SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1. Củng cố kiến thức về vb thuyết minh. Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong vb thuyết minh làm cho vb thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào vb thuyết minh.
3. Bồi dưỡng ý thức viết văn cho học sinh.
II. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định tổ chức (1)
2. Kiểm tra bài cũ .
3. Bài mới : ( Nêu mục tiêu cần đạt của tiết học )
NGAY SOAN : 19 08 2009 TUAN 1 NGAY DAY : 21 08 2009 TIET 4 SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : 1. Củng cố kiến thức về vb thuyết minh. Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong vb thuyết minh làm cho vb thuyết minh sinh động, hấp dẫn. Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào vb thuyết minh. Bồi dưỡng ý thức viết văn cho học sinh. II. Tiến trình lên lớp : Ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra bài cũ . Bài mới : ( Nêu mục tiêu cần đạt của tiết học ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức HĐ 1: Hd HS tìm hiểu nội dung kiến thức của phần I * Nêu câu hỏi -> Gọi HS trả lời -> HS khác bổ sung -> GV góp ý. - Vb thuyết minh là gì ? - Đặc điểm chủ yếu của vb thuyết minh là gì ? - Các phương pháp thuyết minh ? * Gọi HS đọc phần I.2 -> GV Góp ý cách đọc của HS. * H : - Vb này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào ? - Vb có cung cấp tri thức khách quan về đối tượng không ? - Vb đã vận dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu ? - Đồng thời, để cho sinh động, tác giả còn vận dụng biện pháp nghệ thuật gì ? -H: Qua bài văn trên, em thấy, để vbtm thêm sinh động, bên cạnh việc sử dụng các biện pháp tm quen thuộc, người ta còn làm gì ? -H: Có nên lạm dụng các biện pháp nghệ thuật trong vb thuyết minh không ? Vì sao ? HĐ 1: Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong vb thuyết TM * Nhắc lại kiến thức cũ. - Vb thuyết minh là kiểu vb thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong thiên nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. - Đặc điểm chủ yếu của vb thuyết minh : tri thức khách quan, phổ thông. - Các phương pháp thuyết minh : P2 định nghĩa, nêu ví dụ, phân loại, liệt kê, số liệu, so sánh ... * Đọc vb. * Phân tích -> Trả lời : - Đá và nước của Vịnh Hạ Long. - Vb không thuyên về cung cấp tri thức khách quan về đối tượng ( không giới thiệu cụ thể Vịnh Hạ Long rộng bao nhiêu, có bao nhiêu hòn đảo lớn nhỏ, có bao nhiêu động đá, có những hòn đảo đá mang hình thù kì lạ ntn, có những hang đá đẹp ra sao, ... ; mà thuyết minh vẻ đẹp hấp dẫn kì diệu của đá và nước ở Hạ Long ( Đá và nước ở HL đem đến cho du khách những cảm giác thú vị : Một là du khách có nhiều cách chơi VHL : thả cho thuyền nổi trôi, hoặc buông theo dòng, hoặc chèo nhẹ, hoặc lướt nhanh, hoặc tuỳ hứng lúc nhanh, lúc dừng. Hai là trong khi dạo chơi đó, du khách có cảm giác hình thù các đảo biến đổi, kết hợp với ánh sáng, góc nhìn, ban ngày hay ban đêm, các đảo đá HL biến thành một thế giới có hồn, một thập loại chúng sinh sống động. )) - Vb đã vận dụng phương pháp thuyết minh chủ yếu là tưởng tượng và liên tưởng : tưởng tượng các khả năng dạo chơi trên VHL - Đồng thời, để cho sinh động, tác giả còn vận dụng biện pháp nhân hoá để tả các đảo đá ( gọi chúng là thập loại chúng sinh, là thế giới người, là bọn người bằng đá hối hả trở về, ...). => Các biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng giới thiệu VHL không chỉ là đá và nước mà là một thế giới sống có hồn. * Khái quát. * Khái quát -> Nêu. I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong vbtm. Ôn tập vb thuyết minh. 2. Viết vb thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật : - Muốn cho vbtm được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc các hình thức vè, diễn ca, ... - Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc. HĐ 2 : Củng cố : * Gọi HS nhắc lại các đơn vị kiến thức của bài -> HS khác góp ý -> GV nhận xét. HĐ 2 : Củng cố - Nêu lại nội dung kiến thức của bài. HĐ 3 : Hd HS luyện tập. * Gọi HS đọc vb và trả lời các câu hỏi -> GV góp ý. (a) Vb như một truyện ngắn, một truyện vui, vậy có phải là vb thuyết minh không ? Tính chất thuyết minh thể hiện ở những điểm nào ? Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng ? (b) Bài thuyết minh này có nét gì đặc biệt ? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? (c) Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gì ? Chúng có gây hứng thú và làm nổi bật nội dung cần thuyết minh không ? HĐ 3 : Luyện tập. * Đọc vb - Phân tích , suy luận -> Trình bày. - Phát hiện -> Liệt kê các phương pháp thuyết minh -> Trình bày. - Phát hiện nét đặc biệt của vb -> nêu - Phân tích tác dụng II. Luyện tập. 1. a) Vb Ngọc hoàng xử tội ruồi xanh là 1 vbtm. - Tính chất thuyết minh thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống : những tính chất chung về họ, giống, loài, về các tập tính sinh sản, đặc điểm cơ thể, cung cấp các kiến thức chung đáng tin cậy về loài ruồi, thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, diệt ruồi. - Các phương pháp thuyết minh được sử dụng là : + Định nghĩa : thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới, ... + Phân loại : các loại ruồi. + Số liệu : số vi khuẩn, số lượng sinh sản của một cặp ruồi. + Liệt kê : mắt lưới, chân tiết ra chất dính ... (b) - Nét đặc biệt của bài văn là thuyết minh dưới dạng một câu chuyện hư cấu. - Các biện pháp nghệ thuật : nhân hoá, có tình tiết. c) Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gì gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui, vừa học thêm trí thức. HĐ 4 : Dặn dò : Nắm nội dung kiến thức của bài. Làm bài tập 2. Làm trước các bài tập trong bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong vb thuyết minh , cụ thể : nhóm 1-2 thuyết minh về cái quạt, nhóm 3,4 thuyết minh về cái phích nước (bình thuỷ).
Tài liệu đính kèm: