Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 56: Bếp lửa

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 56: Bếp lửa

BẾP LỬA

- Bằng Việt -

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

 - Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vât trữ tình – người cháu – và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ Bếp lửa. Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp với miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ.

 - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích cảm xúc, tâm trạng trong thơ trữ tình thể tám tiếng.

 - Có ý thức trân trọng những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời và tôn kính đấng sinh thành. Bồi dưỡng ý thức tự học, tự rèn.

II. CHUẨN BỊ :

* GV : Tham khảo tài liệu liên quan ; phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.

* HS : Soạn bài

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Ổn định tình hình lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4) :

a. Câu hỏi :

(1) Cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là gì ?

(2) Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.

b. Đáp án :

(1) Cảm hứng bao trùm, hoà quyện, thống nhất trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” : cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động, về những người lao động mới đang xây dựng đất nước.

(2) Nội dung , nghệ thuật :

- Bài thơ khắc hoạ nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.

- Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo ; có âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1045Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 56: Bếp lửa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
30
10
2010
TUAN :
12
NGAY DAY :
02
11
2010
TIET :
56
BẾP LỬA
- Bằng Việt -
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
 - Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vâït trữ tình – người cháu – và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ Bếp lửa. Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp với miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ.
 - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích cảm xúc, tâm trạng trong thơ trữ tình thể tám tiếng.
 - Có ý thức trân trọng những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời và tôn kính đấng sinh thành. Bồi dưỡng ý thức tự học, tự rèn.
II. CHUẨN BỊ :
* GV : Tham khảo tài liệu liên quan ; phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
* HS : Soạn bài
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định tình hình lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) :
a. Câu hỏi :
(1) Cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là gì ?
(2) Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
b. Đáp án :
(1) Cảm hứng bao trùm, hoà quyện, thống nhất trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” : cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động, về những người lao động mới đang xây dựng đất nước.
(2) Nội dung , nghệ thuật :
- Bài thơ khắc hoạ nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
- Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo ; có âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan.
Giảng bài mới :
 a) Giới thiệu bài mới :
- Trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh ( đã học ở lớp 7 ), anh lính trẻ trên đường hành quân, nghe tiếng gà trưa gáy lại chợt nhớ tới bà mình khum khum soi trứng và mắng yêu cháu đừng nhìn gà đẻ mà lang mặt. Tình cảm bà cháu thật cảm động ! Một thanh niên khác đang du học tại Liên Xô (cũ) lại nhớ về bà mình, khi đang hằng ngày sử dụng bếp điện, bếp ga hiện đại, chợt nhớ thương về cái bếp lửa ấp iu tình bà cháu tuổi thơ xa, đó là Bằng Việt.
- Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm và mơ ước của tuổi trẻ nên gần gũi với bạn đọc trẻ, nhất là trong nhà trường. Bếp lửa (1963 ) , là một trong những sáng tác đầu tay của ông – khi đang còn là sinh viên học tập tại Liên Xô nhớ về đất nước quê hương qua hình ảnh bếp lửa và bà nội kính yêu.
 b) Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS đọc và tìm hiểu chung vb.
* Hd đọc ( giọng tình cảm chậm rãi và lắng đọng, xúc động và bồi hồi ) -> GV đọc mẫu -> Gọi HS đọc -> Góp ý cách đọc của HS.
-H: Thể loại của bài thơ ? 
-H: Mạch cảm xúc và bố cục của bài thơ ?
* GV : Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh bà với sự chăm sóc, lo toan, vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu. Từ kỉ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quí của bà. Cuối cùng, người cháu muốn gửi niềm nhớ mong về với bà. Mạch cảm xúc của bài thơ là đi từ quá khứ đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm., theo dòng hồi tưởng.
 Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tình cảm bà cháu, là nỗi nhớ, là lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của nhân vật trữ tình – người cháu – với bà mình – cũng là với gia đình và quê hương đất nước.
Hđ 1 : Đọc và tìm hiểu chung về vb.
* Lưu ý cách đọc -> Đọc văn bản.
* Thể loại : thơ mới ( 8 tiếng / câu ), vần chân – liền.
* Phát hiện -> Nêu :
 - Mạch cảm xúc của bài thơ là đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. 
- Bố cục : 4 phần :
 + Khổ 1 : Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà .
 + Khổ 2 – 5 : Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa
 + Khổ 6 : Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
 + Khổ 7 : Người cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng không nguôi thương nhớ về bà.
I. Đọc và tìm hiểu chung văn bản :
Hđ 2 : Hd HS phân tích vb.
-H: Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về người bà và tình bà cháu đã được gợi lại ?
Hđ 2 : Phân tích vb
* Phát hiện -> Phân tích :
- Hình ảnh “Một  sương sớm” gợi lại và mở ra một thời gian, sự kiên của một thời gian khó.
II. Phân tích :
 1. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu :
-H: Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần ? Tại sao nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa ? 
-H: Vì sao tác giả viết : “Oâi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa” ?
* Gv : Đọc ba câu “Rồi sớm  dai dẳng”.
-H: Vì sao ở hai câu cuối tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa” ? 
 Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì ?
- “Năm ấy  ngựa gầy” -> Một thời gian khó.
- Hình ảnh bếp lửa cứ trở đi trở lại, hiện diện như tình bà cháu ấm áp, che chở, cảm động.
=> Sự kết hợp đó giúp cho bài thơ có kết cấu chặt chẽ, thể hiện tình cảm thắm thiết, thiêng liêng của người cháu đối với bà.
* Phân tích -> Suy luận : Mọi suy nghĩ của người cháu về bà đều gắn liền với hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa tượng trưng cho đức hi sinh, sự chở che, hơi ấm của bà ; bếp lửa gắn liền với niềm vui nhóm lên sự sống. Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và là người truyền ngọn lửa niềm tin cho các thế hệ sau
* TLN -> Trả lời : Vì bếp lửa là tình bà ấp áp, bếp lửa là tay bà chăm chút. Ngày nay, bà nhóm lửa là nhóm niềm vui sự sống, niềm yêu thương chi chút dành cho con cháu và mọi người -> Bếp lửa thân thuộc, kì diệu, thiêng liêng.
* Thay bằng “ngọn lửa” vì hình ảnh bếp lửa đã hoá thành sức mạnh tình cảm, tâm hồn của bà. Ngọn lửa ở đây lừ ngọn lửa của niềm tin, duy trì sự sống.
- Hình ảnh thân thương và ấp áp về bếp lửa.
- Thiếu thốn, gian khổ, nhọc nhằn của tuổi thơ.
 2. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa :
- Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa sự sống, niềm tin cho các thế hệ mai sau .
- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với đức hi sinh.
Hđ 3 : Hd HS tổng kết.
-H: Cảm nhận của em về tình bà cháu kính yêu được thể hiện trong bài thơ ? Tình cảm ấy gắn với những tình cảm nào khác ?
-H: Để thể hiện những tình cảm ấy, BV đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào ?
-H: Em có suy nghĩ gì về tình cảm của mình đối với ông bà sau khi học văn bản này ?
Hđ 3 : Tổng kết.
* - Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầu xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
- Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ là ở sự sáng tạo hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
* Nêu suy nghĩ cá nhân.
III. Tổng kết :
 ( Ghi nhớ – SGK )
Hđ 4 : Dặn dò :
Học thuộc lòng bài thơ và nắm nội dung kiến thức của bài học.
Soạn bài “khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” và bài “Aùnh trăng”.

Tài liệu đính kèm:

  • doc12 - BEP LUA.doc