Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 71 đến tiết 74

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 71 đến tiết 74

Tiết 71. Văn bản

CHIẾC LƯỢC NGÀ.

 ( Trích) Ngyễn Quang Sáng.

1. Mục tiêu cần đạt.

 a. Kiến thức:

 - Nhân vật , sự kiện ,cốt truyện trong một đoạn truyện " Chiếc lược ngà"

 - Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh .

 - Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện,miêu tả tâm lí nhân vật.

 b. Kỹ năng.

 - Đọc -hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước .

 - Vân dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại .

 c. Thái độ

 - Giáo dục học sinh trân trọng tình cảm yêu thương trong gia đình.

2. Chuẩn bị:

 - GV : soạn giáo án ,bảng phụ .

 - HS : Chuẩn bị bài

 

doc 25 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 71 đến tiết 74", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:19/11/2011
Ngày giảng 9a:22/11/2011
9b:21/11/2011
Tiết 71. Văn bản 
CHIẾC LƯỢC NGÀ.
 ( Trích) Ngyễn Quang Sáng.
1. Mục tiêu cần đạt.
	a. Kiến thức:
	- Nhân vật , sự kiện ,cốt truyện trong một đoạn truyện " Chiếc lược ngà"
	- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh .
	- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện,miêu tả tâm lí nhân vật.
	b. Kỹ năng.	
	- Đọc -hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước .
	- Vân dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại .
	c. Thái độ
 - Giáo dục học sinh trân trọng tình cảm yêu thương trong gia đình.
2. Chuẩn bị:
 - GV : soạn giáo án ,bảng phụ .
 - HS : Chuẩn bị bài . 
3. Tiến trình bài dạy 
a.Kiểm tra: (4')
 ? Tóm tắt truyện " Lặng lẽ Sa Pa"? Nêu cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên.
 	- Học sinh tóm tắt. 
	- Anh thanh niên có nhiều phẩm chất đáng quý mang ve đẹp của những người lao động thầm lặng nhưng đầy ý nghĩa ..
b. Bài mới
* Giới thiệu bài (1') Tình cảm của con luôn luôn là tình cảm thiêng liêng sâu lắng nhất của con người nhất là trong thời kỳ kháng chiến con xa cha, vợ xa chồng và đầy những tình huống éo le càng làm cho tình cảm đó trở lên đáng quý hơn bao giờ hết, trân trọng những tình cảm đó nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã viết thiên truyện ngắn "Chiếc lược ngà" để kể lại cho chúng ra một câu chuyện đầy xúc động về tình cha con đó.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng 
? Đọc chú thích?
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Quang Sáng?
- GV: Là nhà văn tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. 
- Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc 
kháng chiến cũng như trong hoà bình.
- Tiểu thuyết chuyển thành phim: Đất lửa, cánh đồng hoang, Mùa gió chướng.
- Phong cách viết truyện độc đáo, thường có tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ nhưng tự nhiên, giàu chi tiết sống động.
? Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của truyện "Chiếc lược ngà"
- Ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang chống Mĩ ở Miền Nam, tác phẩm làm sống dậy tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng trong cuộc kháng chiến mất mát đau thương ấy đã ngời lên tấm lòng yêu nước của mỗi người dân Việt Nam qua tác phẩm.
