Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 108: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 108: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

A. Mục tiêu cần đạt:

 Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :

1. Kiến thức :

 Đặc điểm, yêu cầu củabài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

2. Kĩ năng:

 Làm bài bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

3. Thái độ:

 Tích cự, chủ động tìm hiểu, lí giải và thực hiện những vấn đề thuộc tư tưởng, đại lí.

C. Phương pháp : Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,

D. Tiến trình dạy học :

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ;P ,KP . .

2. Bài cũ :  Trình bày cách làm bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống? Dàn ý đại cương của kiểu bài này cụ thể ntn?

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài:

Những tư tưởng đạo lí thường được đúc kết trong những câu tục ngữ, danh ngôn, câu chuyện ngụ ngôn,. Hiểu cho rõ, cho sâu, đánh giá đúng ý nghĩa của chúng là một yêu cầu cần thiết. Chương trình Ngữ văn 9 sẽ rèn cho chúng ta kĩ năng viết kiểu bài này. Và bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu chung về kiểu bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 108: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23	 Ngày soạn: 28/01/2013
TIẾT 108	 Ngày dạy: 30/01/2013 
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
A. Mục tiêu cần đạt:
 Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
 Đặc điểm, yêu cầu củabài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
2. Kĩ năng:
 Làm bài bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
3. Thái độ:
 Tích cự, chủ động tìm hiểu, lí giải và thực hiện những vấn đề thuộc tư tưởng, đại lí.
C. Phương pháp : Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, 
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ;P,KP...
2. Bài cũ : C Trình bày cách làm bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống? Dàn ý đại cương của kiểu bài này cụ thể ntn?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
Những tư tưởng đạo lí thường được đúc kết trong những câu tục ngữ, danh ngôn, câu chuyện ngụ ngôn,... Hiểu cho rõ, cho sâu, đánh giá đúng ý nghĩa của chúng là một yêu cầu cần thiết. Chương trình Ngữ văn 9 sẽ rèn cho chúng ta kĩ năng viết kiểu bài này. Và bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu chung về kiểu bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
* Xác định kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng,đạo lý
- Gọi HS đọc văn bản “Tri thức là sức mạnh”
C Văn bản trên bàn về vấn đề gì?
* Thảo luận câu hỏi:Văn bản có thể chia làm mấy phần?Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ giữa chúng với nhau? 
-> MQH giữa các phần là chặt chẽ,cụ thể: Phần mở bài nêu vấn đề ; phần thân bài:lập luận chứng minh vấn đề; Phần KB mở rộng vấn đề cần bàn luận
C Đánh dấu các câu mang luận điểm chính trong bài.Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng,dứt khoát ý kiến của người viết chưa?
C Văn bản đã sử dụng phép lập luận nào là chủ yếu?Cách lập luận có thuyết phục hay không?
C Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng,đạo lý khác với bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống ntn? (Loại thứ nhất xuất phát từ thực tế đời sống(các sự việc,hiện tượng)để khái quát thành một vấn đề tư tưởng,đạo lý.Loại thứ 2 bắt đầu từ một tương tưởng đạo lý;sau đó dùng lập luận giải thích,chứng minh,phân tích..để thuyết phục người đọc nhận thức đúng vấn đề tư tưởng,đạo lý)
C Tóm lại thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng,đạo lý? Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng,đạo lý?
-HS đọc ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
- Gọi HS đọc văn bản “Thời gian là vàng”
C Văn bản thuộc loại nghị luận nào?
C Văn bản nghị luận về vấn đề gì? Chỉ ra các luận điểm chính của nó?
C Phép lập luận chủ yếu trong bài viết này là gì? Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục ntn?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
 GV hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung về bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
1. Phân tích ví dụ: Văn bản: “Tri thức là sức mạnh”
- Vấn đề bàn luận: giá trị của tri thức khoa học và vai trò của người trí thức trong phát triển xã hội
- Bố cục:
+ MB: (Đoạn 1) Nêu vấn đề bàn luận
+ TB: (Đoạn 2,3)
 Đoạn 2: Tri thức đúng là sức mạnh 
Đoạn 3: Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng
+ KB: (Đoạn 4) Phê phán những biểu hiện không coi trọng tri thức hoặc sử dụng tri thức không đúng chỗ
=> Dùng phép lập luận chứng minh
2. Ghi nhớ sgk/36
II. Luyện tập
* BT1: Văn bản thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng,đạo lý
