích khoe, chỉ cần khoe cái tin dữ đã được cải chính. 
+ Nói “ làng Chợ Dầu chúng em Việt gian “ là cách nói hoán dụ – lấy làng để chỉ người dân làng chợ Dầu. 
 + Trong câu nói của ông Hai có một từ ông dùng sai là “ Mục đích” , đáng lẽ phải nói: “ mục kích” nghĩa là nhìn thấy, chứng kiến. 
 + Ông Hai dùng từ mang tính địa phương và khẩu là: “ nhẵn”, “ sất”.
 Nhà văn muốn khắc hoạ đặc điểm nổi bật và trở thành bản chất của người nông dân Việt Nam: thật thà,chất phác. Vì hoàn cảnh ông Hai cũng như bao người nông dân khác ít được học hành nhưng lại không muốn tự nhận cái khiếm khuyết đó trước mặt mọi người. Ông thích dùng chữ !
+ Thông thường bị Tây đốt, người ta sẽ đau sót, buồn khổ và căm giận kẻ đốt nhà mình. Nhưng ở đây ông Hai lại sung sướng đi “khoe”. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu. Việc Tây đốt nhà ông , Tây đốt làng ông, “đốt nhẵn” là minh chứng để ông khẳng định với mọi người rằng làng ông không làm Việt gian. Và cũng từ cái sự việc ấy ông không còn phải đau đớn, rằn vặt, nhục nhã nữa. Trước đó ông không dám đi đâu, không dám nhìn ai, ông chỉ biết khóc thương cho chính ông và những người dân làng Chợ Dầu của ông thì nay ông sung sướng quá chừng, ông lại có cái quyền tựu hào về làng quê yêu dấu của ông. Với ông không còn điều gì sung sướng hơn như thế nữa. Quả là đằng sau cái vẻ kì cục ấy của ông Hai là cả tấm lòng sâu nặng với làng, với nước.
5. Lặng lẽ Sa pa
1. Nhan đề “ LLSP” :
 Nhan đề là sự sáng tạo độc đáo của tác giả. Sa Pa, nơi mà chỉ nghe tên, thường là người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, thăm thú ngắm cảnh. Điều đặc biệt là cũng chính ở cái nơi ấy những con người đang lặng lẽ ngày đêm làm việc cống hiến xây dựng quê hương đất nước.
2. Trong truyện “ LLSP” có đoạn:
 “Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang nhà hoạ sỹ nói vội vã:
 - Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.”
- Tìm từ láy: ( xôn xao, vui vẻ, vội vã ).
- Tìm câu chứa hàm ý và hàm ý đó là gì? ( Lời nói của bác lái xe ) – hàm ý là: dùng để giới thiệu anh thanh niên và cũng là để nói anh là người đáng chú ý, là người có sự hấp dẫn đặc biệt , là người sẽ khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tác cho hoạ sỹ.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tuyen_sinh_thpt_mon_van.doc