GV: Tác phẩm được viết theo cách truyện lồng trong truyện, văn bản trong sgk đã lược bỏ phần đầu và phần cuối của truyện, chỉ giữ lại phầnchính giữa của cốt truyện là câu chuyện bác Ba kể lại về cha con ông Sáu.
* Yêu cầu đọc:
 -Phân biệt được lời dẫn chuyện và lời đối thoại của các nhân vật.
+ Lời của bác Ba (người kể) đọc chậm, trầm lắng.
+ Lời ông Sáu khi thì xúc động, gấp gáp gọi con khi thì trầm lắng xót xa,
+ Giọng bé Thu lúc đầu hốt hoảng, sợ hãi, cách chia tay nghẹn ngào, xúc động.
* Yêu cầu kể: Kể đúng giọng kể, đảm bảo lời kể ngắn gọn, hấp dẫn, giữ được tình tiết chính của truyện.
Chuyển: ta cùng đọc và kể tóm tắt.
- Một em đọc “Đến lúc được, cái tình người cha cứ nôn nao trong người hai tay buông thõng xuống như bị gãy”	
? Nêu nội dung đoạn truyện em vừa đọc?
GV: Sau giây phút hoảng hốt ban đầu bé Thu sẽ đối xử với ba nó như thế nào trong ba ngày ông Sáu nghỉ phép. 
- Mời một em kể tiếp đoạn truyện từ chỗ “ Vì đường xa chúng tôi chỉ được nghỉ có 3 ngày” trang 196 đến “nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa” trang 197.
? Đoạn truyện em vừa kể nêu những nội dung gì?
GV: Liệu bé Thu có nhận ba hay không?
- Phút chia tay khi ông Sáu ra đi diễn ra như thế nào một em đọc tiếp đoạn từ “Đến lúc chia tay”/198 đến “vừa nói nó vừa từ 
từ tụt xuống” /199.
? Tóm tắt nội dung vừa đọc bằng một câu ngắn gọn?
GV: Ông Sáu có mua được cho bé Thu cây lược hay không? Ông thực hiện lời hứa với con như thế nào? Hãy kể lại?
GV: kể tiếp: Bác ba đã gặp lại Thu khi Thu đã trở thành một cô giao liên gan dạ dũng cảm và trao lại chiếc lược ngà cho Thu chiếc lược ngà của cha cô như lúc hy sinh ông Sáu đã uỷ thác.
- Văn bản có một số từ khó, từ địa phương cô giáo đã cho các em tự tìm hiểu phần chú thích. Thời gian trên lớp có hạn các em tự tìm hiểu.
? Theo các em văn bản này có thể chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần.
GV: Văn bản tập trung biểu lộ tình cảm sâu nặng của cha con ông Sáu. Tình cảm của ông Sáu đối với con như thế nào, tình cảm của bé Thu đối với cha ra sao, ta tìm hiểu diễn biến tâm trạng của từng nhân vật. Trước hết ta tìm hiểu diễn biến tâm trạng của nhân vật bé Thu.
? Đọc thầm phần đầu văn bản. Đoạn truyện kể lại sự 
? Đang chơi nhà chòi trước sân nghe ông Sáu gọi : “ Thu, con” bé Thu có thái độ gì?
? Em có suy nghĩ gì trước thái độ, hành động của Thu trong lần đầu tiên gặp cha? Vì sao Thu có thái độ như vậy?
GV: Bình: Các em ạ! Đằng sau thái độ ngơ ngác lạ lùng, sợ hãi đến kêu thét ấy của bé Thu khi không nhận ra cha. Người ta thực sự cảm thông, xót xa trước sự hy sinh thầm lặng, sự mất mát, thiệt thòi về tình cảm riêng 
tư của cha con ông Sáu nói riêng và của người dân trong kháng chiến nói chung.
? Trong 3 ngày phép ngắn ngủi của ông Sáu, bé Thu đối với ông như thế nào?
GV: Nhận xét: Em đã thuật lại rất đầy đủ những chi tiết chính.
? Quan sát một lần nữa những chi tiết này em có nhận xét gì về diễn biến tâm trạng bé Thu?
? Cách xây dựng diễn biến tâm trạng bé Thu theo chiều hướng tăng tiến ấy có tác dụng gì?