a.Văn bản bàn luận về giá trị thời gian.Các luận điểm chính của văn bản là: Thời gian là sự sống; thời gian là thắng lợi; thời gian là tiền; thời gian là tri thức
b. Phép lập luận chủ yếu của văn bản làa phân tích và chứng minh.Cách lập luận ấy có sức thuyết phục vì giản dị, dễ hiểu
* BT bổ sung: Lập dàn ý đại cương cho đề bài Lòng biết ơn thầy cô.
* Mở bài : Giới thiệu vấn đề nghị luận
* Thân bài : 
- Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc biết ơn thầy cô.
- Đánh giá thực trạng của việc biết ơn thầy cô ở học sinh trong giai đoạn hiện nay.
* Kết luận: 
- Khẳng định biết ơn thầy cô là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
- Liên hệ bản thân.
III. Hướng dẫn tự học:
- Dựa vào dàn ý trên, viết một đoạn văn nghị luận về thực trạng của việc biết ơn thầy cô ở học sinh, trong giai đoạn hiện nay.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Liên kết câu, liên kết đoạn văn.
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 23	 Ngày soạn: 29/01/2013
TIẾT 109	 Ngày dạy: 01/02/2013 
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
A. Mục tiêu cần đạt:
 Nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng một số phép liên kết câu và liên kết đoạn văn.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn .
- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
- Sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn trong việc tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
- Có ý thức viết câu đọan văn, tạo lập văn bản đảm bảo tính liên kết.
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, 
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ;P,KP...
2. Bài cũ : kiểm tra vở soạn của HS
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
Để câu văn, đoạn văn, bài văn được chặt chẽ thì cần đảm bảo tính liên kết. Vậy, liên kết đoạn văn, văn bản bằng cách nào? Tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể yêu cầu và phương pháp liên kết câu, liên kết đoạn.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm liên kết 
Gọi HS đọc đoạn văn sgk/42,43 được ghi ở bảng phụ 
CĐoạn văn trên bàn về vấn đề gì?Chủ đề ấy có quan hệ ntn với chủ đề chung của văn bản? 
CNội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì?Những nội dung ấy có quan hệ ntn với chủ đề của đoạn văn?Nêu nhận xét về trình tự sắp xep các câu trong đoạn văn? 
->Hợp lý
C Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào?
* HS trao đổi thảo luận các câu hỏi trên
C Em hiểu như thế nào về liên kết câu và liên kết đoạn văn? (HS đọc ghi nhớ)
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Gọi HS đọc đoạn văn sgk/43,44 và thảo luận các câu hỏi bên dưới 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
 GV hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung về khái niệm liên kết 
1. Phân tích ví dụ: Bảng phụ 
- Vấn đề bàn luận:Cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ. Chủ đề của đoạn văn và toàn văn bản có quan hệ bộ phận-toàn thể
- Nội dung chính của mỗi câu
+ Câu 1: Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại
+ Câu 2: Khi phản ánh thực tại người nghệ sĩ muốn nói lên một điều gì đó mới mẻ
+ Cái mới mẻ ấy là thái độ, tình cảm, lời nhắn gửi của người nghệ sĩ
- Nội dung của các câu đều hướng vào chủ đề của đoạn văn là “Cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ”
- Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu nhờ hình thức:
+ Lặp từ vựng: Tác phẩm-tác phẩm
+ Dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng:Tác phẩm, nghệ sĩ (tác giả,nhà văn,nhà thơ)
+ Phép thế: Dùng từ anh thay thế từ nghệ sĩ,dùng cụm từ cái đã có rồi thay thế cho cụm từ những vật liệu mượn ở thực tại
+ Phép nối: dùng quan hệ từ nhưng
2. Ghi nhớ sgk/43
II. Luyện tập
Chủ đề của đoạn văn là khẳng định về điểm mạnh và điểm yếu về năng lực trí tuệ của người VN. Nội dung các câu đều tập trung vào việc phân tích những điểm mạnh cần phát huy và những lỗ hổng cần nhanh chóng khắc phục. Trình tự sắp xếp các câu hợp lý, cụ thể:
- Câu 1: Khẳng định những điểm mạnh hiển nhiên của người VN
- Câu 2: Khẳng định tính ưu việt của những điểm mạnh trong sự phát triển chung
- Câu 3: khẳng định những điểm yếu
- Câu 4:phân tích những biểu hiện cụ thể của cái yếu kém, bất cập
- Câu 5 :khẳng định nhiệm vụ cấp bách là phải khắc phục các lỗ hổng
2.Các phép liên kết
- Câu 2 nối câu 1 bằng cụm từ bản chất trời phú ấy (thế đồng nghĩa)
- Câu 3 nối với câu 2 bằng quan hệ từ nhưng (phép nối)
- Câu 4 nối với câu 3 bằng cụm từ ấy là (phép nối)
- Câu 5 nối với câu 4 bằng từ lỗ hổng (phép lặp từ ngữ)
III. Hướng dẫn tự học:
- Nhớ được các biểu hiện của liên kết câu và liên kết đoạn.
- Tìm các ví dụ về liên kết câu và liên kết đoạn.
- Học thuộc nội dung mục ghi nhớ
- Chuẩn bị tiết: Luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn. 
E. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 23108109.doc