GV: Trong suốt 3 ngày phép của ông Sáu, bé Thu luôn giữ thái độ xa cách, nghi ngờ, không tin, không nghe lời má, cương quyết không chịu gọi ba, nó phản ứng quyết liệt nhưng cũng rất trẻ con trước sự chăm sóc của ông Sáu rồi lặng lẽ giận dỗi bỏ đi, mẹ sang đón cũng không về.
? Qua cách miêu tả tâm lí nhân vật em có cảm nhận gì về Thu?
GV: Trong cảm nhận của bé Thu người đàn ông lạ mặt này đâu phải là cha nó, vì không giống trong ảnh chụp với mà nó vì thế nó cương quyết tẩy chay và chống lại, lí do không nhận cha của bé Thu thật đơn giản, trẻ con, bất ngờ mà hợp lí. Trong cái cứng đầu của Thu ẩn chứa sự kiêu hãnh trẻ thơ về một người cha đích thực, một tình yêu mãnh liệt mà Thu dành cho người cha trong tấm hình chụp với mẹ.
 Chuyển: thế rồi Thu có nhận ba hay không? 
 Cuộc chia tay khi ông Sáu ra đi diễn ra như thế nào ta tìm hiểu tiếp cảnh chia tay của bé Thu với ba. 
? Hình ảnh bé Thu trong buổi sáng ông Sáu ra đi được miêu tả như thế nào? Hãy tìm đọc chi tiết ấy?
? Em có suy nghĩ gì về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, cách miêu tả và kể chuyện của tác giả qua đoạn này?
? Sự kết hợp đan xen giữa các phương thức biểu đạt trong đoạn truyện giúp em hiểu được điều gì?
GV: Nhà văn NQ Sáng thể hiện một cái nhìn, một cách kể chuyện tinh tế thông qua miêu tả ngoại hình của bé Thu. Thu có sự thay đổi ở cử chỉ, ở ánh mắt mênh mông xao động tạo tâm lí hồi hộp ở người đọc đón chờ điều bất ngờ gì đó ở Thu.
? Và khi ông Sáu nói “Thôi! Ba đi nghe con” Thì điều gì đã bất ngờ xảy ra?
? Em có nhận xét về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh của tác giả trong đoạn truyện?
? Khi miêu tả tiếng kểu như xé gọi ba của bé Thu tác giả còn kèm theo lời bình luận như thế nào?
? Những biện pháp nghệ thuật và lời bình luận đan xen trong mạch tự sự ấy giúp em cảm nhận được điều gì?
GV: Vào phút cuối của cuộc chia tay, bé Thu thể hiện tình cảm với ba bằng tiếng kêu xé tai, xé lòng. Đó là sự bùng nổ của tình cảm sâu nặng đày khát khao bao lâu bị dồn nén. Tình yêu, niềm tin, lòng thương xót hối hận tất cả vỡ oà trong tiếng “ba” nước mắt và những cái hôn nồng nàn vào cổ, vết thẹo là cái hôn của sự chuộc lỗi, cố đền bù.
Chuyển: Khi mọi người đã hiểu vì sao Thu chịu nhận ba thì bé Thu tiếp tục thể hiện tình cảm với cha nó như thế nào? 
- Một em đọc “Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó vừa nói nó vừa tụt xuống”.
? Dựa vào nội dung đoạn truyện em hãy hình dung, tưởng tượng và miêu tả lại hình ảnh bé Thu lúc này bằng ngôn ngữ của em?
GV nhận xét:
GV: Chứng kiến cảnh chia tay và những hành động cuống quýt hối hả của bé Thu thơ dại tưởng như có thế bằng đôi tay, thân hình bé bỏng của mình nó có thể níu giữ được ba ở lại mà không ai cầm được nước mắt.Còn bác Ba bạn của ông Sáu cảm thấy khó thở như có ai nắm chặt lấy trái tim.
? Theo em tại sao Thu lại dặn ba mua cho cây lược?
GV: Củng cố: Chúng ta vừa tìm hiểu về diễn biến tâm trạng của nhân vật Thu
? Từ những thành công trong việc xây dựng tâm lí nhân vật giúp em cảm nhận được gì ở Thu?
- Nguyễn Quang Sáng sinh 193?? ở An Giang ông tham gia quân đội ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ.
- Sáng tác năm 1966 ở chiến trường Nam Bộ. Rút trong tập "Chiếc lược ngà"
Tóm tắt phần đầu: Truyện mở đầu bằng một cảnh đêm trăng sáng tại mọt trạm giao liên vùng đồng Tháp Mười- Nam Bộ. Ông Ba một cán bộ giải phóng kể cho tác giả và anh em đồng đội nghe câu chuyện cảm động mà ông được chứng kiến.
- Chuyện kể rằng sau 8 năm đi kháng chiến ông Sáu về thăm nhà giây phút gặp gỡ đầu tiên giữa cha con ông Sáu diễn ra như thế nào?
- HS đọc
- Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông Sáu với con: bé Thu ngạc hiên hốt hoảng không nhận cha.
- HS đọc.
- Bé Thu không chịu nhận ông Sáu là cha, nó bỏ sang nhà ngoại và sáng hôm ông Sáu lên đường nó mới theo ngoại về.
- HS đọc.
- Cuộc chia tay cảm động của cha con ông Sáu.
- ở khu căn cứ ông Sáu đã khổ công làm chiếc lược ngà để tặng con, ông đã hi sinh và trao cây lược ngà nhờ Bác Ba trao lại cho con gái.
- HS tự tìm hiểu sgk.
* 3 phần : 
- P1: từ đầu .như bị gãy.
" Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông Sáu với con: bé Thu ngạc hiên hốt hoảng không nhận cha.
-P2: tiếpnghĩ ngượi sâu xa.
" Bé Thu không chịu nhận ông Sáu là cha.
-P3: còn lại.
" Cuộc chia tay cảm động của cha con ông Sáu.
- HS đọc.
- Cảnh bé Thu gặp lại ba.
- Con bé giật mình, tròn mắt nhìn .Nó ngơ ngác, lạ lùng.
“ Con bé thấy lạ quá mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt bỏ chạy và kêu thét lên: Má, má”
- Bé Thu bị bất ngờ, nó ngạc nhiên đến lạ lùng rồi sợ hãi đến tái mặt và kêu thét lên khi thấy một người đàn ông lạ lùng nhận làm cha nó.
- Sở dĩ nó có thái độ ấy là vì: 
+ Nó bị bất ngờ, sợ bị lừa.
+ Vì nó chưa lần nào được gặp cha.
- Ông Sáu càng tìm cách gần gũi, vỗ về bé Thu càng đẩy ra xa, khi buộc phải nói với ông Sáu, Thu nói trống 
không hoặc gọi ông là “người ta”.
- Thu tự chắt nước cơm, hắt cái trứng cá ông Sáu gắp cho nó và khi bị đánh nó ngồi im đầu cúi gằm xuống gắp cái trứng cá để lại vào chén rồi bổ sang nhà bà ngoại.
- Tâm trạng bé Thu diễn biến theo chiều hướng tăng 
tiến: từ ngạc nhiên-> sợ hãi thét lên bỏ chạy-> cương 
quyết không chịu gọi ba-> phản ứng quyết liệt trước cử chỉ chăm sóc của ông Sáu-> cuối cùng nó giận dỗi bỏ sang nhà ngoại.
- Cách xây dựng ấy làm cho câu chuyện giàu kịch tính, hấp dẫn người đọc.
- HS trả lời.
- Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa.
- Vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.
- Đôi mắt mênh m ... hương châm về lượng:
A:- Anh ăn cơm chưa?
B 1 - Tôi đã ăn rồi (đúng phương châm về lượng).
B 2- Từ lúc tôi mặc chiếc áo hàng hiệu, tôi vẫn chưa ăn cơm. (sai).
- Phương châm về chất.
+ Con bò to bằng con trâu (đúng phương châm về chất).
+ Con bò to bằng con voi (sai).
- Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài, tránh nói lạc đề.
- Phương châm cách thức: Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
- Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
- Phương châm quan hệ:
+ Hỏi: Anh đi đâu đấy?
+ Trả lời: Tôi đi bơi (đúng) + Con mèo đen nhà tôi bị chết (sai).
- Phương châm cách thức:
+ Con có ăn quả táo mẹ để trên bàn không? (đúng).
+ Con có thích ăn quả táo mà mẹ để trên bàn không? (sai).
- Phương châm lịch sự:
+ Anh làm ơn cho tôi hỏi đường ra quốc lộ 1 đi lối nào ạ?
+ Bác cứ đi thẳng khoảng một trăm mét rồi rẽ phải là tới ạ? (đúng).
+ Đi thẳng 100 mét là tới (sai).
- Học sinh kể các đại từ ngôi thứ 1, 2, 3 các từ chỉ quan hệ ngang bằng bậc trên, bậc dưới, ...
Từ hán Việt.
Ví dụ: 
Đối với người trên: Bác- cháu, anh, chị- em.
Đối với bạn bè: bạn- tớ, cậu- tớ.
Đối với trường hợp buổi hội nghị trong lớp: bạn- tôi, các bạn- chúng tôi.
- Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật.
+ Dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của một người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
+ Lời dẫn gián tiếp: lời nói hay ỹ nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong ngoặc kép.
- Bao nhiêu nỗi mong chờ được gặp con, mới nhìn thấy con thôi ông Sáu đã kêu to “Thu con”.
- Bao nhiêu nỗi mong chờ mong được gặp con, mới nhìn thấy con ông Sáu đã kêu to gọi tên con.
- Người vô ý, vụng về thiếu văn hoá.
- Người nói ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác hoặc yêu cầu khác quan trọng hơn.
- Người nói muốn gây sự chú ý.
VD 1: Trong giờ vật lí, Thầy giáo hỏi một học sinh đang nhìn ra cửa sổ:
- Em cho thầy biết sóng là gì?
- Thưa thầy “sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!
- HS đọc.
- HS làm bài tập
.
I. Các phương châm hội thoại.(10')
Phương châm về lượng
Phương châm về chất.
Phương châm quan hệ.
Phương châm lịch sự.
Phương châm cách thức.
- Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu không thừa.
- Phương châm về chất: Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.
- Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài, tránh nói lạc đề.
- Phương châm cách thức: Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
- Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
II . Xưng hô trong hội thoại.(7')
1/. Các từ ngữ xưng hô.
2/. Xưng khiêm hô tôn.
- Khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường là “xưng khiêm” và gọi người đối thoại một cách tôn kính gọi là “hô tôn’.
- Bạn bè xưa xưng “tiểu đệ” gọi người khác là “đại ca”.
3/. Tại sao phải lựa chọn từ ngữ xưng hô.
- Vì từ ngữ xung hô trong tiếng Việt rất phong phú (tên riêng, chức vụ, nghề nghiệp .
- Xưng hô thể hiện thái độ tình cảm.
- Người nói cần căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
3. Cách dẫn trực tiếp, cách dãn gián tiếp. (8')
II-Luyện tập (15')
Bài tập 1: 
Bài tập 2: 
- Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào. Nguyễn thiếp trả lời rằng bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh bị dẹp tan
	c . Củng cố.(2')
	- Khái quát nội dugn bài học.
	d. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (1')
	- Chuẩn bị kiểm tra tiếng Việt
	* Rút kinh nghiệm.
.
Ngày soạn:21/11/2011
Ngày giảng 9a: ./11/2011 
9b:25/11/2011
 Tiết 74.
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. Mục tiêu cần đạt.
a. Kiến thức:
HS cần nắm được :
- Qua bài kiểm tra nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh về phân môn Tiếng Việt ở học kì I về phần: Tổng kết từ vựng, các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại lời dẫn trực tiếp, gián tiếp. Qua đó củng cố lại 1 lần nữa các kiến thức này.
 b. Kỹ năng.	
 - Rèn cho học sinh kỹ năng tái hiện, sử dụng các kiến thức tiếng Việt đã học.
 c. Thái độ
 - Giáo dục học sinh tinh thần tự giác, tự lực cánh sinh làm bài. Lòng tự hào về sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
2. Chuẩn bị:
 - GV : soạn giáo án , ra đề ,đáp án,biểu điểm.
 - HS : Chuẩn bị bài . 
3. Tiến trình bài dạy 
a.Ma trân đề 
Lớp 9a
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN 9A – TIẾT 74
Câu /
Phần TN
Bài
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Sự phát triển của từ vựng
x
2
Thành ngữ
x
3
Từ tượng thanh, từ tượng hình
x
4
Từ láy
x
5
Trường từ vựng
x
6
Từ ghép
x
Phần TL
1a
Từ trái nghĩa
x
1b
Từ láy
x
2
Trường từ vựng
x
3
Từ ghép, từ láy
x
Tổng số câu (16 câu)
Tổng điểm
4
(2đ)
2
(1đ)
3
(4.0đ)
1
(3.0đ)
 Tỉ lệ %
20%
20%
40%
30%
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN 9B – TIẾT 74
Câu /
Phần TN
Bài
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Ẩn dụ
x
2
Hoán dụ
x
3
So sánh
x
4
Trạng ngữ
x
5
Các kiểu câu
x
6
Từ địa phương
x
Phần TL
1a
Các phép tu từ
x
1b
ửTường từ vụng
x
1c
Cấu tạo từ
x
1d
Thuật ngữ
x
2
Xưng hô trong hội thoại
x
Tổng số câu (16 câu)
Tổng điểm
3
(1.5đ)
3
(1.5đ)
4
(5.0đ)
1
(2.0đ)
 Tỉ lệ %
 15%
15%
50%
20%
b.Đề bài 
Lớp 9a
I/ Phần trắc nghiệm:(3điểm) chọn đáp án đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm
Câu 1: Từ “đầu trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
	A. Đầu bạc răng long	B. Đầu súng trăng treo
	C. Đầu non cuối bể	D. Đầu sóng ngọn gió
Câu 2: “Đánh trống bỏ dùi” có nghĩa là gì ?
	A. Không thích đánh trống bằng dùi	B. Đề xướng công việc rồi bỏ không làm
	C. Phải bỏ dùi trước khi đánh trống	D. Làm một khoảng trống rồi để dùi vào đó
Câu 3: Từ nào sau đây không phải là từ tượng hình ?
	A. Lênh khêng	B. Lảo đảo
	C. Rào rào	D. Chênh vênh
Câu 4: Trong các từ sau từ nào không phải là từ láy ?
	A. Mong manh	B. Nhũng nhẵng
	C. Bọt bèo	D. Rắn rỏi
Câu 5: Từ nào không thuộc cùng trường từ vựng với các từ còn lại?
	A. Vó	B. Chài
	C. Lưới	D. Thuyền
Câu 6: Trong các từ sau từ nào là từ ghép ?
	A. Mỡ màu	B. Mịn màng
	C. Lơ lửng	D. Lao xao
Phần tự luận: (7đ) 
Câu 1: (2đ) a.Cho hai ví dụ về một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau .
 b.Tìm 5 từ láy có sự tăng nghĩa so với nghĩa của yếu tố gốc .
Câu 2: (3đ) Hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 8 câu tả cảnh về quê hương em. Trong đó có sử dụng 8 từ thuộc hai trường từ vựng khác nhau .( chỉ rõ các từ thuộc mỗi trường từ vựng)
Câu 3: (2đ) Xác định từ láy và từ ghép trong số những từ sau: rắn rỏi, bọt bèo, bó buộc, giam giữ, nhường nhịn, nhẫn nhục, nhũng nhẵng, mong muốn, mong manh, mịn màng.
	Lớp.9b
	I. Trắc nghiệm (3đ)
Câu 1: Trong câu thơ “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
	A. Hoán dụ, so sánh	B. So sánh, ẩn dụ
	C. Ẩn dụ, nhân hóa	D. Nhân hóa, hoán dụ
Câu 2: Trong câu thơ “ Áo chàm đưa buổi phân li/ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
	A. So sánh	B. Ẩn dụ
	C. Nhân hóa	D. Hoán dụ
Câu 3: Câu nào sau đây không sử dụng phép tu từ so sánh?
	A. Đẹp như tiên	B. Nàng tiên đẹp
	C. Nhanh như sóc	D. Nhanh hơn sóc
Câu 4: Trong câu: “Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô„ cụm từ chưa đến bực cửa là thành phần gì của câu?
	A. Trạng ngữ	B. Chủ ngữ
	C. Vị ngữ	D. Bổ ngữ
Câu 5: Câu văn “Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào„.Thuộc loại câu nào?
	A. Câu trần thuật	B. Câu nghi vấn
	C. Câu cầu khiến	D. Câu cảm thán
Câu 6: Chọn từ ngữ tương đương trong phương ngữ miền Trung với từ cái bát ?
	A. (Cái) chén	B. (Cái) dĩa
	C. (Cái) đọi	D. (Cái) tô
II. Tự luận (7đ)
	Câu 1 (5 điểm)
Cho 2 câu thơ: " Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa "
a. Phân tích các phép tu từ trong hai câu thơ trên?
b) Tìm các từ ngữ cùng 1 trường từ vựng ở 2 câu thơ trên?
c. Chọn 1từ trong 2 câu thơ trên cho biết từ đó thuộc từ loại gì? (Theo cấu tạo) tìm những từ trái nghĩa với từ đó?
d. Từ "Mặt trời" có được hiểu theo nghĩa thuật ngữ (Thiên văn học) không? Vì sao? Tìm những từ "Mặt trời" trong các văn bản mà em biết được hiểu theo nghĩa chuyển (ẩn dụ, hoán dụ)?
	Câu 2 (2điểm)
Viết đoạn văn hội thoại ngắn có sử dụng những lời dẫn trực tiếp. Hãy cho biết biết tác dụng của những từ ngữ xưng hô trong đoạn văn đó và em đã tuân thủ hay không tuân thủ những phương châm hội thoại nào? ...
	C.Đáp án- Biểu điểm
	* Lớp 9A 
Phần trắc nghiệm (3đ') - Mỗi câu đúng 0,5 đ
1. A	 ; 2. B ; 3. C	; 4. C	; 	 5. D	 ;	6. A
II.Tự luận (7đ)
Câu 1: (2.0) a. Tươi : + cá tươi – cá ươn
	 + hoa tươi - hoa héo
	 Tốt : + đất tốt – đất xấu
	 + học lực tốt – học lực yếu
b. 5 từ láy tăng nghĩa so với nghĩa gốc : ầm ầm, rào rào, sát sàn sạt, sạch sành sanh, mập mạp
Câu 2:(3.0đ) 
HS viết đoạn văn có dùng các từ cùng trường từ vựng, và chỉ rõ các từ cùng trường từ vựng được .
Câu 3: (2.0) Từ láy: nhũng nhẵng, rắn rỏi, mong manh, mịn màng. 
	 Từ ghép: bọt bèo, bó buộc, giam giữ, nhường nhịn, nhẫn nhục, mong muốn
* Lớp 9b
 I. Trắc nghiệm
 1. C	 ; 2. D ; 3. B	; 4. A	; 	 5. C	 ;	6. C	 
	II. Phần tự luận
Câu 1 (5đ)
a. Các phép tu từ (1,5đ)
So sánh: Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Nhân hoá: Sóng đã cài then, đêm sập cửa
b. Các từ cùng trường từ vựng (1đ)
- Biển, sóng (0,5đ)
- Then, cửa (0,5đ)
c. Học sinh tự chọn từ (1đ)
d. Từ "Mặt trời" có thể hiểu theo nghĩa thuật ngữ là 1 hành tinh có khả năng phát sáng ... (1,5đ)
- "Mặt trời của mẹ con nằm trên lương " ẩn dụ em bé.
- "Thấy 1 mặt trời trong lăng rất đỏ" ẩn dụ Bác Hồ.
Câu 2 (2đ)
Học sinh viết được đoạn hội thoại sử dụng lời dẫn trực tiếp (1đ)
- Nêu được tác dụng các từ ngữ xưng hô (0,5đ)
- Nêu được việc tuân thủ hay không tuân thủ các phương châm hội thoại được 0,5đ
*Bài trình bày đúng hết, sạch đẹp không sai chính tả mới được điểm tối đa.
- Giáo viên phát đề cho từng học sinh và hướng dẫn cho các học sinh làm bài.
- Giáo viên đôn đốc, động viên, khích lệ cũng như giám sát học sinh làm bài.
c. Củng cố.
- Thu bài nhân xét giờ làm bài của HS.
d. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Xem lại các kiến thức có liên quan đến bài kiểm tra để tự đánh giá.
- Tiếp tục ôn luyện để kiểm tra thơ và truyện hiện đại.
*. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 tuan 15(2).doc